Lạm phát trong năm 2022 của Đức lên mức cao kỷ lục 7,9%

18/01/2023 08:21
18-01-2023 08:21:00+07:00

Lạm phát trong năm 2022 của Đức lên mức cao kỷ lục 7,9%

Tỷ lệ lạm phát cao nhất trong lịch sử chủ yếu là do giá các sản phẩm năng lượng và hàng hóa tiêu dùng tăng mạnh kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại Ukraine.

Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Duesseldorf, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phóng viên thường trú tại Berlin dẫn số liệu của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) công bố ngày 17/1, cho biết lạm phát trong năm 2022 của nước này là 7,9%, mức cao nhất trong lịch sử hậu chiến.

Theo Chủ tịch Destatis Ruth Brand, tỷ lệ lạm phát cao nhất trong lịch sử chủ yếu là do giá các sản phẩm năng lượng và hàng hóa tiêu dùng tăng mạnh kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột tại Ukraine.

Năm 2022, người tiêu dùng Đức phải đối mặt với tình trạng giá cả tăng nhanh nhất, đặc biệt là thực phẩm và nhiên liệu.

Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát đã giảm rõ rệt trong tháng 12/2022 xuống còn 8,6%, sau 3 tháng liên tiếp duy trì ở mức trên 10%, trong đó tháng 10/2022 là mức cao nhất, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm 2021.

Lạm phát đã tăng từ trước thời điểm xảy ra xung đột tại Ukraine, lên mức 4,9% trong tháng 1/2022 và 5,1% vào tháng 2/2022.

Đến đến tháng Ba, một tháng sau thời điểm Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine, lạm phát tăng vọt lên 7% và tăng “phi mã” lên 10,4% vào tháng 10/2022 trước khi giảm nhẹ vào cuối năm.

Hiện tượng lạm phát gia tăng dường như xảy ra trên phạm vi toàn cầu trong năm 2022, chứ không chỉ giới hạn ở Đức hay châu Âu, những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do trước đó phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của Nga.

Chủ tịch Destatis nhấn mạnh: “Mặc dù việc tăng giá không ảnh hưởng toàn bộ đến người tiêu dùng, nhưng năng lượng và thực phẩm nói riêng đã trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều với họ."

Giới phân tích hy vọng rằng áp lực lạm phát tại Đức sẽ giảm bớt trong năm 2023.

Phát biểu với tờ “Die Welt” bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) ở Davos (Thụy Sĩ), Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck dự đoán tỷ lệ này có thể giảm xuống 5% vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, ông cảnh báo con số lạm phát của cả năm rất có thể sẽ cao hơn.

Bên cạnh việc giá lương thực và năng lượng tăng cao, các vấn đề về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu hàng hóa, nhiều nguyên nhân có thể bắt nguồn từ hậu quả của đại dịch COVID, cũng góp phần gây ra áp lực về giá.

Năm 2022, chi tiêu năng lượng của các hộ gia đình Đức tăng 39,1% so với năm trước, cao hơn bốn lần so với lạm phát chung.

Dầu sưởi ấm tăng 87% và khí đốt tự nhiên tăng 64,8%, giá điện nhìn chung tăng 20,1%. Giá xăng dầu và dầu diesel tăng 26,8%.

Theo Destatis, các gói cứu trợ của chính phủ đã giúp giảm áp lực đối với người tiêu dùng trong những tháng cuối năm./.

Phương Hoa

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ván cược của Fed khi tiếp tục nâng lãi suất

Gần 2 tuần sau vụ sụp đổ lớn thứ hai ngành ngân hàng Mỹ, Chủ tịch Jerome Powell thể hiện rõ rằng lạm phát mới là mối quan ngại hàng đầu của Fed.

NHTW Thụy Sỹ nâng lãi suất 50 điểm cơ bản bất chấp rắc rối ở Credit Suisse

Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ nâng lãi suất 50 điểm cơ bản lên 1.5% trong ngày 23/03.

Các đợt sa thải dần được bình thường hóa

Việc sa thải liên tục từng là điều cấm kỵ đối với các công ty. Tuy nhiên, điều này đã dần được các nhân sự trong ngành công nghệ chấp nhận và thích ứng trong bối...

Những điểm đáng chú ý trong cuộc họp báo của Chủ tịch Fed

Tại cuộc họp báo sau quyết định chính sách, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết NHTW sẽ sử dụng toàn bộ công cụ để bảo vệ hệ thống ngân hàng.

Fed dự báo chỉ có thêm 1 đợt nâng lãi suất trong năm 2023

Fed sẽ nâng lãi suất thêm 1 đợt trong năm 2023 trước khi chấm dứt cuộc chiến chống lạm phát, theo các dự báo công bố trong ngày 23/03 (giờ Việt Nam).

Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản, báo hiệu chu kỳ nâng lãi suất sắp kết thúc

Ngày 23/02 (giờ Việt Nam), Fed quyết định nâng lãi suất 25 điểm cơ bản, đồng thời thể hiện lo ngại về cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây. Đáng chú ý nhất, họ báo...

Lạm phát Anh bất ngờ tăng 10.4%, ngắt mạch 3 tháng hạ nhiệt liên tiếp

Lạm phát Anh bất ngờ tăng mạnh trở lại trong tháng 2/2023, ngắt mạch chuỗi hạ nhiệt trước đó.

LV, Gucci vạ lây vì khủng hoảng ngành ngân hàng

Giới siêu giàu gần như miễn nhiễm với lạm phát hay suy thoái, nhưng lại rất nhạy cảm với biến động của thị trường tài chính, bất động sản và chứng khoán.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Chính phủ có thể hỗ trợ thêm về vấn đề tiền gửi nếu cần thiết

Ngày 21/03, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Chính phủ Mỹ sẵn sàng cung cấp thêm đảm bảo cho tiền gửi nếu cuộc khủng hoảng ngân hàng tồi tệ hơn.

Thế khó của Fed: Nên dừng hay tiếp tục nâng lãi suất khi ngân hàng khủng hoảng?

Tuần này, Chủ tịch Fed Jerome Powell và đồng nghiệp sẽ đối mặt với một trong những quyết định khó khăn nhất trong nhiều năm qua: Nâng lãi suất để chống lạm phát hay...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98