Ngành phân bón sẽ kém khả quan trong năm 2023?

30/01/2023 15:06
30-01-2023 15:06:22+07:00

Ngành phân bón sẽ kém khả quan trong năm 2023?

SSI Research cho rằng triển vọng ngành phân bón trong năm 2023 sẽ kém khả quan, do giá urê có thể lao dốc mạnh.

Theo SSI nhận định, giá urê có thể lao dốc trong năm 2023 do xuất khẩu urê từ Nga và Trung Quốc phục hồi. Cần lưu ý rằng cả Trung Quốc và Nga đều nới lỏng các biện pháp hạn chế xuất khẩu trong 6 tháng cuối năm 2022 so với nửa đầu năm. SSI kỳ vọng xu hướng này sẽ kéo dài đến năm 2023.

Xu hướng nguyên liệu đầu vào cũng sẽ tác động đến giá phân bón. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), sản lượng than dự kiến tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu của các nhà máy điện than. Nguồn cung dự kiến tăng và nhu cầu suy yếu do suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến giá than năm 2023. Đối với giá khí đốt tự nhiên, sự phụ thuộc của châu Âu vào khí đốt tự nhiên trong năm 2023 có thể không đáng kể như năm 2022 do khu vực này chuyển sang khai thác các nguồn năng lượng, chẳng hạn như than đá và năng lượng tái tạo. Điều này cùng với nhu cầu giảm do suy thoái kinh tế có thể kéo giá khí đốt tự nhiên xuống trong năm 2023.

Nhu cầu urê có thể suy yếu trong năm 2023 do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và sự điều chỉnh giá các mặt hàng nông nghiệp. Quý 4 thường được coi là mùa cao điểm. Tuy nhiên, giá urê không tăng trong quý 4/2022. Điều này phản ánh nhu cầu đang suy yếu và có thể tiếp tục giảm vào năm 2023.

Lợi nhuận giảm đáng kể nhất trong quý 1/2023 đối với các nhà sản xuất urê. SSI lưu ý cả DPMDCM đều chốt được đơn hàng xuất khẩu với mức giá rất cao (trên 900 USD/tấn so với giá hiện tại 480 USD/tấn) trong tháng 1/2022, và giá urê đã hình thành mức đỉnh khác vào tháng 3/2022 do căng thẳng Nga-Ukraine vào thời điểm đó. Do đó, SSI cho rằng lợi nhuận của các ông lớn như DPMDCM sẽ giảm nhiều nhất trong quý 1/2023.

Với dự báo lợi nhuận giảm, ngành phân bón được SSI khuyến nghị kém khả quan. Tuy nhiên, lượng tiền mặt ròng cao và tỷ lệ chi trả cổ tức cao có thể giúp hạn chế đà giảm giá cổ phiếu. Tiền mặt ròng tại thời điểm cuối quý 3/2022 của DPMDCM chiếm lần lượt 50% và 55% vốn hóa thị trường hiện tại. DPM có chính sách chi trả cổ tức với tỷ lệ cao nhất (lên đến 70% mệnh giá, tỷ suất cổ tức là 16% cho năm 2022).

Dẫu vậy, nguồn cung khí tự nhiên và than có thể bị gián đoạn đột ngột do chiến tranh Nga-Ukraine, do đó có thể đảo ngược xu hướng giảm giá khí tự nhiên và than.

Đức Đỗ

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 29/11: Xu hướng giảm vẫn chủ đạo?

KBSV nhận định xu hướng giảm điểm vẫn đang đóng vai trò chủ đạo, nhiều khả năng chỉ số sẽ gặp áp lực điều chỉnh đáng kể trở lại quanh ngưỡng kháng cự gần 1,115.

Thị trường chứng khoán Việt Nam khó vượt cận biên: Hệ lụy đánh quả…

Hệ lụy đánh quả hay tình trạng tranh thủ thời vụ là thực trạng nghĩ ngắn và đánh ngắn làm cho thị trường khó lớn lên, khó vượt ngưỡng cận biên, và thường tạo ra các...

Góc nhìn 28/11: Hạn chế sử dụng đòn bẩy

CTCK Beta đánh giá do áp lực rung lắc/điều chỉnh vẫn còn cao, nhà đầu tư chỉ nên xem xét duy trì tỷ trọng cổ phiếu vừa phải và hạn chế sử dụng đòn bẩy khi thị...

Động lực tăng trưởng nào cho VIC, PHR và GEG?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan VIC với kỳ vọng mảng bất động sản tích cực, doanh số xe điện tăng mạnh; khả quan PHR nhờ định giá với tỷ suất cổ...

Mong đợi hệ thống giao dịch KRX vận hành

Hệ thống giao dịch chứng khoán KRX được kỳ vọng sẽ góp phần thu hút dòng tiền từ các quỹ đầu tư, hướng tới nâng hạng thị trường Việt Nam.

Góc nhìn tuần 27/12 - 01/12: Thị trường bước vào vùng tích lũy ngắn hạn?

Theo Yuanta, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co đi ngang với biên độ hẹp trong những phiên...

Góc nhìn 24/11: Xem xét mua tích lũy cổ phiếu?

CTCK Beta khuyến nghị trong phiên giao dịch cuối tuần 24/11, nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục biến động mạnh. Đối với nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao...

Góc nhìn 23/11: Tích lũy đi ngang?

Aseansc cho rằng VN-Index nhiều khả năng vẫn đang nằm trong xu hướng tích luỹ đi ngang trong bối cảnh thiếu vắng động lực tăng giá. Trong một vài phiên giao dịch...

Chuyên gia DNSE: Tỷ giá đảo chiều, chứng khoán kỳ vọng khởi sắc cuối năm 2023 và năm 2024

Áp lực thị trường quốc tế giảm mạnh, tỷ giá đảo chiều, Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều dư địa điều hành chính sách tiền tệ trong năm nay và năm sau, theo chuyên...

Góc nhìn 22/11: Tích lũy?

CTCK Vietcombank (VCBS) nhận định với diễn biến hiện tại, VN-Index vẫn sẽ có xu hướng tích lũy, giao dịch sideway với biên độ từ 1,090 – 1,130 điểm trong ngắn hạn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98