HSBC: Ngành dịch vụ của Việt Nam tiếp tục là điểm sáng

31/05/2023 17:30
31-05-2023 17:30:00+07:00

HSBC: Ngành dịch vụ của Việt Nam tiếp tục là điểm sáng

Theo chuyên gia HSBC, bức tranh kinh tế nhìn chung không hoàn toàn màu xám khi ngành dịch vụ của Việt Nam vẫn tiếp tục là một điểm sáng, phần nào bù đắp cho những suy yếu ở lĩnh vực bên ngoài.

Ngày 31/05, Ngân hàng HSBC Việt Nam công bố báo cáo “Dữ liệu Việt Nam tháng 5 - Chặng đường còn dài” cho thấy Việt Nam vẫn chưa vượt qua được tình thế khó khăn hiện tại. Mặc dù dữ liệu hoạt động kinh tế tháng 5 không xấu đi, Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu "chạm đáy" để bật trở lại trong bối cảnh nhiều khó khăn gia tăng cản trở tăng trưởng.

Tuy nhiên, chuyên gia HSBC cho rằng ngành dịch vụ của Việt Nam vẫn tiếp tục là một điểm sáng, phần nào bù đắp cho những suy yếu ở lĩnh vực bên ngoài.

Xuất khẩu giảm nhẹ

Theo báo cáo của HSBC, xuất khẩu tháng 5 giảm 5.8% so với cùng kỳ năm trước, sự suy yếu trên diện rộng của xuất khẩu tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của Việt Nam. Không có ngành hàng nào trong số các ngành hàng chính như điện tử, máy móc, dệt may/ da giày và đồ nội thất gỗ cho thấy dấu hiệu phục hồi đáng kể. Dữ liệu tính đến tháng 4/2023 cho thấy đơn hàng sụt giảm mạnh ở ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam: Mỹ, Trung Quốc và EU. Cụ thể, với thị phần lớn lên tới 30%, Việt Nam chắc chắn dễ bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế chậm lại ở Mỹ.

Mặc dù xuất khẩu giảm xuống một con số nhưng nhập khẩu lại giảm nhanh hơn nhiều, với tốc độ giảm 18.3% so với cùng kỳ năm trước. Có ý kiến cho rằng điều đó có lợi cho thặng dư thương mại của Việt Nam, ghi nhận ở mức 2.2 tỷ USD, gấp đôi mức bình quân tháng của năm 2022. Cán cân thương mại được cải thiện phần nào là lý do VNĐ duy trì tương đối ổn định trong bối cảnh USD mạnh lên suốt hai tuần trước, vượt qua các đồng tiền khác như Won-KRW (Hàn Quốc) và MYR (Ringgit- Malaysia), vốn cũng liên quan mật thiết đến đồng RMB (Nhân dân tệ - Trung Quốc).

Tuy nhiên, với ngành sản xuất có bản chất thiên về nhập khẩu, sự suy yếu lớn trong nhập khẩu của Việt Nam cũng là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi chậm của xuất khẩu trong tương lai.

Kỳ vọng du lịch khởi sắc

Mặc dù vậy, bức tranh nhìn chung không hoàn toàn màu xám. Ngành dịch vụ của Việt Nam vẫn tiếp tục là một điểm sáng, phần nào bù đắp cho những suy yếu ở lĩnh vực bên ngoài. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa những mặt hàng giá trị cao, ví dụ như ô tô và dịch vụ liên quan đến du lịch - một xu hướng cũng đang diễn ra ở các nước khác trong khu vực.

Điều đáng mừng là lượng khách du lịch nhập cảnh vào Việt Nam có chiều hướng tích cực. Bất chấp số lượng có giảm nhẹ so với tháng 4, Việt Nam lần nữa đón hơn 900,000 du khách, đưa mức phục hồi du lịch lên khoảng 70% so với mức năm 2019.

Cụ thể, du khách đến từ Trung Quốc đại lục phục hồi 35% so với mức năm 2019 mặc dù vẫn còn chậm, con số này vẫn còn đang tăng lên. Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc phục hồi các chuyến bay thẳng với Trung Quốc, hiện đã phục hồi 44% so với mức năm 2019.

