Telenor: Việc rời Myanmar đã giúp thúc đẩy sắp xếp lại hoạt động kinh doanh tại châu Á

26/04/2023 20:00
26-04-2023 20:00:00+07:00

Telenor: Việc rời Myanmar đã giúp thúc đẩy sắp xếp lại hoạt động kinh doanh tại châu Á

Việc Telenor rời khỏi Myanmar đã tác động tới quan điểm của nhà đầu tư về phần tài sản còn lại tại châu Á của công ty, Giám đốc điều hành Sigve Brekke của hãng viễn thông Na Uy cho biết.

Phát biểu trên trang Financial Times, ông Sigve Brekke cho rằng tập đoàn quốc doanh này đã tách tài sản tại châu Á của mình - bao gồm phần tài sản tại Bangladesh, Pakistan, Thái Lan và Malaysia - thành một đơn vị riêng biệt để cho phép họ theo đuổi các lựa chọn chiến lược, có thể bao gồm cả việc sáp nhập.

Ông Sigve Brekke nói: “Myanmar là một phần khá quan trọng trong giá trị vốn hóa thị trường của Telenor. Việc rời khỏi đất nước này đã tác động đến quan điểm của các nhà đầu tư về tài sản châu Á của chúng tôi. Đây là một lý do khác giải thích tại sao chúng tôi đang tái định hình theo cách khác ở châu Á. Chúng tôi có khả năng xử lý rủi ro tốt hơn trong tương lai”.

Giám đốc điều hành Telenor cho biết thêm rằng ông “không muốn suy đoán” về việc liệu Telenor có hiện diện ở châu Á trong thời gian 5 năm hay không, ngoại trừ thông qua liên doanh với các đối tác trong nước.

Châu Á là mảnh đất khó nhằn đối với các nhà khai thác viễn thông phương Tây. Hầu hết các công ty, bao gồm BT và Telia, đều buộc phải rời đi. Một số nhà phân tích đã thúc giục Telenor rời khỏi châu Á, nơi công ty sở hữu khoảng 95% khách hàng của mình, để tập trung duy nhất vào sân nhà Bắc Âu.

Nhà điều hành Na Uy đã trải qua “cuộc chia ly” đau đớn khỏi Myanmar sau cuộc đảo chính vào năm 2021. Cuối cùng, công ty đã nhận được sự chấp thuận của chính quyền để bán doanh nghiệp của mình tại Myanmar cho một công ty đầu tư Li Băng hồi năm ngoái.

Hơn một năm trôi qua, ông Brekke cho biết: “Tôi rất buồn với việc chúng tôi phải rời Myanmar. Đất nước này vừa mang lại lợi nhuận vừa là nơi mà chúng tôi thấy mình sẽ tạo ra sự khác biệt. Chúng tôi từng nghĩ rằng chúng tôi không có bất kỳ sự thay thế nào. Chúng tôi đã chọn phương án ít tồi tệ nhất.”

Ông nói thêm rằng, việc duy trì sự an toàn của nhân viên và khách hàng trong khi giải quyết các yêu cầu từ chính quyền là một thách thức. “Khi bạn có các nguyên tắc, sẽ có cái giá của chúng. Chúng tôi có một nguyên tắc rất rõ ràng trong việc giữ an toàn cho người dân và khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi chưa bao giờ bật bất kỳ thiết bị nghe nào”, ông nói.

Telenor đã đặt chân vào châu Á được 1/4 thế kỷ và Brekke đã nói lên giá trị mà công ty đã tạo ra. Ông cho biết hãng viễn thông Na Uy đã nhận cổ tức bằng với số tiền họ đã đầu tư vào lục địa này - khoảng 65 tỷ Krone Na Uy (tương đương 6.3 tỷ USD). Ước tính giá trị của các công ty châu Á đã niêm yết của tập đoàn này và giá trị sổ sách của hoạt động kinh doanh tại Pakistan là khoảng 100 tỷ Krone so với tổng vốn hóa thị trường của tập đoàn là 180 tỷ Krone.

Nhà điều hành Na Uy gần đây đã hoàn thành thương vụ sáp nhập ở cả Malaysia và Thái Lan. Các thương vụ này biến các công ty mới trở thành công ty số một ở mỗi quốc gia, sánh vai với vị trí tương tự tại Bangladesh. Hiện Telenor đang khám phá tất cả các lựa chọn, bao gồm cả việc bán hàng tại Pakistan.

