Người tiêu dùng Trung Quốc gửi tiết kiệm kỷ lục 2.600 tỷ USD

10/02/2023 08:50
10-02-2023 08:50:11+07:00

Người tiêu dùng Trung Quốc gửi tiết kiệm kỷ lục 2.600 tỷ USD

Tổng tiền tiết kiệm mới của các hộ gia đình Trung Quốc trong năm 2022 đạt mức kỷ lục 17.840 tỷ nhân dân tệ, cao gần gấp đôi so với năm 2021.

Theo Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, tiền tiết kiệm của các hộ gia đình nước này tại các ngân hàng đã lên tới 17.840 tỷ nhân dân tệ (tương đương 2.600 tỷ USD) trong năm 2022.

Trang tin CNN cho biết con số này chiếm hơn 1/3 tổng thu nhập của họ, trong khi trước đại dịch, tỷ lệ tiết kiệm chỉ là 1/5. Do đó, nhiều chuyên gia hy vọng rằng số tiền tiết kiệm kỷ lục này có thể tạo ra làn sóng chi tiêu mạnh mẽ khi Trung Quốc mở cửa.

Trung Quốc tiết kiệm ảnh 1

Người mua sắm đông đúc tại một khu phố ở huyện Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Ảnh: Qilai Shen.

Tiêu dùng dần hồi phục

Ông Swetha Ramachandran và ông Jian Shi Cortesi - hai giám đốc đầu tư của công ty quản lý tài sản GAM Investments (Thụy Sỹ) - cho biết tiêu dùng của Trung Quốc sau khi hồi phục sẽ là "một câu chuyện thú vị" đối với nhà đầu tư toàn cầu trong năm nay.

"Tiêu dùng Trung Quốc đang bùng nổ với nguồn tài chính dồi dào, các thương hiệu xa xỉ toàn cầu và những ngành hàng không thiết yếu giờ đây sẽ hưởng lợi đáng kể", hai chuyên gia nhận định.

Ngoài ra, theo Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, hơn 300 triệu du khách đã chi tổng cộng 56 tỷ USD trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2023, tăng 30% so với cùng kỳ 2022. Còn theo Cục Quản lý Thuế, doanh số từ các doanh nghiệp hàng tiêu dùng cũng cao hơn 12% so với năm 2019.

Trong khi đó, công ty du lịch trực tuyến Tongcheng Travel thì cập nhật rằng lượng đặt phòng khách sạn đã tăng hơn 10 lần tại một số điểm hấp dẫn như Tây An và Lạc Dương. Bảo tàng Đội quân đất nung tại Tây An thậm chí còn đông đến mức du khách phàn nàn rằng họ chỉ có thể nhìn thấy đầu người khác chứ không thấy tượng.

Theo một khảo sát khác nữa do Hiệp hội Ẩm thực Trung Quốc công bố tuần trước, các nhà hàng ghi nhận doanh số cao hơn so với trước đại dịch và còn không xoay xở kịp vì nhu cầu tăng quá nhanh. Hơn 1/3 doanh nghiệp trả lời trong khảo sát rằng họ "thiếu nhân lực trầm trọng" trong mùa Tết.

Bên cạnh du lịch, nhiều hoạt động giải trí khác như xem phim cũng bùng nổ trở lại. Theo Cục Điện ảnh Trung Quốc, tổng doanh thu phòng vé nước này trong Tết đạt hơn 1,5 tỷ USD với 129 triệu lượt khách đến rạp phim.

Niềm tin kinh doanh trở lại

Chi tiêu bùng nổ đã thúc đẩy niềm tin kinh doanh trở lại. Sau khi chứng kiến doanh số kỷ lục tại nhiều cửa hàng, Xiabuxiabu - một trong những chuỗi lẩu lớn nhất Trung Quốc - đã mở thêm 34 cửa hàng mới vào tháng trước.

Các thương hiệu xa xỉ toàn cầu cũng đặt nhiều kỳ vọng vào nước này khi LVMH "tự tin" rằng thị trường hàng xa xỉ Trung Quốc sẽ phục hồi trong năm nay. CEO LVMH Bernard Arnault thậm chí còn cho biết các cửa hàng ở Pháp đã sẵn sàng chào đón khách Trung Quốc. Trong khi đó, Burberry cũng nhận thấy những dấu hiệu "rất hứa hẹn".

Trung Quốc tiết kiệm ảnh 2

Du lịch Trung Quốc hồi phục mạnh trong dịp nghỉ Tết. Ảnh: Wang Zhao.

Từ phía các chuyên gia, ngân hàng BNP Paribas cho biết hoạt động "mua sắm bù" ở Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra, dù quy mô có nhỏ hơn các nền kinh tế phương Tây khác. "Việc dỡ bỏ các hạn chế thời Covid-19 sẽ giải phóng nhu cầu bị dồn nén. Chúng tôi kỳ vọng động lực lớn nhất cho sự phục hồi năm 2023 là tiêu dùng", BNP Paribas nhận định.

Ngân hàng này đặt mức kỳ vọng tăng trưởng tiêu dùng hộ gia đình tại Trung Quốc sẽ là 9,5% trong năm nay - gấp 3 lần năm ngoái - và giúp kéo tăng trưởng GDP lên trên 5%.

Trong khi đó, Morgan Stanley dự đoán "mua sắm bù" chỉ diễn ra với các hộ gia đình có thu nhập ổn định và tiêu dùng sẽ tăng mạnh vào nửa cuối năm, góp phần vào tăng trưởng kinh tế cả năm là 5,7%.

Tuy nhiên, thị trường nhà đất vẫn khó hưởng lợi kể khi làn sóng chi tiêu trở lại. Theo China Real Estate Information, doanh số bất động sản của 100 hãng địa ốc lớn nhất Trung Quốc đã giảm 32% trong tháng 1. Tại 30 thành phố lớn nhất, doanh số bán nhà chỉ bằng 60% so với năm ngoái.

Tính đến tháng 12/2022, giá nhà mới tại đây đã giảm 16 tháng liên tiếp. "Bất động sản vẫn là lực cản lớn nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc", ông Raymond Yeung - Kinh tế trưởng tại ANZ Research - đánh giá.

Hằng Nga

ZING





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.

CapitaLand bán tháo bất động sản

CapitaLand Group gần đây liên tục bán các bất động sản ở Nhật Bản và Trung Quốc thông qua các công ty con. Riêng tại Trung Quốc, tập đoàn này đã thoái khoảng 3 tỷ...

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98