Thụy Sĩ ‘vã mồ hôi’ với cuộc ‘hôn nhân’ vội vã giữa UBS và Credit Suisse

23/03/2023 06:33
23-03-2023 06:33:39+07:00

Thụy Sĩ ‘vã mồ hôi’ với cuộc ‘hôn nhân’ vội vã giữa UBS và Credit Suisse

Cuộc “hôn nhân sắp đặt” giữa UBS và Credit Suisse tạo ra một ngân hàng có quy mô lớn chưa từng thấy ở Thụy Sĩ. Một số ý kiến hoài nghi rằng một siêu nhà băng không hẳn đã là điều tốt.

Logo của UBS và Credit Suisse trước khi sáp nhập. Ảnh: AP

Thỏa thuận đạt được hôm 19/3 giúp ngăn chặn sự sụp đổ của ngân hàng lớn thứ hai Thụy Sĩ.

Trước khi diễn ra thương vụ mua lại, cả UBS và Credit Suisse đều đã nằm trong danh sách 30 ngân hàng lớn nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng chiến lược trong hệ thống ngân hàng toàn cầu và quá lớn để có thể sụp đổ.

Một số người trong ngành và giới chính trị không tin rằng một ngân hàng lớn hơn sẽ tốt hơn. Đến nay, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời.

Những thương vụ mua lại lớn như vậy thường phải mất mấy tháng đàm phán, nhưng UBS đưa ra quyết định chỉ sau vài ngày, dưới sức ép của giới chức Thụy Sĩ.

Tổng giám đốc điều hành UBS Ralph Hamers thừa nhận tại một hội nghị rằng ông vẫn chưa nắm được hết các chi tiết của thỏa thuận mua lại.

Được Alfred Escher, cha đẻ của ngành đường sắt Thụy Sĩ, thành lập năm 1856, Credit Suisse liên quan chặt chẽ đến sự phát triển kinh tế của đất nước.

Ngân hàng này cấp vốn để mở rộng mạng lưới đường sắt, xây đường hầm Gothard dưới núi Alps, các công ty khởi nghiệp sau này trở thành đầu tàu trong ngành của họ.

Ngành ngân hàng Thụy Sĩ đã trải qua một sự kiện sáp nhập lớn năm 1998, khi Swiss Bank Corporation sáp nhập với Union Bank of Switzerland để tạo nên UBS ngày nay.

Theo các chuyên gia, việc gộp các ngân hàng lại sẽ làm giảm tính cạnh tranh và không tạo nên điều kiện tài chính tốt cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việc tiếp quản cưỡng ép cũng vấp phải chỉ trích mạnh mẽ trong giới chính trị. Các chính trị gia kêu gọi phải thắt chặt kiểm soát hơn nữa, dù việc kiểm soát vốn đã chặt chẽ ở Thụy Sĩ, sau khi siêu ngân hàng ra đời sẽ thống trị ngành ngân hàng của quốc gia.

Vụ sụp đổ của Credit Suisse giáng một đòn mạnh vào danh tiếng ổn định của Thụy Sĩ.

“Vị thế của Thụy Sĩ như một trung tâm tài chính của thế giới đã sụp đổ. Quốc gia này giờ bị nhìn nhận như một nước cộng hòa chuối về tài chính”, Octavio Marenzi, CEO của hãng tư vấn Opimas, viết trong một bản đánh giá.

“Thất bại của Credit Suisse sẽ gây tác động nghiêm trọng lên các tổ chức tài chính khác của Thụy Sĩ. Danh tiếng của nước này về quản lý tài chính thận trọng, giám sát chặt chẽ đã tiêu tan”, Marenzi nhận xét.

Tú Linh (Theo CNBC)

Tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Tài chính Mỹ chỉ còn chưa tới 39 tỷ đô tiền mặt

Tình hình tiền mặt và các khoản vay của Bộ Tài chính Mỹ đang rất hạn chế.

Những kịch bản có thể xảy ra khi Mỹ tiến sát bờ vực vỡ nợ

Khách hàng của các ngân hàng đầu tư đang dồn dập đặt câu hỏi cho Phố Wall rằng điều gì sẽ xảy ra nếu Bộ Tài chính Mỹ trong những tuần tới hết tiền mặt và phải thực...

EC “bật đèn xanh” cho thương vụ ngân hàng UBS mua lại Credit Suisse

EC đánh giá vụ ngân hàng UBS sát nhập với Credit Suisse không làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường và ngân hàng này vẫn sẽ đối mặt với sức ép từ các đối thủ khác...

Thế giới dư thừa container

Hoạt động sản xuất container giảm mạnh trong bối cảnh nhu cầu vận tải hàng hóa toàn cầu hạ nhiệt sau 2 năm bùng nổ. Số lượng container tồn đọng tại các cảng biển...

Cổ tức toàn cầu đạt kỷ lục dù kinh tế chậm lại

Các công ty đa quốc gia chi trả kỷ lục gần 327 tỷ USD cổ tức trong quý I, nhờ sự hào phóng của ngành tài chính, dầu khí.

Meta Platforms chính thức thua trong cuộc chiến pháp lý với EC

Tòa sơ thẩm châu Âu khẳng định công ty Meta Platforms Ireland chưa chứng tỏ được rằng yêu cầu cung cấp các tài liệu được xác định theo từ khóa tìm kiếm là vượt quá...

Đồng bạc xanh tăng lên mức cao nhất trong gần 6 tháng so với đồng yen

Đồng USD tăng khi kỳ vọng thị trường ngày một lớn rằng lãi suất của Mỹ sẽ duy trì ở mức cao hơn và bế tắc về trần nợ Mỹ cũng khiến tâm lý ưa thích các tài khoản rủi...

Dòng vốn toàn cầu chuyển hướng sang thị trường trái phiếu

Thị trường trái phiếu sôi động trở lại khi nhiều “tay chơi” lớn trên toàn cầu bị hấp dẫn bởi mức lợi suất cao của trái phiếu.

2,000 tỷ đô sẽ bị rút ra khỏi kinh tế toàn cầu?

Hàng ngàn tỷ đô sắp bị rút ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu khi các NHTW thực hiện các biện pháp thắt chặt định lượng (QT).

FWD cân nhắc thực hiện vòng gọi vốn tiền IPO

FWD Group Holdings Ltd. đang cân nhắc thực hiện một vòng gọi vốn tư nhân trong bối cảnh kế hoạch IPO của công ty bảo hiểm châu Á này lại một lần nữa bị trì hoãn do...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98