Đô thị Thanh Hóa mới sẽ bao gồm cả huyện Đông Sơn

18/03/2023 14:52
18-03-2023 14:52:32+07:00

Đô thị Thanh Hóa mới sẽ bao gồm cả huyện Đông Sơn

Ngày 17/3, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 259/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040.

Theo nội dung được phê duyệt, phạm vi lập quy hoạch chung đô thị Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá đến năm 2040 gồm toàn bộ diện tích theo địa giới hành chính thành phố Thanh Hoá và huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá với tổng diện tích khoảng 22.821 ha.

Đây là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thanh Hóa, đô thị tỉnh lỵ với vai trò là trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học - kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa... Đất xây dựng đô thị hiện trạng khoảng 7.634ha, chiếm khoảng 34% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. Đến năm 2030, đất xây dựng đô thị khoảng 11.181ha, chiếm khoảng 49% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị. Đến năm 2040, đất xây dựng đô thị khoảng 14.019ha, chiếm khoảng 61% tổng diện tích tự nhiên toàn đô thị.

Tổng diện tích tự nhiên khoảng 22.821ha. Dự kiến sử dụng đất của đô thị theo yêu cầu phát triển đến năm 2040 như sau: Đất xây dựng đô thị tăng khoảng 6.386ha (bình quân 114m2/người), đến năm 2040 đạt khoảng 14.019ha, chiếm 61% diện tích đất tự nhiên.

Phát triển không gian đô thị tập trung, lan tỏa kết nối với ý tưởng chủ đạo là: tựa núi (Ngàn Nưa) - bên sông (sông Mã) - hướng biển (vịnh Bắc Bộ), lấy dãy Ngàn Nưa làm chỗ dựa, phát triển đô thị hai bên bờ sông Mã, kết nối mạnh về phía Đông, hướng ra biển.

Phát triển đô thị Thanh Hóa theo mô hình “tập trung, đa tâm” điều chỉnh mô hình “vành đai - xuyên tâm" thành mô hình “vành đai mở kết hợp mạng lưới mềm”. Lấy trục Đại lộ Lê Lợi kéo dài làm trục trung tâm, lấy sông Mã làm trục cảnh quan của đô thị; tăng cường các dải đô thị song song với trục cảnh quan sông Mã; hình thành vành đai số 3 kết nối các dải đô thị. Lấy trung tâm đô thị hiện hữu làm hạt nhân, hình thành khung cấu trúc đô thị “3 trục phát triển - 6 trung tâm - 1 hành lang sinh thái tự nhiên ”.

Cụ thể như, các trục phát triển chính gồm 3 trục như sau: Trục truyền thống: Theo hướng Bắc - Nam dọc Quốc lộ 1A cũ, nối các khu vực phát triển truyền thống của đô thị gồm khu vực Hàm Rồng; khu vực Hạc Thành và khu vực cầu Quán Nam. Trục phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: theo các trục đường QL45, QL47, Đại lộ Đông - Tây, Đại lộ Nam sông Mã, nối các khu vực phát triển đô thị hiện đại từ nút giao đường bộ cao tốc, qua Trung tâm hiện hữu của thành phố, kết nối với thành phố du lịch biển Sầm Sơn. Trục phát triển mới theo hướng Tây Nam - Đông Bắc: từ đường Trung tâm thành phố đi Cảng hàng không Thọ Xuân qua Đại lộ Lê Lợi, Đại lộ Nguyễn Hoàng đi biển Hải Tiến, kết nối các khu vực có vai trò động lực phát triển mới.

Một góc TP Thanh Hoá

Có 6 trung tâm tích hợp như: Trung tâm hiện hữu: chức năng trọng tâm là trung tâm hành chính, chính trị của thành phố và của cả tỉnh Thanh Hóa. Trung tâm Hàm Rồng - Núi Đọ: chức năng trọng tâm là trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái. Trung tâm Đông Nam: chức năng trọng tâm là trung tâm thể dục thể thao cấp tỉnh, trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực và trung tâm đô thị mới theo hướng liên kết thành phố Thanh Hóa - thành phố Sầm Sơn...

Quy hoạch đưa ra các khu vực đô thị gắn với trung tâm hiện hữu; định hướng không gian xanh; định hướng phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, kinh tế đô thị...

Hoàng Lam

Tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu 'khủng' về phát triển đô thị

Bộ Xây dựng đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đất xây dựng đô thị trên tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 1,9 - 2,3 %; số lượng đô thị toàn quốc là khoảng 1.000...

Thành phố Tân Uyên (Bình Dương) tích cực đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, đô thị

Chính quyền Tân Uyên tích cực đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông, chỉnh trang đô thị, khai thác nguồn lực công nghiệp - dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt sau nghị...

Đề xuất Chính phủ gỡ khó 620.000 m3 đất đắp cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo UBND tỉnh Đồng Nai cho phép tiếp tục thu hồi vật liệu san lấp tại các khu vực cải tạo đất nông...

Hơn 5.300 tỷ đồng làm cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 có chiều dài 31,5 km với tổng mức đầu tư hơn 5.333 tỷ đồng sẽ hoàn thành toàn tuyến năm 2026, khai thác...

Đánh giá năng lực chủ đầu tư, đơn vị tư vấn dự án cầu Rạch Miễu 2

Ngày 18/03, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải thực hiện đánh giá năng lực, trách nhiệm của chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, thẩm định dự án đầu tư...

Gỡ vướng cơ chế: Nói dễ làm khó

Một dự án cao tốc thuộc hàng trọng điểm quốc gia đang giậm chân tại chỗ từ năm 2019 đến nay vì lý do “vướng cơ chế”. Thời gian vướng không phải tính bằng đơn vị...

Quảng Ngãi duyệt quy hoạch 1/500 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đảo Ngọc gần 4,000 tỷ đồng

Vào đầu tháng 3, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển khu đô thị...

Eximbank đề xuất cấp tín dụng đối với doanh nghiệp tham gia dự án cao tốc đoạn Tân Phú – Bảo Lộc

Vào đầu tháng 3, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) đã có văn bản gửi đến UBND tỉnh Lâm Đồng về việc cam kết bố trí nguồn vốn tham gia dự...

Ông Trần Hồng Hà: "Cao tốc Bến Lức-Long Thành trì trệ trong khi tiền nhàn rỗi của VEC đang gửi tiết kiệm!"

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nghe chủ đầu tư VEC báo cáo tiến độ, những vướng mắc của dự án cao tốc Bến Lức - Lòng Thành.

Thi công hầm Núi Vung - cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo gặp khó

Chủ đầu tư dự án cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo cho biết hạng mục hầm Núi Vung đang chậm tiến độ do địa chất khác với thiết kế ban đầu.

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98