Nghĩ về 30 năm Hệ thống tài khoản quốc gia

17/01/2023 10:17
17-01-2023 10:17:54+07:00

Nghĩ về 30 năm Hệ thống tài khoản quốc gia

Thay thế hệ thống các bảng cân đối vật chất mà các nước xã hội chủ nghĩa áp dụng, 30 năm qua, Việt Nam sử dụng Hệ thống các tài khoản quốc gia của Liên hiệp quốc. Giờ đây, bên cạnh chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã có thu nhập quốc gia (GNI), tiếp theo sẽ là gì?

Thấm thoắt đã 30 năm thực hiện hệ thống các tài khoản quốc gia (SNA) ở Việt Nam. Tôi chợt nhớ đến câu thơ trong thi phẩm Tình già của thi sĩ Phan Khôi “Ôn chuyện cũ mà thôi. Tiễn nhau đi rồi, con mắt còn có đuôi”. 30 năm với những thành công và thất bại, với cái được và chưa được.

Tre già măng mọc, những người xưa từng lớp từng lớp chia tay với Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia, người còn, người đã khuất xa nhưng sự nghiệp về thống kê vẫn mãi trường tồn cùng năm tháng. 30 năm là dài đối với cuộc đời một con người nhưng chỉ là cái chớp mắt của lịch sử.

Năm xưa, ngày 25-12-1992 Thủ tướng Phan Văn Khải ký Quyết định 183/TTg về việc áp dụng SNA của Liên hiệp quốc thay thế hệ thống các bảng cân đối vật chất (MPS) trước đây các nước xã hội chủ nghĩa áp dụng. Như vậy, Việt Nam chính thức áp dụng SNA từ năm 1993. Đến nay, hầu hết các nước thành viên Liên hiệp quốc đều áp dụng SNA ở các mức độ khác nhau.

Vấn đề là chiến lược của những nhà hoạch định chính sách là gì? Các chuyên gia kinh tế thích phân tích theo hướng nào? Hy vọng trong một ngày không xa Tổng cục Thống kê lập tất cả các tài khoản của SNA theo khu vực thể chế.

Tuy nhiên trên thực tế Tổng cục Thống kê Việt Nam đã áp dụng lập thử nghiệm SNA từ năm 1988 dưới sự tài trợ của Liên hiệp quốc (Dự án VIE88/032) với cố vấn kỹ thuật là TS. Vũ Quang Việt.

TS. Vũ Quang Việt không chỉ là người đưa dự án về SNA của Liên hiệp quốc vào Việt Nam mà ông còn là người trực tiếp hướng dẫn cách lập các tài khoản trong SNA cũng như bảng I/O. Bảng I/O (bảng cân đối liên ngành Input/Output) đầu tiên của Việt Nam là bảng I/O lập cho năm 1989 với 54 ngành sản phẩm.

Điều ít người biết là bảng này được lập từ ma trận sản xuất và ma trận sử dụng. Ngoài bảng I/O Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia cũng lập các tài khoản sản xuất, tài khoản thu nhập và phân phối thu nhập, tài khoản tích lũy theo khu vực thể chế.

Ngày đó, Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia là một tập thể tâm huyết với nghề, điển hình như TS. Nguyễn Văn Chỉnh, chuyên gia Nguyễn Văn Sách (chuyên gia hàng đầu về MPS), TS. Tôn Tích Quý, anh Bùi Bá Cường, anh Nguyễn Văn Nông, anh Phạm Đình Hàn, chị Hoàng Phương Tần…

Tuy nhiên, một điều đáng tiếc là các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách chỉ dừng lại ở chỉ tiêu GDP. Tiếp theo dự án của Liên hiệp quốc là dự án của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), tư vấn kỹ thuật là ông Francesco T. Secritario. Với dự án này Tổng cục Thống kê đã lập bảng I/O cho năm 1996.

Không thể không nhắc đến chuyện khi Dự án VIE88/032 chưa được hình thành đã có một số ý kiến cho rằng SNA nên được thực hiện bởi Bộ Tài chính hoặc Ngân hàng Nhà nước. Thời gian đó có hội nghị về mô hình kinh tế tổ chức bởi Bộ Khoa học và Công nghệ, TS. Đỗ Trọng Hùng dẫn theo anh Nguyễn Văn Nông và tôi đi trình bày về một số nghiên cứu ban đầu về SNA và tôi cho rằng những trình bày của Vụ Thống kê Quốc gia lúc đó là chấp nhận được.

Trước khi SNA vào Việt Nam và được chính thức hóa bằng Quyết định 183/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Thống kê Việt Nam áp dụng hệ thống thống kê cân đối vật chất (Material product system – MPS), các chỉ tiêu tổng hợp lúc đó là tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc gia.

