Trái chủ của Credit Suisse nổi giận

21/03/2023 20:10
21-03-2023 20:10:00+07:00

Trái chủ của Credit Suisse nổi giận

Các trái chủ nắm giữ trái phiếu cấp 1 bổ sung của Credit Suisse mất hàng tỷ USD sau vụ mua lại. Dù rủi ro đã được biết rõ từ trước, điều này vẫn ảnh hưởng thị trường nói chung.

Ngày 19/3, ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ - UBS - đồng ý mua lại nhà băng 167 tuổi - Credit Suisse - với giá 3,23 tỷ USD, chưa bằng một nửa giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng này. Ảnh: Reuters.

17 tỷ USD trái phiếu cấp 1 bổ sung (AT1) của Credit Suisse đã bị xóa sổ sau thương vụ giữa UBS và ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ.

Theo CNBC, điều này khiến các trái chủ của Credit Suisse phẫn nộ vì khoản đầu tư của họ đã mất trắng, còn cổ đông vẫn được hoàn trả sau vụ mua lại.

Thông thường, các khoản đầu tư vốn cổ phần sẽ được coi là kém quan trọng hơn trái phiếu AT1.

Khoản lỗ trái phiếu AT1 kỷ lục

Cơ quan Quản lý Thị trường Tài chính của Thụy Sĩ (Finma) cho biết hàng tỷ USD trái phiếu của Credit Suisse sẽ vô giá trị và chuyển một phần gánh nặng chi phí sang các nhà đầu tư tư nhân. Toàn bộ trái phiếu cấp 1 bổ sung (AT1) của nhà băng Thụy Sĩ được bút toán giảm để tăng vốn chủ sở hữu.

Theo các chiến lược gia tại Goldman Sachs, đây là khoản lỗ lớn nhất đối với nhà đầu tư AT1 kể từ khi loại trái phiếu này ra đời vào cuộc khủng hoảng tài chính 2008.

Nhiệm vụ của AT1 là hấp thụ các khoản lỗ. Điều này không đáng ngạc nhiên. Chúng chỉ làm những gì được thiết kế để làm.

Bà Elisabeth Rudman - Trưởng bộ phận Tổ chức tài chính toàn cầu tại DBRS Morningstar

Tuy nhiên, bà Elisabeth Rudman - Trưởng bộ phận Tổ chức tài chính toàn cầu tại DBRS Morningstar - cho rằng động thái của Finma không gây sốc.

"Nhiệm vụ của AT1 là hấp thụ các khoản lỗ. Điều này không đáng ngạc nhiên", bà nói thêm. "Chúng chỉ làm những gì được thiết kế để làm", vị chuyên gia nhận định.

Trái phiếu AT1 là một loại nợ được coi như một phần vốn tối thiểu của ngân hàng. Người nắm giữ có thể chuyển đổi AT1 thành cổ phần hoặc bút toán giảm trong một số trường hợp nhất định.

AT1 được tạo ra sau khủng hoảng tài chính nhằm chuyển rủi ro khỏi doanh nghiệp trong khủng hoảng. Do yếu tố rủi ro cao, loại trái phiếu này thường trả lãi cao hơn những trái phiếu khác.

Thay đổi quan điểm của nhà đầu tư

Rủi ro đã được nêu rõ trong hồ sơ phát hành trái phiếu. Theo đó, trong trường hợp xóa sổ trái phiếu, toàn bộ số tiền gốc sẽ giảm về 0.

Đây là điều đã xảy ra với Credit Suisse, sau khi ngân hàng này bị mua lại với giá hơn 3 tỷ USD.

Thương vụ này được chính phủ Thụy Sĩ và cơ quan quản lý ngân hàng làm trung gian, nhằm gấp rút xử lý cuộc khủng hoảng của ngân hàng lớn thứ 2 quốc gia này.

Rắc rối của Credit Suisse đã khiến các thị trường châu Âu và toàn cầu run rẩy. Nhà băng này là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất thế giới và được xếp vào nhóm các ngân hàng quan trọng về mặt hệ thống.