Telenor cũng nỗ lực hợp nhất toàn bộ hoạt động kinh doanh ở châu Á với Tập đoàn Axiata của Malaysia vào năm 2019 nhưng đã thất bại. Brekke cho biết ông đã tiến hành các thỏa thuận khả thi cho hoạt động kinh doanh ở châu Á kể từ đó nhưng chúng phức tạp về mặt cơ cấu và mất nhiều thời gian để hoàn tất. Vị Giám đốc cũng cho biết ông đã đến thăm khu vực này khoảng 60 lần trong khoảng thời gian đó.

Telenor cũng có những giao dịch tiềm năng gần nước nhà hơn. Hồi tháng 2, tờ Financial Times đưa tin rằng CK Hutchison, tập đoàn được niêm yết tại Hồng Kông, đang đàm phán với tập đoàn Na Uy về việc sáp nhập các doanh nghiệp của họ ở Đan Mạch và Thụy Điển. Telenor cũng đã bán 30% hoạt động kinh doanh sợi quang ở Na Uy cho một tập đoàn do KKR đứng đầu vào tháng 2 năm nay.

Khai Tâm (Theo the Financial Times)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tháo chạy khỏi Campuchia, DN bất động sản Trung Quốc bỏ lại 500 toà nhà ‘ma’

Cuộc tháo chạy của các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc đã bỏ lại thành phố ven biển Campuchia hàng trăm toà nhà xây dựng dang dở.

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo của Campuchia

Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo và đề nghị phía Campuchia chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này đối với tài nguyên nước và môi...

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Việt Nam muốn Lào hạ giá thành bán than

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết nhu cầu nhập khẩu than của Việt Nam đang rất cao và đẩy mạnh xuất khẩu than cũng là mong muốn của nước bạn Lào nhưng quan trọng...

Việt Nam đầu tư trên 3,7 tỷ USD vào Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia

Trong khu vực Tam giác phát triển thuộc Lào và Campuchia, Việt Nam có 110 dự án với số vốn đăng ký đầu tư hơn 3,7 tỷ USD (chiếm hơn 24% tổng số dự án và hơn 44% vốn...

Campuchia mong thu hút khách du lịch và nhà đầu tư từ Trung Quốc

Nhiều người dân Campuchia tỏ ra rất vui mừng khi chứng kiến sự kiện ra mắt “Năm giao lưu nhân văn Trung quốc - Campuchia 2024” diễn ra hồi cuối tuần trước. Họ hy...

Nhà đầu tư nước ngoài phải mở tài khoản ngân hàng tại Lào để giao dịch tài chính

Chính phủ Lào đang nỗ lực đảm bảo có nhiều ngoại tệ hơn được đưa vào hệ thống ngân hàng, giúp nước này có thêm nguồn lực để đối phó với tình trạng mất cân bằng...

Campuchia thu hút 268 dự án FDI, tạo hơn 307,000 việc làm trong năm 2023

Campuchia đã thu hút 4.92 tỷ USD đầu tư tài sản cố định trong năm 2023, tăng 22% so với mức 4.03 tỷ USD hồi năm 2022, Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) cho biết...

Lào nâng cấp sân bay do Việt Nam tài trợ và xây dựng thành sân bay quốc tế

Tờ Vientiane Times nhận định sân bay Nongkhang đi vào hoạt động là cột mốc quan trọng trong hợp tác Lào-Việt, đáp ứng mong đợi của người dân tỉnh Huaphanh và mang...

Campuchia đẩy mạnh đa dạng hóa sản xuất ngoài ngành may mặc

Tỷ trọng của lĩnh vực sản xuất ngoài may mặc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Campuchia đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Điều này cho thấy sản xuất...

Lào tham vọng trở thành nguồn cung cấp điện năng của Đông Nam Á

Trong năm 2022, xuất khẩu điện đã đem lại nguồn thu trên 2,3 tỷ USD cho Lào, trong khi nước này chỉ phải chi hơn 40 triệu USD cho việc nhập khẩu điện.

Chứng khoán thế giới


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98