Ai có thể bị khóa SIM sau ngày 31/3

14/03/2023 13:08
14-03-2023 13:08:41+07:00

Ai có thể bị khóa SIM sau ngày 31/3

Sau ngày 31/3, một số thuê bao không chính chủ vẫn có thể hoạt động. Việc khóa SIM chỉ ảnh hưởng những thuê bao có thông tin không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Sau ngày 31/3, các thuê bao có thông tin không trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ bị khóa liên lạc một chiều. Ảnh: Phúc Thịnh.

Trước ngày 16/3, nhiều người dùng điện thoại sẽ nhận được thông báo từ các nhà mạng yêu cầu kiểm tra và cập nhật lại thông tin thuê bao. Các thuê bao nhận được thông báo đồng nghĩa với việc thông tin trên thuê bao không đúng quy định, hoặc chưa trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nhà mạng sẽ nhắn tin 5 lần, trong vòng 5 ngày liên tiếp. Sau khi nhận được thông báo, người dùng có 15 ngày để cập nhật thông tin trước khi bị khóa liên lạc một chiều.

“Mục tiêu là ngày 31/3, các thuê bao đang hoạt động đều có thông tin đúng quy định và trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư”, đại diện phòng Phát triển hạ tầng, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết tại cuộc họp ngày 13/3 về quản lý thông tin thuê bao di động.

Một thuê bao được coi là có thông tin đúng quy định, hợp lệ nếu thông tin đáp ứng các yêu cầu của Cục Viễn thông đưa ra, dựa trên hướng dẫn của Bộ Công an về các trường thông tin trên chứng minh nhân dân 9 số hay 12 số, cơ quan này giải thích.

Trao đổi với chúng tôi, nguồn tin tại một nhà mạng xác nhận những người dùng SIM không chính chủ, nhưng thông tin thuê bao vẫn trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, vẫn được tính là thông tin hợp lệ và sẽ không phải cập nhật lại trong đợt rà soát này. Đây có thể là các trường hợp mua hộ, đăng ký hộ hoặc mua SIM đăng ký sẵn, nguồn tin cho biết.

Sau khi nhận thông báo yêu cầu cập nhật thông tin, người dùng có thể cập nhật qua trang web, ứng dụng của nhà mạng hoặc đến trực tiếp đại lý. Số thuê bao ước tính đang có thông tin không trùng khớp của mỗi nhà mạng Viettel, VinaPhone, MobiFone vào khoảng hơn 1 triệu đối với mỗi nhà mạng.

Đại diện VNPT cho biết không tới 20% người dùng sử dụng các phương tiện chuẩn hóa thông tin thuê bao qua mạng, do đó nhà mạng phải bố trí nhiều nhân lực làm việc trực tiếp hơn để đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin. “Chúng tôi khuyến nghị người dùng sử dụng các công cụ chuẩn hóa tự động nhiều hơn”, đại diện nhà mạng này cho biết.

“Với số lượng thuê bao chưa trùng khớp không lớn, trải dài 63 tỉnh thành, và có nhiều phương tiện chuẩn hóa thông tin khác nhau, sẽ khó xảy ra tình trạng nghẽn như lần đầu tiên chuẩn hóa thông tin thuê bao, tuy nhiên cũng tùy thuộc vào tần suất thời điểm khách hàng đến các đại lý”, đại diện Viettel nhận định.

Theo Nghị định 49/2017/NĐ-CP, thông tin trên thuê bao bao gồm số thuê bao, đối tượng sử dụng, thông tin trên giấy tờ tùy thân của cá nhân, bao gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, số giấy tờ tùy thân và ngày cấp, cơ quan cấp, nơi cấp.

Ngoài ra, thông tin của thuê bao cũng bao gồm bản số hóa giấy tờ của cá nhân, tổ chức, ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng, hình thức thanh toán cước cùng họ tên nhân viên, thời gian thực hiện giao dịch, địa chỉ và số điện thoại liên hệ của điểm cung cấp dịch vụ viễn thông.

Hoàng Nam

ZING





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tencent đổ tiền vào AI sau năm 2022 doanh thu giảm lần đầu tiên

“Gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc Tencent Holdings ngày 22/03 cho biết công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng cho công ty sau khi...

GoTo tiếp tục lỗ lớn trong năm 2022

Siêu ứng dụng GoTo của Indonesia mới đây công bố khoản lỗ ròng năm 2022 của họ tăng 56% lên 40.4 ngàn tỷ rupiah (2.6 tỷ USD). Con số này cao hơn nhiều khoản lỗ ròng...

Còn 3 triệu thuê bao sai thông tin, sẽ bị khóa SIM ngày 31/3

Với hơn 1 triệu thuê bao đã chuẩn hóa thông tin cho trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, số thuê bao chưa chuẩn hóa còn khoảng 3 triệu.

Bill Gates: GPT là bước tiến công nghệ lớn nhất trong 40 năm

Đồng sáng lập Microsoft nhận định mô hình ngôn ngữ GPT của OpenAI là bước tiến công nghệ lớn nhất kể từ giao diện đồ họa vào năm 1980.

Tỷ phú Forrest Li viết “tâm thư”: Sea đã tạo được bước ngoặt

Trong một bức “tâm thư” gửi tới nhân viên mới đây, nhà sáng lập của Sea cho biết ông đã thực hiện những thay đổi cần thiết để mang lại lợi nhuận trong dài hạn, đồng...

Khi nào Việt Nam có mạng 5G đại trà

Hiện các nhà mạng tại Việt Nam đang chuẩn bị đấu giá băng tần. Chuyên gia cho rằng với lộ trình mà Việt Nam đang đi, có thể đến năm 2024-2025, Việt Nam sẽ triển...

Metaverse có thể thay đổi cuộc chơi bất động sản ra sao?

Con người hiện đang sống trong thời đại số hóa thay đổi cuộc chơi cho mọi ngành nghề. Đây là một thời điểm quan trọng, và chứa đựng những cơ hội ta chưa thể hình...

TikTok sẽ ra sao nếu bị Mỹ tẩy chay

Lệnh cấm của Mỹ là đòn đánh hiểm hóc mang lại nhiều hệ lụy khó lường cho TikTok bởi nền tảng video ngắn sở hữu hơn 100 triệu người dùng tại quốc gia này.

Các nhà nhập khẩu ôtô đề xuất áp dụng chung giảm 50% lệ phí trước bạ

Ủng hộ đề xuất giảm 50% thuế trước bạ, nhưng VIVA cho rằng chỉ khi áp dụng cho tất cả ôtô mới được lắp ráp trong nước cũng như nhập khẩu nguyên chiếc.

Sea ra mắt ngân hàng số cạnh tranh với Grab, GoTo

“Gã khổng lồ” công nghệ Sea Group đã ra mắt dịch vụ ngân hàng số MariBank cho một bộ phận khách hàng.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98