Cổ phiếu trả cổ tức tiền mặt “khủng”: Hàng ngon có dễ ăn?

28/03/2023 11:00
28-03-2023 11:00:00+07:00

Cổ phiếu trả cổ tức tiền mặt “khủng”: Hàng ngon có dễ ăn?

Cổ phiếu có cổ tức tiền mặt cao phù hợp với những nhà đầu tư không quan tâm đến biến động thị giá mà đề cao sự ổn định trong kinh doanh. Do giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh và việc phục hồi về lại giá mua phụ thuộc vào diễn biến thị trường chung cũng như nội tại doanh nghiệp.

Trên thị trường chứng khoán không hiếm doanh nghiệp chia cổ tức ở các mức “khủng”, lên đến 300% hay 600%, tức 30,000 - 60,000 đồng/cp mỗi năm. Đây là mức cực kỳ hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư.

Có dễ “săn” cổ phiếu doanh nghiệp trả cổ tức khủng?

VinaCafé Biên Hòa (HOSE: VCF) là một trong các doanh nghiệp nổi tiếng về mức chi cổ tức tiền mặt lớn nhất thị trường. Kể từ năm 2018, sau khi về tay Tập đoàn Masan (HOSE: MSN) - sở hữu gián tiếp qua Masan Beverage, doanh nghiệp cà phê bắt đầu trả cổ tức lên đến hàng chục ngàn đồng trên mỗi cổ phiếu hàng năm.

Mức thanh toán cổ tức cao nhất là từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến hết năm 2017 với tỷ lệ 660%, tương đương 66,000 đồng/cp. Ước tính VCF đã chi khoảng 1,754 tỷ đồng trả cổ tức trong đợt này. Những năm tiếp theo, 2018 - 2021 (riêng 2019 không chia), tỷ lệ cổ tức tiền mặt thấp hơn nhưng vẫn là mức cực kỳ cao so với mặt bằng chung trên thị trường, 240% - 250% (24,000 - 25,000 đồng/cp). Tổng số tiền công ty đã chi cổ tức cho cổ đông trong 5 năm qua lên đến 3,722 tỷ đồng, gấp hơn 14 lần vốn điều lệ, và người hưởng lợi lớn nhất chính là MSN.

* Cổ tức 2022 sẽ được quyết định trong kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay (hiện chưa tổ chức)

VinaCafé Biên Hòa chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm thức uống làm từ cà phê. Thương hiệu VinaCafé đã có 40 năm tuổi đời. Hoạt động kinh doanh ổn định và thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) thuộc top đầu trên thị trường. Giai đoạn 2018 - 2022, doanh thu công ty khoảng 3,000 tỷ đồng và lợi nhuận 600 - 700 tỷ đồng, EPS trên 25,000 đồng. Tuy nhiên, hai năm gần đây, nguồn thu bị sụt giảm về vùng 2,200 tỷ đồng, lợi nhuận giảm khá mạnh, xuống lần lượt 429 tỷ đồng năm 2021 và 319 tỷ đồng năm 2022, do chi phí nguyên vật liệu đầu vào gia tăng. EPS theo đó cũng giảm về 12,006 đồng.

Dù trả cổ tức cao hằng năm, VinaCafé Biên Hòa vẫn có nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lên đến 1,154 tỷ đồng, gấp 4.3 lần vốn điều lệ tính đến cuối 2022.

Với những yếu tố trên, VCF rất hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư. Song, đây cũng là cổ phiếu có giá cao nhất thị trường niêm yết hiện nay ở vùng 230,000 đồng/cp. Chỉ có điều, thanh khoản ở VCF rất thấp, thậm chí có phiên không có giao dịch do cơ cấu cổ đông cô đặc (MSN nắm tới gần 99%).

Nói đến cổ tức cao, không thể không nhắc đến May Xuất khẩu Phan Thiết (UPCoM: PTG). Giai đoạn 2017 - 2021, có đến ba năm Công ty chia cổ tức tiền mặt với tỷ lệ trên 100%, hai năm còn lại cũng trả 20% và 40%. Cụ thể, năm 2021 và 2017, Công ty trả lợi tức cho cổ đông lên đến 120%, năm 2019 là 100%.