Tình huống của các trái chủ Credit Suisse làm dấy lên lo ngại về tác động đối với thị trường tín dụng toàn cầu và trái phiếu AT1 của các tổ chức tài chính lớn khác.

Theo bà Rudman, điều này có thể tác động tới quan điểm của nhà đầu tư về trái phiếu, và cách họ sẵn sàng trả tiền cho chúng.

"Sẽ có những rủi ro về việc định giá, và có lẽ một số nhà đầu tư có thể tính toán lại lợi suất mà họ đang tìm kiếm", bà cho biết.

Trong khi đó, Goldman Sachs cho rằng quyết định của Finma sẽ "ngăn chặn rủi ro gia tăng đáng kể".

"Vẫn chưa rõ các nhà đầu tư coi đây là một trường hợp cá biệt, hay sẽ thay đổi cách đánh giá về phần thường rủi ro của mình trong thời điểm những rắc rối của ngành tài chính đang gia tăng", đội ngũ phân tích nhận xét.

Goldman cho rằng hiện giờ, rất khó để đánh giá sự hấp dẫn của AT1 dựa trên mức chênh lệch lợi suất giữa AT1 và các trái phiếu có rủi ro thấp hơn. Ngân hàng đầu tư này dự báo nhu cầu AT1 sẽ giảm đi.

Thảo My

ZING







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kế hoạch đánh thuế người giàu vẫn tiến triển chậm trên quy mô toàn cầu

Vào cuối năm 2021, hơn 140 quốc gia đã nhất trí áp thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia theo đề xuất của OECD, nhưng tới nay tiến triển vẫn còn hạn chế.

Chứng khoán thăng hoa, tài sản của giới siêu giàu ở Mỹ tăng lên 44,600 tỷ đô

Top 1% những người giàu nhất nước Mỹ sở hữu khối tài sản lên tới 44,600 tỷ USD vào cuối quý 4/2023, chủ yếu là nhờ sự thăng hoa của thị trường chứng khoán.

Trung Quốc: Khủng hoảng bất động sản lan sang các ngân hàng lớn nhất, nợ xấu tăng vọt

Khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc đang lan rộng sang các ngân hàng lớn nhất của đất nước này, khiến tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh.

Bộ Tài chính Nhật Bản cam kết hành động quyết liệt nếu đồng yen tiếp tục giảm

Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản nhấn mạnh sẽ có hành động thích hợp và "không loại trừ bất kỳ lựa chọn nào" để đối phó với biến động quá mức...

Đồng Yên Nhật xuống đáy 34 năm

Đồng nội tệ Nhật Bản đã rơi xuống mức thấp nhất trong 34 năm so với đồng USD, từ đó làm dấy lên đồn đoán giới chức nước này sẽ can thiệp vào thị trường ngoại hối.

Singapore siết chặt quản lý các quỹ gia đình

Quỹ gia đình ở Singapore chỉ có thời hạn tối đa một tháng để cung cấp thêm thông tin cho Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) khi được yêu cầu. Nếu không, đơn xin mở quỹ...

Tài sản của Donald Trump tăng thêm 4 tỷ USD trong 1 ngày

Việc Trump Media hoàn tất thương vụ sáp nhập đã giúp tài sản của ông Donald Trump tăng lên 6.5 tỷ USD.

Đằng sau nghịch lý đồng yen giảm khi BoJ nâng lãi suất

Đồng yen suy yếu sẽ nâng đỡ lợi nhuận cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng lại tác động tiêu cực đến các hộ gia đình vì nó làm tăng giá hàng nhập khẩu.

Vốn khởi nghiệp ở Ấn Độ: Từ đỉnh cao đến vực sâu

Mức định giá của công ty khởi nghiệp (startup) công nghệ giáo dục Byju’s từ 22 tỉ đô la Mỹ xuống khoảng 200 triệu đô la chỉ trong chưa đầy 2 năm là minh chứng rõ...

Trung tâm tài chính (Financial Hub) toàn cầu đặt ở đâu?

Cùng tìm hiểu nơi đặt các trung tâm tài chính toàn cầu trên thế giới và tiêu chí để đánh giá mức độ phát triển của một trung tâm tài chính.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98