CPI tháng 5/2023 tăng nhẹ so với tháng trước

29/05/2023 09:10
29-05-2023 09:10:00+07:00

CPI tháng 5/2023 tăng nhẹ so với tháng trước

Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm tăng, giá điện, nước sinh hoạt tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2023 tăng 0.01% so với tháng trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3.55% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 4.83%.

Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, CPI tăng 3.55% so với cùng kỳ năm trước

Trong mức tăng 0.01% của CPI tháng 5/2023 so với tháng trước, có 08 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 03 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Tám nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm:

- Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng mạnh nhất với 1.01% chủ yếu do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng lên; giá gas trong tháng tăng 0.31% so với tháng trước do từ ngày 01/5/2023. Ở chiều ngược lại, giá dầu hỏa giảm 5.93% so với tháng trước do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh giá ngày 04/5/2023, 11/5/2023 và 22/5/2023; giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0.15% do giá thép giảm khi giá quặng sắt trên thị trường thế giới giảm.

- Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0.24% so với tháng trước, trong đó giá dịch vụ du lịch trọn gói tăng 0.67%; nhà khách, khách sạn tăng 0.38% do trong tháng có kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài nên nhu cầu đi du lịch tăng cao.

- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.24%, trong đó: Lương thực tăng 0.29%; thực phẩm tăng 0.22%; ăn uống ngoài gia đình tăng 0.26% do thời tiết nắng nóng và dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài nên nhu cầu tiêu dùng tăng.

- Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0.23%, tập trung chủ yếu ở mặt hàng đồ dùng cá nhân tăng 0.46%; hàng chăm sóc cơ thể tăng 0.33%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 0.29%; dịch vụ hiếu hỉ tăng 0.22%.

- Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0.16% do thời tiết nắng nóng nên nhu cầu tiêu dùng tăng. Trong đó, giá điều hòa nhiệt độ tăng 0.61% so với tháng trước; giá quạt điện tăng 0.41%; máy đánh trứng, trộn đa năng tăng 0.87%; máy xay sinh tố, máy ép hoa quả tăng 0.01% và thiết bị gia đình lớn có động cơ tăng 0.2%.

- Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0.13% do thời tiết nắng nóng, oi bức nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống giải khát tăng, cụ thể: Giá nước khoáng tăng 0.16% so với tháng trước; nước giải khát có ga tăng 0.14%; nước quả ép tăng 0.47%. Rượu các loại tăng 0.13%; bia các loại tăng 0.21% và thuốc hút tăng 0.02%.

- Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0.1% do nhu cầu tiêu dùng tăng vào mùa hè đối với các mặt hàng mũ nón, giày dép và dịch vụ may mặc. Trong đó, giá quần áo may sẵn tăng 0.08%; mũ nón tăng 0.31%; giày dép tăng 0.11%; dịch vụ may mặc tăng 0.26% và dịch vụ giày dép tăng 0.27%.

- Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0.04%, chủ yếu tăng giá một số loại thuốc cảm cúm và vitamin do nhu cầu tăng vào thời tiết giao mùa.

Ba nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm:

- Nhóm giáo dục giảm 0.1% (tác động làm CPI chung giảm 0.01 điểm phần trăm) do ngày 20/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP, trong đó yêu cầu các địa phương giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học 2021-2022 để tiếp tục hỗ trợ cho người dân nên một số địa phương đã điều chỉnh giảm mức học phí sau khi đã thu theo Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ.

- Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0.17% do giá phụ kiện điện thoại thông minh giảm.

- Nhóm giao thông giảm 2.98% (tác động làm CPI chung giảm 0.29 điểm phần trăm), chủ yếu do: Giá xăng trong nước giảm 7.83% (tác động làm CPI chung giảm 0.28 điểm phẩn trăm) do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong nước vào ngày 04/5/2023, 11/5/2023 và 22/5/2023; giá nhóm phương tiện đi lại giảm 0.07%. Ở chiều ngược lại, có một số mặt hàng tăng giá trong tháng 5 như sau: Giá vận tải hành khách bằng đường bộ tăng 0.06%; đường sắt tăng 2.53%; đường hàng không tăng 0.45% do nhu cầu đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 tăng; phí thuê ô tô, xe máy tự lái tăng 0.08%.

Lạm phát cơ bản tháng 5/2023 tăng 0.27% so với tháng trước, tăng 4.54% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4.83% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3.55%). Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 5 tháng đầu năm 2023 giảm 15.27% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 8.51% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Nhật Quang

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn hàng không vũ trụ Embraer mở rộng hoạt động tại Việt Nam 

Ngày 23/09, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc với Tập đoàn hàng không vũ trụ Embraer, có trụ...

Sẽ hợp nhất 1 số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện

Các bộ, ngành sẽ tiếp tục kiện toàn tổ chức bên trong của các cơ quan, đơn vị theo hướng tinh gọn.

Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam sẽ đạt 5.1%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam sẽ đạt 5.1%, tăng so với mức 4.1% trong...

Các quỹ đầu tư tài chính Hoa Kỳ đánh giá cao triển vọng của Việt Nam

Tối 21/9, theo giờ địa phương, tại New York, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tọa đàm, ăn tối làm việc với lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia và các quỹ đầu tư...

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023: Các chuyên gia dự báo thế nào về tăng trưởng GDP của Việt Nam?

Các kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023 được nhiều chuyên gia đề cập tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023, chiều ngày 19/9.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2023: PGS.TS Trần Đình Thiên chỉ ra những ''nghịch lý'' của kinh tế Việt Nam

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thường chứa đựng “nghịch lý”: Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống...

Chủ tịch Quốc hội: Việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 hết sức khó khăn

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng thời gian qua, có thể nhận thấy, nền kinh tế đang còn đối mặt với nhiều khó khăn...

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Việt kiều tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa về Việt Nam 

Sáng 18/9 theo giờ địa phương, tức tối cùng ngày theo giờ Hà Nội, trong chương trình chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc ăn sáng làm...

Việt Nam hưởng lợi gì từ ký kết hợp tác toàn diện với Mỹ?

Việc Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Mỹ sẽ góp phần nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường thế giới và khu vực, thu hút thêm sự quan tâm đầu tư...

Thủ tướng: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN vượt mức 1,000 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc và các nước ASEAN thúc đẩy mạnh mẽ thương mại song phương phát triển cân bằng, bền vững, phấn đấu đưa ASEAN trở thành...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98