Hòa Phát nói về sóng gió ngành thép

22/03/2023 16:20
22-03-2023 16:20:00+07:00

Hòa Phát nói về sóng gió ngành thép 

Từ chiến tranh, lãi suất, lạm phát, tỷ giá cho tới sự trồi sụt của ngành bất động sản, 2022 có thể được xem là một trong những năm sóng gió nhất trong lịch sử ngành thép.

Nhìn lại năm 2022, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HOSE: HPG) ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong quý 1 và dần dần đi xuống cho tới cuối năm. Nguyên nhân chủ yếu là do ngành thép – vốn chiếm 95% lợi nhuận của Tập đoàn – bắt đầu bước vào giai đoạn thoái trào từ quý 2/2022, với giá thép và nhu cầu giảm mạnh.

Đỉnh điểm, Hòa Phát lần đầu tiên lỗ nặng liên tiếp trong 2 quý cuối năm 2022 và khiến tập đoàn ghi nhận bước lùi về lợi nhuận.

“Chiến tranh, lãi suất, lạm phát, tỷ giá đã tạo thành lốc xoáy cuốn bay thành quả tích lũy của nhiều nền kinh tế và Hòa Phát lần đầu tiên lỗ sâu liên tiếp trong 2 quý cuối năm. Trong cùng một năm mà ngành bất động sản từ nóng chuyển sang nguội dần và đóng băng vào cuối năm”, Chủ tịch Trần Đình Long chia sẻ về những khó khăn của Hòa Phát trong báo cáo thường niên năm 2022.

4 đòn giáng tới ngành thép

Trong báo cáo thường niên, Hòa Phát cũng nói cụ thể hơn về những cơn gió ngược mà ngành thép phải đối mặt trong năm 2022.

Thứ nhất, diễn biến đầu năm nóng, nguội dần và đóng băng vào cuối năm của ngành bất động sản là nguyên nhân chính gây sụt giảm về tiêu thụ và giá bán thép xây dựng dẫn đến doanh thu thép giảm dần trong năm 2022.

Thị trường bất động sản Việt Nam khởi động khá hưng phấn vào đầu năm 2022, rồi đột ngột đảo chiều vào giữa quý 2 và rơi vào cảnh trầm lắng kéo dài đến hết năm do nhiều khó khăn chưa tháo gỡ được về dòng vốn. Điều này gây hệ quả là sự sụt giảm rõ rệt về cả cầu và giá bán thép xây dựng, một trong những sản phẩm chủ lực hiện tại của Hòa Phát với tỷ trọng hơn 70% tiêu thụ nội địa.

Từ giữa tháng 5/2022 đến cuối năm, giá thép bước vào 19 nhịp điều chỉnh giảm gần như liên tiếp với tổng biên độ rơi hơn 4.2 triệu đồng/tấn, tương ứng với 25% giá trước giảm.

Thứ hai, giá than leo dốc đột biến do khủng hoảng từ xung đột địa chính trị, cộng hưởng bởi ảnh hưởng của tiêu thụ chậm và giá bán thấp do cầu yếu, khiến giá vốn hàng bán chịu nhiều áp lực.

Khủng hoảng năng lượng từ chiến sự Nga - Ukraine đã đẩy giá than luyện cốc, một trong hai nguyên liệu chính của luyện thép bằng lò cao lên gấp 3 lần thông thường vào hai đợt đỉnh điểm là tháng 3 và tháng 5/2022 và vẫn duy trì cao hơn mức giá năm 2021 khoảng 1.5 lần trong suốt thời gian còn lại của năm 2022. Do vậy, biên lợi nhuận gộp từ 27% năm 2021 xuống còn 12% năm 2022.

Thứ ba, giá USD tăng mạnh liên tục trong năm và đột ngột đảo chiều hạ sâu vào cuối năm. Trong khi giá USD duy trì ở mức khá ổn định trong năm 2021, sang năm 2022, tỷ giá bắt đầu có xu hướng nâng lên ngay từ tháng 3/2022 và tăng mạnh liên tục đến hết tháng 11/2022, đạt mức kỷ lục trong vòng 20 năm trở lại đây và chỉ quay đầu giảm sâu đột ngột trong những tuần cuối cùng của năm 2022.