Chỉ tiêu tổng sản phẩm xã hội trong MPS tương đương tổng giá trị sản xuất trong SNA và chỉ tiêu thu nhập quốc gia trong MPS tương đương chỉ tiêu GDP của SNA. Đối với các ngành tương đương với giá trị tăng thêm của SNA là sản lượng thuần túy của MPS. Tuy nhiên phạm vi của các chỉ tiêu này là khác nhau.

Chẳng hạn, trong tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc gia của MPS không bao gồm hầu hết các ngành dịch vụ, nhưng bao gồm các ngành làm tăng giá trị trong khâu lưu thông là vận tải và thương mại; trong khi đó phạm trù sản xuất của SNA bao gồm các ngành dịch vụ.

Kể cả đối với những ngành sản xuất vật chất trong sản lượng thuần túy của MPS không bao gồm khấu hao tài sản cố định, nhưng trong giá trị tăng thêm trong SNA lại bao gồm cả khấu hao tài sản cố định

Ngày 6-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 61/SL thành lập Nha Thống kê Việt Nam thuộc Bộ Quốc dân kinh tế – tiền thân của ngành Thống kê và Tổng cục Thống kê ngày nay và ngày 6-5 hàng năm trở thành ngày truyền thống của ngành Thống kê Việt Nam.

Khoảng những năm 1960 của thế kỷ 20 Tổng cục Thống kê tiến hành tính toán tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc gia, phương pháp tính toán thu nhập quốc gia tương tự như phương pháp sản xuất trong tính GDP hiện nay.

Chính vì lẽ đó khi SNA vào Việt Nam với Dự án VIE 88/032 của Liên hiệp quốc, Tổng cục Thống kê đã lựa chọn phương pháp sản xuất như là phương pháp chính để tính GDP để lợi dụng hệ thống thông tin đã được hình thành từ trước đó.

Một cách chính thống bảng I/O đầu tiên của Việt Nam là bảng I/O lập cho năm 1989 với 54 ngành sản phẩm dạng cạnh tranh. Trước đó Vụ Cân đối – Tài chính (tiền thân của Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia bây giờ) cũng có lập thử nghiệm bảng cân đối liên ngành (tên gọi khác của bảng I/O) với 6 ngành và 12 ngành, nhưng không công bố.

Hiện nay trên trang web và Niên giám Thống kê không chỉ có GDP mà có cả GNI theo giá hiện hành. Vấn đề là chiến lược của những nhà hoạch định chính sách là gì? Các chuyên gia kinh tế thích phân tích theo hướng nào? Hy vọng trong một ngày không xa Tổng cục Thống kê lập tất cả các tài khoản của SNA theo khu vực thể chế.

Bùi Trinh

TBKTSG





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Mở chiến dịch đào tạo nhân lực ngành bán dẫn

Theo Thủ tướng, nhân lực cũng một trong những yếu tố được các đối tác trông chờ ở Việt Nam. Nếu chuẩn bị tốt nguồn nhân lực thì Việt Nam sẽ nhận được tin tưởng của...

“Nghịch lý” trong chỉ số Par Index của TP.HCM

Bộ chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh năm 2023 (Par Index 2023) vừa được công bố. Ở cấp độ chỉ số tổng hợp, TP.HCM tăng 3 bậc, đạt 86.97%, thuộc nhóm B – nhóm gồm...

HSBC: Thiên thời cho nền kinh tế số ASEAN

Nền kinh tế số ASEAN đang bước vào giai đoạn tươi sáng mới. Tuy vậy, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cần áp dụng chiến lược thông minh để có thể gặt hái quả...

Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP 2024 của Việt Nam xuống còn 6%

Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam vừa được công bố, Ngân hàng Standard Chartered hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam xuống mức 6% năm 2024, so với mức dự báo...

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Kinh tế Việt Nam đang dần phục hồi

Chuyên gia WB cho biết kinh tế Việt Nam đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau và dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 5,5% vào năm 2024 và tăng dần lên 6% vào...

Chuyên gia IMF: Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài

Ông Paulo Medas, Trưởng đoàn tham vấn, giám sát kinh tế Vĩ mô Việt Nam của IMF, nhận định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn cho FDI trong khi kinh tế toàn cầu biến...

Thủ tướng chỉ thị các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam nằm trong tốp đầu châu Á về đầu tư cơ sở hạ tầng

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu châu Á về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, dành 5,7% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho các dự...

ADB: Kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững vàng dù toàn cầu bất ổn

Theo Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á (ADO) tháng 4 năm 2024 được công bố ngày 11/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) giữ nguyên dự báo trước đó về tăng trưởng...

Chính phủ yêu cầu nỗ lực hơn nữa để đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu trong năm 2024

Chính phủ vừa ban hảnh Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, trong đó yêu cầu các...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98