Đại biểu: Cơ chế đặc thù cho TP HCM 'chưa vượt trội'

30/05/2023 19:45
30-05-2023 19:45:14+07:00

Đại biểu: Cơ chế đặc thù cho TP HCM 'chưa vượt trội'

Trong số các chính sách mới nêu tại dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP HCM, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng "chưa thấy vượt trội".

Chiều 30/5, Quốc hội thảo luận tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế đặc thù cho TP HCM, sau khi Nghị quyết 54 hết hiệu lực từ cuối 2022.

Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói TP HCM "đang trong chiếc áo quá chật, cần nới ra ngay để thành phố phát triển". Vì thế, các chính sách thiết kế tại dự thảo Nghị quyết đưa ra là giúp TP HCM có thêm nguồn lực, tự chủ, phân cấp phân quyền và giúp thành phố phát triển mạnh mẽ, xứng tầm.

Đồng tình cần có cơ chế mới cho "đầu tàu kinh tế cả nước" phát triển, song ông Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân nhận xét 27 chính sách mới cho thành phố lần này "thật ra cũng chưa thấy vượt trội". Chẳng hạn, dự thảo Nghị quyết cho thành phố thí điểm lắp điện mặt trời mái nhà tại 1.572 tòa nhà, 167 MW với vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng. Trong khi chính sách cho loại hình năng lượng này đã có tại Quy hoạch điện VIII vừa được Thủ tướng phê duyệt.

Còn ông Nguyễn Thanh Phương, Ủy viên Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường, nói thành phố chưa rõ sẽ được lợi gì, ngân sách tiết kiệm bao nhiêu khi thực hiện chính sách về điện tái tạo, nên cần tính toán thêm.

Tương tự, về thu hút nhà đầu tư, theo ông Phương, cũng chưa rõ những hỗ trợ từ phía thành phố cho họ, trong khi quy định đưa ra thấy trách nhiệm của nhà đầu tư nhiều hơn. Ông cho rằng chính sách đưa ra cần rõ, vượt trội hơn để "nhà đầu tư không thấy mơ hồ", từ đó thu hút nguồn lực tư nhân, phát triển thành phố.

 

Ông Nguyễn Thanh Phương, Ủy viên Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường. Ảnh: Hoàng Phong

Băn khoăn về cơ chế thí điểm trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, bà Trần Thị Hoa Ry, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc, góp ý cần định hình được các nội dung đặc thù cụ thể là gì, tránh tình trạng loay hoay cả năm thành phố không quyết định được, lại hỏi trung ương xin ý kiến.

Tuy vậy, nhiều chính sách thiết kế tại dự thảo, theo các đại biểu sẽ giúp TP HCM có thêm nguồn lực, như thí điểm thanh toán cho các dự án BT bằng tiền. Theo ông Hoàng Văn Cường, các dự án trước đây, BT thanh toán bằng đất, không ngang giá, dẫn đến chuyện vật đổi vật và là nguyên nhân của tiêu cực.

"Dự án BT trả bằng tiền sẽ là cơ chế hoàn toàn đúng với điều kiện phát triển hiện nay, nếu làm tốt, ta sẽ tiến dần đến cơ chế đặt hàng của Chính phủ cho các nhà đầu tư, thu hút họ vào các công trình công, dự án công", ông Cường nêu.

Lấy ví dụ tại Hàn Quốc, ông nói Tập đoàn Hyundai trở nên hùng mạnh như vậy chính là nhờ cơ chế BT bằng tiền của Chính phủ và thời kỳ kinh tế Hàn Quốc đang khủng hoảng.

"Đây sẽ là cơ chế rất tốt giúp ta triển khai đầu tư công nhanh hơn, không khó khăn như hiện nay", ông nói, kiến nghị cơ chế này không chỉ dừng lại ở TP HCM mà có thể áp dụng trên cả nước.

Nêu quan điểm sau đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhìn nhận nhiều chính sách cho TP HCM được đưa ra nhưng chưa trọng tâm, chưa đủ mạnh và đột phá.

Ông cũng dẫn ý kiến một số đại biểu cho rằng nếu cần nguồn lực, tại sao không tập trung ngay cho TPHCM vay ODA khoảng 20 tỷ USD làm các công trình lớn trọng điểm, có quản lý, giám sát. Bởi việc đó sẽ mang lại thay đổi, hiệu quả, tác động ngay và thành phố có khả năng trả nợ. Cho rằng đây là ý kiến đáng suy nghĩ, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư nói sẽ tiếp thu, cùng TP HCM nghiên cứu để đưa ra chính sách đủ mạnh, thuyết phục hơn.

Dự kiến Quốc hội sẽ thảo luận tại nghị trường nội dung này ngày 8/6 tới và quyết nghị vào cuối kỳ họp.

Anh Minh - Sơn Hà

Vnexpress







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng đề nghị Tập đoàn hàng không vũ trụ Embraer mở rộng hoạt động tại Việt Nam 

Ngày 23/09, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, làm việc với Tập đoàn hàng không vũ trụ Embraer, có trụ...

Sẽ hợp nhất 1 số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện

Các bộ, ngành sẽ tiếp tục kiện toàn tổ chức bên trong của các cơ quan, đơn vị theo hướng tinh gọn.

Ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam sẽ đạt 5.1%

Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam, ngân hàng Standard Chartered dự báo tăng trưởng GDP quý 3 của Việt Nam sẽ đạt 5.1%, tăng so với mức 4.1% trong...

Các quỹ đầu tư tài chính Hoa Kỳ đánh giá cao triển vọng của Việt Nam

Tối 21/9, theo giờ địa phương, tại New York, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc tọa đàm, ăn tối làm việc với lãnh đạo các tập đoàn đa quốc gia và các quỹ đầu tư...

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023: Các chuyên gia dự báo thế nào về tăng trưởng GDP của Việt Nam?

Các kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023 được nhiều chuyên gia đề cập tại phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023, chiều ngày 19/9.

Diễn đàn kinh tế Việt Nam 2023: PGS.TS Trần Đình Thiên chỉ ra những ''nghịch lý'' của kinh tế Việt Nam

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam thường chứa đựng “nghịch lý”: Doanh nghiệp Việt Nam giỏi chống chịu, sống...

Chủ tịch Quốc hội: Việc đạt mục tiêu tăng trưởng năm 2023 hết sức khó khăn

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, mặc dù đã đạt được những kết quả quan trọng thời gian qua, có thể nhận thấy, nền kinh tế đang còn đối mặt với nhiều khó khăn...

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp Việt kiều tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa về Việt Nam 

Sáng 18/9 theo giờ địa phương, tức tối cùng ngày theo giờ Hà Nội, trong chương trình chuyến công tác tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc ăn sáng làm...

Việt Nam hưởng lợi gì từ ký kết hợp tác toàn diện với Mỹ?

Việc Việt Nam ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Mỹ sẽ góp phần nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường thế giới và khu vực, thu hút thêm sự quan tâm đầu tư...

Thủ tướng: Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN vượt mức 1,000 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc và các nước ASEAN thúc đẩy mạnh mẽ thương mại song phương phát triển cân bằng, bền vững, phấn đấu đưa ASEAN trở thành...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98