Với đặc thù nguồn nguyên liệu đến chủ yếu từ nguồn nhập khẩu, trong khi thị trường tiêu thụ chính lại là nội địa, đồng thời vẫn duy trì tỷ trọng vay nước ngoài nhất định trong cơ cấu nợ vay, Hòa Phát luôn phải trả nguyên tệ USD ròng, dẫn đến chi phí tài chính liên quan rủi ro tỷ giá tăng cao. Tổng kết năm 2022, lỗ ròng tỷ giá (chênh lệch lãi và lỗ) là 1,858 tỷ đồng, tăng 65 lần so với 2021.

Thứ tư, lãi suất tăng mạnh trong 6 tháng cuối năm. Trong năm 2022, Fed đã có 7 liên tiếp nâng lãi suất điều hành để kiềm chế lạm phát tại Mỹ, đưa mức lãi suất này lên cao nhất trong 15 năm kể từ 2007 trở lại đây. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ ở Việt Nam được thực hiện với độ trễ khá dài khi duy trì lãi suất VNĐ ở mức dễ chịu trong 6 tháng đầu năm 2022 và chỉ bắt vào đà tăng mạnh trong 6 tháng còn lại. Hết năm, chi phí lãi vay là 3,084 tỷ đồng, tăng 1.53 lần so với cùng kỳ 2021.

Trong bối cảnh khó khăn, Hòa Phát mạnh tay cắt giảm hàng tồn kho, giảm mức dự trữ nguyên vật liệu xuống tối đa nhằm giảm lượng thành phẩm sản xuất với giá thành cao, đồng thời còn làm giảm gánh nặng về vốn lưu động và chi phí tài chính.

Đồng thời, Công ty cũng đóng cửa 4 lò cao, giảm công suất sản xuất thép để giảm bớt lượng hàng tồn kho thành phẩm giá cao, đồng thời phù hợp với sức tiêu thụ của thị trường.

* Hòa Phát muốn phát triển 10 khu công nghiệp, đại đô thị từ 300 - 500 ha

* Hòa Phát đặt mục tiêu lãi 8 ngàn tỷ trong năm 2023

Theo kế hoạch, ngày 30/3 tới, Hòa Phát sẽ tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 tại Hà Nội. Cho năm 2023, Tập đoàn đặt mục tiêu 150,000 tỷ đồng doanh thu, tăng khoảng 5% so với cùng kỳ và lãi sau thuế 8,000 tỷ đồng, giảm 5%.

Vũ Hạo

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ TMS: Cơ sở nào để đặt mục tiêu lãi trước thuế gấp đôi?

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Transimex (HOSE: TMS) thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế gần 419 tỷ đồng, gấp đôi thực hiện năm trước. Công ty đặt nhiều kỳ...

MSB lãi trước thuế quý 1 hơn 1,530 tỷ đồng, tỷ lệ CASA đạt 29.21%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (HOSE: MSB) lãi trước thuế hơn 1,530 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ...

ĐHĐCĐ Siba Group: Tăng lợi nhuận 25%, ông Trương Sỹ Bá tham gia ban điều hành

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 25/04, CTCP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba (Siba Group, HOSE: SBG) đặt mục tiêu gia tăng về cả doanh thu và lợi nhuận...

Tiếp tục "thu hời" từ chứng khoán, ACB lãi trước thuế quý 1 gần 4,900 tỷ đồng

BCTC hợp nhất vừa công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) cho thấy lãi trước thuế trong quý 1/2024 đạt hơn 4,892 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với...

Dự báo bấp bênh, Petrolimex đặt mục tiêu 2024 giảm 27% lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu...

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: Lợi nhuận quý 1 khoảng 4,017 tỷ đồng

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới. Tại đại hội, Chủ...

ĐHĐCĐ HBC: Cơ bản đã hoàn thành hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, muốn thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98