ĐHĐCĐ GAS: Kế hoạch lợi nhuận giảm phân nửa, phát hành 382 triệu cp

25/05/2023 09:17
25-05-2023 09:17:52+07:00

ĐHĐCĐ GAS: Kế hoạch lợi nhuận giảm phân nửa, phát hành 382 triệu cp 

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 diễn ra vào sáng ngày 25/05/2023, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas, HOSE: GAS) đặt kế hoạch giảm mạnh về cả doanh thu và lợi nhuận.

Cụ thể, GAS đặt mục tiêu doanh thu cho năm 2023 chỉ 76.4 ngàn tỷ đồng, thấp hơn 24% so với năm 2022. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế còn tụt sâu hơn, chỉ đạt hơn 6.5 ngàn tỷ đồng, giảm gần 57% so với thực hiện năm trước. Các chỉ tiêu được xây dựng trên cơ sở giá dầu đạt 70 USD/thùng, tỷ giá 1 USD/23,500 đồng.

Kết quả kinh doanh của GAS từ năm 2018 và kế hoạch 2023

Về chỉ tiêu sản lượng, GAS đặt kế hoạch 7.9 tỷ m3 khí đầu vào, tiêu thụ 7.67 tỷ m3 khí sản xuất và tiêu thụ. Lượng khí ngưng tụ (condensate) sản xuất và kinh doanh đạt 84 ngàn tấn.

Đối với chỉ tiêu xây dựng, GAS dự định giải ngân 2.58 ngàn tỷ đồng, trong đó hơn 2.13 ngàn tỷ đồng là vốn chủ sở hữu.

Chi tiết kế hoạch 2023 của PV Gas
Nguồn: GAS

GAS cho biết, kế hoạch trên được lập dựa vào nhận định tình hình 2023 còn rủi ro về suy thoái kinh tế, xung đột Nga – Ukraine và sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa cơ bản sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Bên cạnh đó, nguồn khí trong nước đang bước vào giai đoạn sụt giảm nhanh, đặc biệt là nguồn khí từ hệ thống Nam Côn Sơn (Lô 06.1, 11.2 và 12W). Các nguồn khí có giá rẻ đang giảm sâu, thay vào đó là nguồn khí giá cao như Thiên Ưng, Đại Hùng, Sao Vàng – Đại Nguyệt, PM3 – Cà Mau đang chiếm tỷ trọng lớn.

Sự phát triển nóng và mất cân đối của các loại hình năng lượng tái tạo cũng sẽ tiếp tục làm thay đổi bức tranh tổng thể về nhu cầu và cơ cấu năng lượng nội địa. Trong đó, nhu cầu khí và LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) cho công nghiệp và phát điện còn nhiều yếu tố bất định, gây khó khăn khi xác định khối lượng nhập khẩu ngắn và trung hạn.

Trong khi đó, thị trường LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng) lại có sự cạnh tranh khốc liệt về nguồn cung trong nước, dẫn đến biến động giá thất thường, tăng rủi ro kinh doanh. Mặt khác, GAS cho biết vẫn còn hoạt động sử dụng trái phép thương hiệu PV Gas, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh LPG của GAS.

Ngoài ra, sự cố phía thượng nguồn có xu hướng gia tăng và thường kéo dài thời gian dừng/gián đoạn cấp khí. Chi phí bảo dưỡng cũng ngày một lớn, làm tăng giá thành khí. Còn hoạt động sản xuất ống, bọc ống tiếp tục đang khó khăn vì chưa có dự án lớn để triển khai.

Dẫu đặt mục tiêu giảm sâu so với năm cũ, quý 1/2023 của GAS đã diễn ra không đến nỗi tệ. Trong kỳ, GAS báo doanh thu 21.2 ngàn tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ; lãi sau thuế và lãi ròng đạt lần lượt 3.42 ngàn tỷ đồng và 3.35 ngàn tỷ đồng, tương ứng giảm chỉ 2.3% so với quý 1 năm trước. Xét trên mục tiêu cả năm, Công ty đã thực hiện được gần 28% kế hoạch doanh thu, và tới hơn 52% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.

Ông Phạm Văn Phong – Phó Tổng Giám đốc GAS cho chia sẻ với tình hình giá dầu quý 1 trung bình 80USD/thùng, PVGAS tự tin có thể hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu 10%, vượt kế hoạch lợi nhuận 30%.  

Chia cổ tức 36%, thay thế Thành viên HĐQT

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận, ĐHĐCĐ thông qua việc chia cổ tức 2022 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 36% - tương đương cổ đông sở hữu 1 cp nhận được 3,600 đồng. Bên cạnh đó, lợi nhuận sau thuế 2022 sẽ được trích 30% cho quỹ đầu tư phát triển, tương đương 4.38 ngàn tỷ đồng.

