Bộ Xây dựng đặt mục tiêu 'khủng' về phát triển đô thị

21/03/2023 20:51
21-03-2023 20:51:43+07:00

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu 'khủng' về phát triển đô thị

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,9 - 2,3 %; số lượng đô thị toàn quốc là khoảng 1.000 - 1.200 đô thị…

Đạt tối thiểu 32 m2 sàn nhà ở/người ở khu vực đô thị

Bộ Xây dựng mới ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 06-NQT.Ư ngày 24.1.2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 06) và Nghị quyết số 148/NQ-CP ngày 11.11.2022 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 06.

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu 'khủng' về phát triển đô thị - Ảnh 1.

Năm 2030 Việt Nam sẽ hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia. Lê Quân

Theo đó, kế hoạch của Bộ Xây dựng có 3 mục tiêu chính: thứ nhất, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đến năm 2025 đạt tối thiểu 45%, đến năm 2030 đạt trên 50%; tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,5 - 1,9% vào năm 2025, đến năm 2030 đạt khoảng 1,9 - 2,3%.

Thứ 2, số lượng đô thị toàn quốc đến năm 2025 khoảng 950 - 1.000 đô thị, đến năm 2030 khoảng 1.000 - 1.200 đô thị. Đến năm 2025, 100% các đô thị hiện có và đô thị mới có quy hoạch tổng thổ, quy hoạch phân khu, chương trình cải tạo, chỉnh trang, tái thiết và phát triển đô thị; bảo đảm tối thiểu 100% đô thị loại 3 trở lên hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị.

Đến năm 2030, hình thành một số trung tâm đô thị cấp quốc gia, cấp vùng đạt các chỉ tiêu về y tế, giáo dục và đào tạo, văn hóa cấp đô thị tương đương mức bình quân của các đô thị thuộc nhóm 4 nước dẫn dầu ASEAN.

Thứ 3, tỷ lệ đất giao thông trên đất xây dựng đô thị đạt khoảng 11 - 16% vào năm 2025 và 16 - 26% vào năm 2030. Diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 6 - 8 m2 vào năm 2025, khoảng 8 - 10 m2 vào năm 2030. Diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người tại khu vực đô thị đạt tối thiểu 28 m2 vào năm 2025, đến năm 2030 đạt tối thiểu 32 m2.

Tầm nhìn đến năm 2045, tỷ lệ đô thị hoá của Việt Nam sẽ thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á. Hệ thống đô thị liên kết thành mạng lưới đồng bộ, thống nhất và cân đối giữa các vùng, miền, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiến trúc tiêu biểu giàu bản sắc, xanh, hiện đại, thông minh. Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò là đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện đại với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn.

5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Kế hoạch của Bộ Xây dựng đề ra 5 nhóm nhiệm vụ trọng tâm nhiều giải pháp thực hiện các mục tiêu nêu trên.

Nhóm nhiệm vụ 1 là thống nhất nhận thức, hành động về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam. Trong đó, các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng có trách nhiệm thường xuyên, định kỳ thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhà nước liên quan.

Nhóm nhiệm vụ 2 là nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý quy hoạch đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý phát triển đô thị bền vững. Trong đó, các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể bao gồm tập trung nghiên cứu, đổi mới toàn diện về phương pháp, quy trình, nội dung và sản phẩm quy hoạch đô thị…

Nhóm nhiệm vụ 3 là thúc đẩy các chương trình, kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, liên kết, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, các đơn vị cần hướng dẫn để thống nhất rà soát, lập chương trình phát triển đô thị, thực hiện đầu tư có trọng tâm trọng điểm ít nhất 100 đô thị tiêu biểu, có khả năng chống chịu, giảm phát thải, thông minh, có bản sắc và hoàn thiện điều kiện hạ tầng đô thị; kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ tại đô thị; kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện đầu tư, xây dựng nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại đô thị, công nhân khu công nghiệp…

Nhóm nhiệm vụ 4 là xây dựng nguồn nhân lực cho phát triển đô thị.

Nhóm nhiệm vụ 5 là xây dựng các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật. Các đơn vị cần tập trung nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật điều chỉnh về Quy hoạch đô thị và nông thôn; nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật điều chỉnh về quản lý và phát triển đô thị; xây dựng luật Nhà ở (sửa đổi); xây dựng luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)…

Lê Quân

Thanh niên





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khởi công cao tốc 10,000 tỷ đồng nối Tuyên Quang - Hà Giang

Chiều 28/05, tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công xây dựng Dự án cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1) - dự án đầu...

Gỡ vướng để đẩy nhanh tiến độ cao tốc Quảng Ngãi – Hoài Nhơn

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cùng Chủ tịch UBND Quảng Ngãi Đặng Văn Minh kiểm tra hiện trường dự án Quảng Ngãi – Hoài Nhơn và chủ trì cuộc họp xử lý hàng loạt...

Đà Nẵng công bố kế hoạch sử dụng đất 2023

UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của các quận, huyện làm cơ sở để triển khai thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất...

Giải phóng mặt bằng cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu: Còn nhiều vướng mắc

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đã nhiều lần yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu, xây khu tái định cư song đến nay...

Sau gần 2,5 năm thành lập, TP Thủ Đức còn vướng gì?

TP Thủ Đức cần sớm được tạo điều kiện về cơ chế hoạt động có tính chất ưu việt hơn từ Trung ương và TP HCM để đảm bảo vận hành hiệu quả theo mô hình "thành phố...

Quy Nhơn chuyển đổi hơn 348 ha đất phi nông nghiệp sang đất ở

UBND tỉnh Bình Định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 thành phố Quy Nhơn. Đáng chú ý, chuyển đổi hơn 1,473 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và 348...

Lý do TP.HCM cần làm metro ngầm gần 680.000 tỉ đồng

Theo đề xuất của Viện Nghiên cứu quy hoạch và phát triển, tuyến metro ngầm ở TP.HCM dài từ 300 đến 500 km với số vốn đầu tư rất lớn, gần 680.000 tỉ đồng.

Bình Dương đồng thuận đề xuất thực hiện 2 "siêu dự án" giao thông

Cả hai dự án giao thông quan trọng này khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội không chỉ cho Bình Dương mà cả vùng Đông Nam Bộ.

TPHCM muốn chuyển hơn 680 héc-ta đất phi nông nghiệp sang đất ở

Sở Tài nguyên và Môi trường vừa trình UBND TPHCM kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025. Theo đó, thành phố đặt chỉ tiêu chuyển 684 héc-ta đất phi nông nghiệp...

Nha Trang sẽ thu hồi gần 500ha đất

Theo kế hoạch sử dụng đất được duyệt, trong năm nay, thành phố Nha Trang sẽ thu hồi gần 500ha đất, hần lớn là đất nông nghiệp.

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98