Điều làm nên sự đặc biệt của PTG còn nằm ở thị giá không bằng ly trà đá  - 300 đồng/cp. Nếu nhà đầu tư nào may mắn mua được PTG thì phần lợi nhuận được chia mỗi năm là vô cùng lớn. Tuy nhiên, mã chứng khoán này gần như không có giao dịch, hiếm hoi mới xuất hiện một lệnh khớp 100 đơn vị hoặc giao dịch thỏa thuận khối lượng chưa đến 1,000 đơn vị.

PTG hoạt động trong lĩnh vực dệt may, vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Doanh thu giai đoạn 2019 - 2022 đạt 400 - 500 tỷ đồng, lợi nhuận tăng từ 21 tỷ đồng lên 49 tỷ đồng. Tính đến cuối 2022, doanh nghiệp có nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 49 tỷ đồng, tương đương vốn điều lệ.

Một trường hợp gần tương tự PTG là cổ phiếu Công ty Phục vụ Mai táng Hải Phòng (UPCoM: CPH) có thị giá chỉ 300 đồng/cp nhưng cổ tức mỗi năm vào khoảng 1,500 - 2,000 đồng/cp. Cổ phiếu này cũng thuộc diện “trắng” thanh khoản.

Tân bình sàn UPCoM, Phốt pho Apatit Việt Nam (UPCoM: PAT) đã hai lần thanh toán cổ tức 2022 với tổng tỷ lệ 200% trong vòng 6 tháng. Theo nội dung trình kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, Doanh nghiệp dự kiến chia tiếp thêm một đợt cổ tức 2022 với tỷ lệ 106.55%. Như vậy, tổng tỷ lệ cổ tức năm 2022 lên đến hơn 300%, và dự kiến cổ tức năm 2023 cũng ở mức không hề thấp, 140%.

Khác với VCFPTG, cổ phiếu PAT có giao dịch vài chục đến vài trăm ngàn đơn vị mỗi phiên, nhà đầu tư có thể dễ mua trên sàn chứng khoán hơn.

Dù vậy, nhà đầu tư cũng nên lưu ý rằng, sau khi chia cổ tức, giá cổ phiếu sẽ bị điều chỉnh tương ứng và việc có trở về mức giá mua hay không phụ thuộc vào diễn biến thị trường cùng nội tại doanh nghiệp. Do vậy, đầu tư vào cổ phiếu hưởng cổ tức tiền mặt phù hợp với những nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến biến động giá trên thị trường mà để tâm đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mức cổ tức được chia có ổn định hằng năm không.

Như trường hợp PAT, giá tham chiếu trong phiên giao dịch là 120,000 đồng/cp, sau vài phiên tăng lên vùng 220,000 đồng/cp và hiện nay xuống quanh vùng 80,000 - 90,000 đồng/cp. Với những nhà đầu tư mua cổ phiếu này thời điểm lên sàn thì tính đến nay vẫn lỗ dù được hưởng hai đợt cổ tức tổng thanh toán 20,000 đồng/cp.

PAT chuyên sản xuất phốt pho vàng, vốn điều lệ 250 tỷ đồng và là công ty con của Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HOSE: DGC). Lợi nhuận ghi nhận 5 năm tăng trưởng liên tục. Năm 2022, hoạt động kinh doanh thăng hoa khi doanh thu gấp đôi, lên 3,150 tỷ đồng và lợi nhuận gấp 3.8 lần năm 2021, đạt 963 tỷ đồng. Sau năm đỉnh cao, Doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 2023 gần 1,790 tỷ đồng, giảm 43% và lợi nhuận sau thuế 416 tỷ đồng, giảm 57% so với năm 2022.

Hạn chế của việc chia cổ tức khủng

Mặt khác, việc duy trì cổ tức tiền mặt “khủng” khiến doanh nghiệp bị hạn chế trước những cơ hội đầu tư, giảm tốc độ tăng trưởng trong tương lai. Như trường hợp Công viên nước Đầm Sen (HOSE: DSN), trước dịch (2019), lợi nhuận đa phần để trả cổ tức tiền mặt cao 50 - 60% vốn điều lệ, có năm trả đến 90%. Điều này khiến doanh nghiệp không có nguồn tiền lớn để đầu tư thêm một công viên nước ở địa điểm khác hay dự án tạo thu nhập đáng kể, doanh thu chủ yếu nhờ công viên nước ở quận 11, TPHCM.