Đối với năm 2023, GAS vẫn giữ nguyên mức trích quỹ đầu tư phát triển là 30% lãi sau thuế, đồng thời kế hoạch chia cổ tức 20% bằng tiền mặt cũng được đại hội thông qua. 

Tại đại hội, HĐQT GAS trình và được thông qua việc miễn nhiệm chức vụ thành viên HĐQT với ông Dương Mạnh Sơn và ông Hoàng Văn Quang. Lý do vì ông Sơn đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), và ông Hoàng Văn Quang được PVN giới thiệu bầu giữ chức Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (HOSE: POW).

Đồng thời, thông qua bầu bổ sung 2 vị trí Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023-2028. Các ứng viên là ông Nguyễn Thanh Bình (1977), trình độ Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh quốc tế, thay thế ông Dương Mạnh Sơn; và ông Phạm Văn Phong (1977), học vị Tiến sĩ Kỹ thuật hóa học, thay thế ông Hoàng Văn Quang theo đề nghị của PVN. 

Sau khi bầu thay thế Thành viên HĐQT, HĐQT GAS nhất trí bầu ông Nguyễn Thanh Bình giữ chức Chủ tịch HĐQT. Còn ông Phạm Văn Phong giữ chức Tổng Giám đốc kiêm Thành viên HĐQT GAS.

Bên cạnh đó, ĐHĐCĐ thông qua việc bầu lại Thành viên HĐQT độc lập, với ứng viên là ông Đỗ Đông Nguyên (1975), trình độ Thạc sĩ Công nghệ hóa dầu, do đã hết nhiệm kỳ.

Phát hành gần 383 triệu cp tăng vốn điều lệ

GAS đã trình và được thông qua phương án tăng vốn điều lệ năm 2023 thông qua việc phát hành cổ phiếu. Cụ thể, lượng cổ phiếu dự kiến phát hành là 382.79 triệu cp, tương đương tỷ lệ 20% trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành (1.91 tỷ cp), qua đó nâng vốn điều lệ lên gần 23 ngàn tỷ đồng.

Đối tượng là các cổ đông hiện hữu, với tỷ lệ thực hiện là 10:2 (20%, tương đương cổ đông sở hữu 10 cp nhận được 2 cp mới). Cổ phiếu phát hành thêm không bị hạn chế chuyển nhượng.

Nguồn vốn phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2022, gồm 210.4 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần, còn lại (3.6 ngàn tỷ đồng) là từ quỹ đầu tư phát triển. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2023, thời điểm sẽ do HĐQT quyết định. Do là đợt phát hành từ vốn cổ phần của chủ sở hữu nên sẽ không làm thay đổi tỷ lệ sở hữu nước ngoài hiện tại của GAS.

Thảo luận:

Kế hoạch thoái vốn của Nhà nước tại GAS? Kế hoạch thoái vốn của GAS tại các đơn vị thành viên?

TGĐ Phạm Văn Phong: Phương án thoái vốn Nhà nước tại GAS chưa được thông qua trong giai đoạn 2021-2025. GAS sẽ cập nhật tới các cổ đông trong tương lai.

Về kế hoạch thoái vốn của GAS tại các công ty thành viên, năm 2021-2022, GAS đã phê duyệt việc tiếp tục giữ cổ phần không đổi tại các công ty thành viên, và sẽ tăng vốn bằng vốn chủ sở hữu hoặc lợi nhuận chưa phân phối. Các công ty thành viên cũng đã có phương án riêng và được trình ĐHĐCĐ.

Trong năm 2023, GAS sẽ tiếp tục thoái vốn tại PV Pipe và PV GAS South.

Về tình trạng thiếu điện, EVN đang ưu tiên khí cho sản xuất điện. Xin GAS cập nhật thêm thông tin?

TGĐ Phạm Văn Phong:  GAS đã làm việc với các ban ngành và rất chia sẻ khó khăn với EVN. Chúng tôi đã đưa ra giải pháp là tìm nguồn thay thế để cấp bổ sung khí nội địa. Giải pháp thứ 2 là đưa LNG vào vận hành khoảng đầu tháng 07/2023, với dự án kho 1 triệu tấn LNG Thị Vải.

Lô khí LNG đầu tiên dự kiến nhập trong tháng 07/2023 của kho Thị Vải dự kiến là bao nhiêu, bán cho nhà máy nào?

