Tổng Giám đốc Minh Phú (MPC): Giá tôm Việt Nam cao hơn 30% so với Ấn Độ và gấp đôi Ecuador

17/04/2023 11:08
17-04-2023 11:08:57+07:00

Tổng Giám đốc Minh Phú (MPC): Giá tôm Việt Nam cao hơn 30% so với Ấn Độ và gấp đôi Ecuador

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) diễn ra ngày 13/4/2023, ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (HOSE: MPC) đã chia sẻ về một số vấn đề tồn tại hiện nay của ngành tôm, trong đó giá thành tôm nguyên liệu Việt Nam cao hơn 30% so với Ấn Độ và cao hơn gấp đôi so với Ecuador.

Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (HOSE: MPC)

Ông Quang cho biết một số vấn đề tồn tại hiện nay đã làm cho ngành tôm Việt Nam giảm sức cạnh tranh so với các quốc gia nuôi tôm khác như Ấn Độ, Ecuador.

Theo lãnh đạo Minh Phú, ngành tôm Việt Nam mất 10 ngàn tỷ đồng vì thói quen nuôi tôm có sử dụng kháng sinh của người dân.

- Chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để kiểm và kiểm soát kháng sinh từ vùng nuôi đến nhà máy chế biến. Đây là khoảng chi phí không nhỏ và kéo dài hàng chục năm qua.

- Chi phí kiểm kháng sinh ở các nước nhập khẩu mà doanh nghiệp phải chịu và bị trừ vào giá bán;

- Cơ hội bán hàng bị giảm đáng kể do thời gian thông quan kéo dài do phải chờ thời gian lấy mẫu và chờ kết quả kiểm kháng sinh từ đó khả năng cạnh tranh của tôm bị giảm sút.

Vấn đề đáng ngại hơn là giá thành tôm nguyên liệu Việt Nam cao hơn 30% so với Ấn Độ và cao hơn gấp đôi so với Ecuador đã làm con tôm Việt Nam mất sự cạnh tranh so với tôm các nước, ông Quang nhận định.

“Tôm là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, hàng năm kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm từ 40 – 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành thủy sản. Vì vậy để phát triển ngành thủy sản thì nên tập trung chú trong nhiều hơn trong việc phát triển con tôm, bao gồm từ khâu nuôi trồng nguyên liệu đến chế biến, xuất khẩu, giúp con tôm Việt Nam cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới”, Tổng Giám đốc Minh Phú cho biết.

Theo đó, tập đoàn Minh Phú đã đưa ra một số kiến nghị:

- Chính phủ mạnh tay với kháng sinh; kiểm kháng sinh liên tục và thường xuyên ở vùng nuôi, nếu phát hiện kháng sinh phải hủy ao tôm đó ngay thì mới dẹp được thói quen dùng kháng sinh của người dân; kiểm soát chặt chẽ và xử lý thật mạnh tay với công ty và người bán thuốc, hóa chất, chế phẩm vi sinh... có trộn kháng sinh là cắt giấy phép kinh doanh và xử lý hình sự.

- Chính phủ cho phép xây dựng cơ chế được hợp tác công tư giữa Doanh nghiệp với các Viện nghiên cứu (bao gồm cả Viện nghiên cứu và nuôi trồng thủy sản II) trong các vấn đề cụ thể như sau: Gia hóa cải thiện di truyền tôm bố mẹ sú và tôm bố mẹ thẻ chân trắng để tạo ra tôm giống có khả năng chống chịu tốt và thích ứng tốt với dịch bệnh, thời tiết, khí hậu và môi trường của từng vùng miền của Việt Nam; Sản xuất ra tôm giống chất lượng cao kháng bệnh và thích nghi với thời tiết khí hậu, môi trường của từng vùng miền của Việt Nam đưa tỷ lệ thành công của ngành nuôi tôm Việt Nam đến năm 2030 đạt trên 60% và đến năm 2035 đạt trên 80% (hiện tại tỷ lệ thành công của nuôi tôm Việt Nam dưới 40%); Xây dựng và hoàn thiện các mô hình nuôi tôm sú rừng, tôm sú quảng canh, tôm sú bán thâm canh, tôm sú - lúa, tôm sú thâm canh, tôm thẻ chân trắng thâm canh và tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao với giá thành thấp phù hợp với từng vùng miền của Việt Nam.

Theo ông Quang, với các giải pháp này nếu Việt Nam làm ngay trong năm nay và làm quyết liệt thì giá thành con tôm Việt Nam sẽ bằng Ấn Độ trước năm 2030 và bằng Ecuador trước năm 2035 giúp người nuôi tôm làm giàu trên chính mảnh đất của mình và giúp các doanh nghiệp chế biến tôm có lợi nhuận tốt hơn để xây dựng ngành tôm vững mạnh, bền vững.

Vũ Hạo

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra sang thị trường UAE tăng 67% so với cùng kỳ

Tháng 3, Việt Nam xuất khẩu hơn 2 triệu USD cá tra sang UAE, tăng 62%. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, giá trị xuất khẩu sang thị trường này đạt hơn 7 triệu USD, tăng...

Lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore

Ba tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Singapore đạt khoảng 36,15 triệu SGD, tăng hơn 80% so với cùng kỳ năm ngoái

FAO: Sản lượng thủy sản nuôi và khai thác đạt kỷ lục vào năm 2022

Theo số liệu của FAO, sản lượng thủy sản nuôi và khai thác toàn cầu đạt 223.2 triệu tấn vào năm 2022, đây là mức cao nhất kể từ năm 1950.

Chỉ số hàng hóa MXV-Index lấy lại đà tăng sau 3 ngày suy yếu

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá, phản ánh diễn biến giá phân hoá của giá hàng hoá nguyên liệu thế giới...

Giá cà phê trong nước tăng như vũ bão, tiến sát 120.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước và quốc tế đồng loạt tăng từng ngày, phá vỡ mọi đỉnh lịch sử.

Sầu riêng sụt giá mạnh

Ngày 16-4, tại một số tỉnh ở ĐBSCL, giá sầu riêng giảm 45.000 - 50.000 đồng/kg so với cách đây 1 tháng. Thương lái hiện mua sầu riêng xô tại vườn với giá 65.000 -...

Chỉ số hàng hóa MXV-Index trở lại vùng đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, kết thúc ngày giao dịch 10/4, lực mua chiếm ưu thế trở lại trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới...

Việt Nam có 4 loại hạt tỷ USD: Giá bán cao kỷ lục, sản lượng top đầu thế giới

Trúng thầu lớn, giá cao kỷ lục lịch sử, hàng trong kho sắp cạn, từ chối bớt đơn hàng… là những thông tin được đề cập khi nói đến 4 loại hạt tỷ USD của Việt Nam. Cả...

Giá cà phê tăng cao, nguy cơ đổ vỡ các hợp đồng liên kết

Thực tế hiện nay ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt là giá tăng quá nhanh, ở mức quá cao, dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, và có nguy cơ đổ vỡ hợp đồng.

EU chi gần 48 tỷ USD mua cà phê, Việt Nam thành nhà cung cấp lớn thứ hai

Thị trường EU sẽ bùng nổ khi dự tính chi gần 48 tỷ USD nhập khẩu cà phê trong năm 2024. Hiện Việt Nam trở thành nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai cho khối thị trường...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98