Ba năm đại dịch ảnh hưởng lớn đến nguồn thu, lợi nhuận Công ty giảm mạnh. Riêng năm 2021, DSN lần đầu lỗ hoạt động kinh doanh chính, nhờ bán khoản đầu tư tài chính vào VietABank mà may mắn có lãi ròng. Hoạt động kinh doanh mới hồi phục từ 2022 khi Việt Nam mở cửa du lịch. Theo đó, tỷ lệ cổ tức năm 2020 giảm xuống 25%, 2021 và 2022 xuống 15%.

Như vậy, doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt cao tuy hấp dẫn nhưng nhà đầu tư cần xét đến thị giá có quá cao, giao dịch có sôi động, tình hình hoạt động kinh doanh để duy trì chính sách cổ tức nhiều năm và khả năng phục hồi của cổ phiếu sau điều chỉnh.

Ngân Hà

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (7)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bao bì và In Nông nghiệp sắp chia cổ tức 2023 bằng tiền, tỷ lệ 25%

CTCP Bao bì và In Nông nghiệp (HNX: INN) thông báo chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền. Ngày giao dịch không hưởng quyền 16/05/2024.

Một doanh nghiệp xi măng vẫn dự chia cổ tức cho cổ đông dù ngành đang gặp khó

Trong bối cảnh ngành xi măng đang trong thời điểm khó khăn nhất, đặc biệt về khả năng tiêu thụ khi cung vượt cầu, CTCP Xi măng La Hiên VVMI (HNX: CLH) vẫn dự chia...

Một công ty dệt may sắp trả cổ tức bằng tiền gấp 10 lần thị giá

CTCP May Xuất khẩu Phan Thiết (UPCoM: PTG) thông báo 13/05 tới là ngày chốt danh sách cổ đông nhận tạm ứng cổ tức đợt 1/2024 bằng tiền. Ngày giao dịch không hưởng...

Tuần từ 22-26/04: Cổ tức tiền cao nhất 25%

Trong tuần từ 22-26/04/2024, có 9 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền. Trong đó, tỷ lệ cao nhất là 25%, tương đương cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 2,500...

Saigonbank chốt quyền chia cổ tức cổ phiếu tỷ lệ 10%

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) thông báo 24/04/2024 là ngày giao dịch không hưởng quyền để chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng cổ...

HAX chốt ngày đăng ký cuối cùng chia cổ tức và cổ phiếu thưởng 2023

HĐQT CTCP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh (HOSE: HAX) thông qua ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện chia cổ tức 2023 bằng tiền và nhận cổ phiếu thưởng là 10/05/2024.

Chủ nhà sách Fahasa sắp chia nốt cổ tức 2023, tỷ lệ 12%

CTCP Phát hành Sách Thành phố Hồ Chí Minh (Fahasa, UPCoM: FHS) thông báo chốt quyền thanh toán cổ tức đợt 2/2023 bằng tiền. Ngày đăng ký cuối cùng là 02/05/2024.

HSG quay lại với cổ tức tiền mặt sau 6 năm, dự chi hơn 300 tỷ 

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) sắp chi gần 308 tỷ đồng cổ tức NĐTC 2022-2023. Lần gần nhất, ông trùm tôn mạ trả cổ tức tiền mặt là từ năm 2018.

Tuần từ 15-19/04: Có doanh nghiệp chốt quyền chi hơn 700 tỷ đồng cổ tức

Trong tuần từ 14-19/04, có 7 doanh nghiệp chốt quyền trả cổ tức bằng tiền. Tỷ lệ cao nhất là 20%, tương đương cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 2,000 đồng.

Sonadezi Châu Đức sắp chi 120 tỷ đồng trả cổ tức 2023

CTCP Sonadezi Châu Đức (HOSE: SZC) thông báo chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức năm 2023 bằng tiền. Ngày giao dịch không hưởng quyền 24/04/2024.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98