Chủ tịch Nguyễn Thanh Bình: GAS là đơn vị duy nhất ngành khí được giao nhập khẩu khí và sản xuất khí. Kho Thị Vải sẽ hoàn thành và có kế hoạch đơn hàng đầu tiên vào tháng 07/2023.

Đối với các khách hàng LNG, lớn nhất là các nhà máy điện, sau đó là khách hàng công nghiệp đang sử dụng khí nội địa.

Nhu cầu hiện là rất lớn. Với Quy hoạch điện 8, LNG dành cho điện là rất tiềm năng, khoảng 15 triệu tấn/năm vào năm 2023, xấp xỉ 14% cơ cấu phát điện. Đây là thị trường tốt cho GAS phát triển LNG trong thời gian tới.

Lô hàng tháng 7 dự kiến nhập 1 tàu để phục vụ một số khách hàng, trước mắt là các khách hàng khí thấp áp. Nhìn chung, chúng tôi đang làm việc với các ban ngành để có những chuyến hàng sớm nhất, phục vụ sản xuất.

Dự án đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn nếu được thông qua có thể đóng góp bao nhiêu lợi nhuận cho GAS?

TGĐ Phạm Văn Phong: Về các dự án đầu tư, GAS đầu tư 51% vào dự án đường ống dẫn khí Lô B. Ngày 15/05 đã đóng thầu, dự kiến 60-65 ngày sẽ có kết quả đấu thầu.

Sau khi đưa LNG vào sẽ có đóng góp khoảng 30% về doanh thu trong thời gian tới.

Hồng Đức

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh số tiêu thụ khả quan, lãi ròng của FMC tăng 14% trong quý 1

Trên BCTC hợp nhất quý 1/2024, sản lượng tiêu thụ của CTCP Thực phẩm Sao Ta (Fimex, HOSE: FMC) ghi nhận hơn 4,607 tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó thu...

Tổng Giám đốc Jens Lottner: Đón đầu phân khúc giàu có, Techcombank sẽ đẩy mạnh mảng quản lý gia sản

Sáng 20/04, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi...

Đổi tên thành Ngân hàng Lộc Phát, LPBank lãi quý 1/2024 hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84%

Theo BCTC quý 1/2024 vừa công bố, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE: LPB) lãi trước thuế hơn 2,886 tỷ đồng, tăng 84% so với cùng kỳ năm trước nhờ tăng...

ĐHĐCĐ Nam Long: Chỉ bán cái thị trường cần trong năm 2024

Lãnh đạo Nam Long xác định thị trường 2024 sẽ là thị trường sản phẩm, Công ty chỉ bán cái thị trường cần. Tuy nhiên, Công ty sẽ vẫn đối mặt với những khó khăn chung...

Lợi nhuận TDM quý 1 xuống mức thấp nhất 10 quý do hụt thu cổ tức 

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của CTCP Nước Thủ Dầu Một (TDM Water, HOSE: TDM) ảm đạm với lãi sau thuế thấp nhất 10 quý trở lại đây, do trong kỳ không còn khoản cổ...

Comeco báo lãi quý 1 gấp 9 lần cùng kỳ, nắm 9 mã cổ phiếu

Theo BCTC quý 1/2024, CTCP Vật tư Xăng Dầu (Comeco, HOSE: COM) báo lãi hơn 3.7 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ.

ĐHĐCĐ PXL: KCN Dầu khí Long Sơn vẫn đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý

Chiều 19/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Đầu tư Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn (Long Sơn PIC, UPCoM: PXL) thông qua kế hoạch lãi sau thuế gần 2 tỷ đồng, gấp...

DRC vượt kế hoạch lợi nhuận quý 1/2024

CTCP Cao su Đà Nẵng (HOSE: DRC) công bố BCTC quý 1/2024 với lãi ròng tăng trưởng đến 94%, vượt 6% kế hoạch đề ra, nhờ giá nguyên vật liệu đầu vào giảm so với cùng...

BVBank đặt mục tiêu lãi trước thuế 2024 gấp gần 3 lần, tăng vốn lên 6,408 tỷ đồng

Ngày 19/04/2024, Ngân hàng TMCP Bản Việt (BVBank, UPCoM: BVB) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024. Các tờ trình về kế hoạch kinh doanh, tăng vốn và tiếp tục kế hoạch...

HDG đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 12%, đang nghiên cứu dự án tại hai tỉnh ven biển

Ngày 27/04/2024 tới, CTCP Tập đoàn Hà Đô (HOSE: HDG) sẽ tổ chức ĐHĐCĐ nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh 2024 cũng như phương án phân phối lợi nhuận 2023.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98