Việt Nam đã đón tổng cộng 4.6 triệu du khách quốc tế từ đầu năm tới nay, đạt 60% mục tiêu 8 triệu du khách quốc tế năm 2023. Với mùa du lịch hè sắp tới và khả năng nới lỏng các hạn chế về thị thực, vốn đang được Quốc hội cân nhắc, Việt Nam có thể chứng kiến cú hích mạnh hơn từ du lịch quốc tế - nguồn hỗ trợ cần thiết đối với nền kinh tế đang chững lại hiện nay.

Đề xuất bao gồm kéo dài thời hạn thị thực điện tử (từ 30 ngày) lên 90 ngày và thời gian miễn thị thực (từ 15 ngày) lên 45 ngày, cũng như mở rộng danh sách các nước, vùng lãnh thổ có công dân được cấp thị thực điện tử nhằm theo kịp với các nước khác trong khu vực.

Cuối cùng là một vài tin vui, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt. Đà lạm phát toàn phần vẫn ổn định trong tháng 5, đưa lạm phát toàn phần cả năm so với cùng kỳ xuống 2.4%. Mặc dù chi phí xây xựng và vật liệu tăng 1.0% so với tháng trước, chủ yếu phản ánh đợt tăng giá điện một tháng trước đó, chi phí vận chuyển giảm đáng kể (giảm 3% so với tháng trước) bù lại một số rủi ro tăng lạm phát.

Lạm phát dịu xuống là một trong những nguyên nhân Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây cắt giảm lãi suất lần thứ 3.

Khang Di

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh: Động thái phát hành gần 10,000 tỷ tín phiếu của NHNN để ổn định tỷ giá

Phát hành tín phiếu là biện pháp đỡ tốn kém nhất so với các biện pháp can thiệp tiền tệ khác.

Góc nhìn 22/09: VN-Index sẽ không có nhiều biến động quá lớn trong ngắn hạn?

VCBS cho rằng, tuy thị trường vẫn đang có những phiên rung lắc, nhưng diễn biến hiện tại vẫn được đánh giá là chưa phải quá rủi ro. Việc chỉ báo ADX ở khung đồ thị...

Dự án đường dây 500 kV mạch 3: Kỳ vọng ổn định cung điện miền Bắc

Đường dây 500 kV mạch 3 kéo dài được xem là một trong những dự án đánh dấu bước tiến trong truyền tải điện Trung - Bắc, nằm trong Quy hoạch điện 8 (QHĐ8). Trong báo...

Giải bài toán thừa tiền tại ngân hàng: Làm thế nào để cung gặp cầu?

Trước tình trạng thừa tiền tại ngân hàng như hiện nay, làm thế nào để giải quyết bài toán cung không gặp cầu?

Góc nhìn 21/09: Vượt hẳn 1,250 và hướng đến 1,300 điểm?

CTCK Shinhan Việt Nam (SSV) nhận định thị trường sắp tới sẽ dao động trong biên độ hẹp hơn với ngưỡng hỗ trợ hiện tại là 1,210 và kháng cự 1,250. Kỳ vọng thị trường...

Nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất, chính sách tiền tệ Việt Nam sẽ ra sao?

Số liệu lạm phát lõi trong tháng 8/2023 của Mỹ tăng cao hơn dự báo trước đó, dấy lên lo ngại Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát. Trong bối cảnh đó...

Góc nhìn 20/09: Áp lực rung lắc ngày một tăng?

Theo nhận định của KBSV, mặc dù áp lực rung lắc sẽ ngày một gia tăng, cơ hội hồi phục và quay trở lại xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn vẫn tiếp tục được bảo lưu...

NHSV: Tỷ giá USD vượt ngưỡng 25,000 đồng mới tạo mối đe dọa đủ lớn tới TTCK

Chuyên gia của Chứng khoán NH Việt Nam (NHSV) đánh giá tỷ giá tăng đang mang lại 1 số rủi ro với chính sách tiền tệ trong việc phải tăng lãi suất. Tuy nhiên, rủi ro...

Góc nhìn 19/09: Xu hướng tăng được bảo lưu nếu giữ được hỗ trợ 1,190

Theo KBSV, cơ hội hồi phục và quay trở lại xu hướng tăng điểm trong ngắn hạn vẫn tiếp tục được bảo lưu chừng nào VN-Index vẫn chưa đánh mất ngưỡng hỗ trợ kế tiếp...

Tiềm năng tăng giá của DHC, AST và HAX có khả quan?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua DHC dựa trên nhu cầu giấy bao bì tăng trở lại; khả quan cho AST do có vị thế rất tốt để hồi phục nhanh chóng sau giai...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98