Thị trường vốn cổ phần tư nhân châu Á sẽ đối mặt với nhiều bất ổn hơn

30/03/2023 15:16
30-03-2023 15:16:34+07:00

Thị trường vốn cổ phần tư nhân châu Á sẽ đối mặt với nhiều bất ổn hơn

Theo Bain & Company, thị trường vốn cổ phần tư nhân của châu Á - Thái Bình Dương đã giảm mạnh vào năm ngoái, do khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư giảm khi đối mặt với lạm phát và căng thẳng địa chính trị.

Giới đầu tư điều chỉnh chiến lược

Tổng giá trị các thoả thuận trên thị trường vốn cổ phần tư nhân của khu vực này giảm 44% xuống còn 198 tỷ USD vào năm 2022, Bain cho biết trong Báo cáo Vốn cổ phần tư nhân châu Á – Thái Bình Dương năm 2023 (APPER 2023). Con số này thấp hơn nhiều so với mức 354 tỷ USD vào năm 2021, và các nhà phân tích cho biết thêm rằng gần 70% nhà quản lý quỹ được khảo sát dự đoán xu hướng tiêu cực sẽ tiếp tục vào năm 2024.

Bain cho biết những bất ổn dai dẳng trong nền kinh tế vĩ mô cùng với chi phí gia tăng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ngày càng tồi tệ đã kéo giảm tâm lý nhà đầu tư.

“Khi giới đầu tư cảm nhận thế giới đã bược vào một kỷ nguyên tăng trưởng chậm hơn, lạm phát gia tăng và sự không chắc chắn ngày càng lớn, họ đã dành thời gian để điều chỉnh lại chiến lược của họ. Họ nhận ra rằng những gì hoạt động tốt trong quá khứ có thể không còn là cách tiếp cận phù hợp cho năm 2023 và xa hơn nữa”, nhóm tác giả của APPER 2023 nhận định.

Báo cáo viết: “Nếu các điều kiện, bao gồm sự không chắc chắn về kinh tế vĩ mô, hiệu quả hoạt động kém của doanh nghiệp và sự sụt giảm trong hoạt động giao dịch, vẫn tiếp diễn trong năm nay, định giá có thể tiếp tục giảm vì các nhà quản lý quỹ sẽ áp dụng chiến lược theo dõi và chờ đợi”.

Giá trị giao dịch vốn cổ phần tư nhân ở Trung Quốc đại lục giảm 53% trong năm ngoái khi các nhà đầu tư vật lộn với chính sách Zero-COVID, báo cáo cho biết. Điều này dẫn đến sự sụt giảm trên phạm vi rộng lớn hơn.

Thoả thuận trong lĩnh vực công nghệ, internet giảm

Bain cho biết mặc dù internet và công nghệ vẫn là lĩnh vực được đầu tư lớn nhất ở châu Á - Thái Bình Dương, nhưng dòng vốn cổ phần tư nhân đổ vào cũng sụt giảm so với năm trước, ở mức thấp nhất kể từ năm 2017.

“Trong hơn một thập kỷ qua, lĩnh vực internet và công nghệ chiếm thị phần lớn nhất trong tổng lượng vốn cổ phần tư nhân lớn nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, con số này giảm vào năm 2022 xuống còn 33% từ mức 41% của năm trước đó. Các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ và Đông Nam Á đều chứng kiến sự sụt giảm mạnh, trong đó Trung Quốc giảm 62% so với cùng kỳ năm ngoái”, báo cáo của Bain cho hay.

Trong lĩnh vực công nghệ, mảng dịch vụ đám mây có giá trị giao dịch vốn cổ phần tư nhân lớn nhất, trong khi các doanh nghiệp công nghệ tiêu dùng như thương mại điện tử và dịch vụ trực tuyến lại chứng kiến mức giảm khoảng 70% so với một năm trước.

Dòng vốn đổ vào ESG

Mặc dù các điều kiện kinh tế vĩ mô kéo giảm tâm lý của các nhà đầu tư đối với giao dịch cổ phần tư nhân trên toàn khu vực, song Bain cho biết số lượng các giao dịch liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp (ESG) lại gia tăng.

Bain cho biết: “Trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, các khoản đầu tư vào điện nước và năng lượng tái tạo chiếm 60% giá trị thỏa thuận”.

Các đối tác được Bain khảo sát cho hay họ sẽ tiếp tục tập trung vào đầu tư liên quan đến ESG trong những năm tiếp theo. “Một nửa số đối tác mà chúng tôi khảo sát có kế hoạch tăng đáng kể nỗ lực và tập trung vào ESG trong vòng 3 - 5 năm tới, tăng từ mức 30% của ba năm trước”.

Kim Dung (Theo CNBC)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98