IMF nâng dự báo và cảnh báo những rủi ro đối với kinh tế châu Á

03/05/2023 08:17
03-05-2023 08:17:00+07:00

IMF nâng dự báo và cảnh báo những rủi ro đối với kinh tế châu Á

Theo IMF, việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là nhân tố chính ảnh hưởng đến kinh tế châu Á, nhất là đối với tiêu dùng và nhu cầu của ngành dịch vụ.

Cảng hàng hóa ở Khu phát triển kinh tế Yangpu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 2/5 đã nâng dự báo kinh tế châu Á trong bối cảnh sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc góp phần củng cố tăng trưởng, song cảnh báo rủi ro từ lạm phát dai dẳng và biến động thị trường toàn cầu do những căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ và châu Âu.

Theo IMF, việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là nhân tố chính ảnh hưởng đến kinh tế châu Á, nhất là đối với tiêu dùng và nhu cầu của ngành dịch vụ.

Báo cáo triển vọng kinh tế khu vực của IMF cho biết: “Châu Á và Thái Bình Dương sẽ là khu vực năng động nhất trong các khu vực lớn trên thế giới vào năm 2023, chủ yếu được thúc đẩy bởi triển vọng lạc quan của kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ... Giống như phần còn lại của thế giới, nhu cầu nội địa dự kiến sẽ vẫn là động lực tăng trưởng lớn nhất trên khắp châu Á trong năm 2023."

IMF dự báo nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm 2023, cao hơn 0,3% so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2022, đóng góp khoảng 70% vào tăng trưởng toàn cầu.

Năm ngoái, kinh tế châu Á đã tăng trưởng 3,8%. Báo cáo IMF cũng cho biết Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là những động lực chính, với mức tăng trưởng lần lượt là 5,2% và 5,9%. Trong khi, tăng trưởng ở phần còn lại của châu Á được IMF dự đoán sẽ chạm đáy trong năm nay.

Tuy nhiên, IMF lại cắt giảm dự báo tăng trưởng của châu Á trong năm tới 0,2 điểm phần trăm xuống còn 4,4% và cảnh báo những rủi ro đối với triển vọng kinh tế như lạm phát cao hơn dự kiến, nhu cầu toàn cầu chậm lại cũng như tác động của những căng thẳng trong ngành ngân hàng Mỹ và châu Âu.

IMF lưu ý mặc dù tác động đối với khu vực châu Á từ những căng thẳng trong lĩnh vực tài chính của Mỹ và châu Âu cho đến nay đã được kiềm chế tương đối, song châu Á vẫn dễ bị tổn thương trước các điều kiện tài chính thắt chặt và việc định giá lại tài sản một cách đột ngột và thiếu trật tự.

Báo cáo của IMF cũng cho biết, trong khi nền kinh tế châu Á có nguồn vốn và thanh khoản mạnh để chống lại các cú sốc của thị trường, các doanh nghiệp và hộ gia đình lại phải đối mặt với chi phí cho vay tăng cao.

IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương ở châu Á, ngoại trừ Nhật Bản và Trung Quốc, thắt chặt chính sách tiền tệ để giảm lạm phát, vốn có thể vẫn ở mức cao một phần do nhu cầu nội địa lớn.

IMF cho rằng việc không đưa lạm phát về mức mục tiêu có thể sẽ khiến kinh tế châu Á phải trả giá lớn hơn so với những lợi ích có được từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ.

IMF cũng cảnh báo, mặc dù Trung Quốc sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng của khu vực, song ngành bất động sản của nước này vẫn tạo ra rủi ro mà các nhà hoạch định chính sách cần phải giải quyết để đảm bảo sự phục hồi đồng đều trong lĩnh vực này.

Theo Phó Giám đốc phụ trách châu Á và Thái Bình Dương của IMF Thomas Helbling, những động thái gần đây của Chính phủ Trung Quốc nhằm nới lỏng chính sách tài chính cho các công ty xây dựng phần lớn đã mang lại lợi ích cho các công ty lớn. Tuy nhiên, các công ty xây dựng nhỏ ở các khu vực của Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi./.

Hồng Nguyên

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Khủng hoảng tại WTO và cảnh báo về sự phân mảnh của kinh tế toàn cầu

Kể từ cuối 2019, sau khi Mỹ ngăn chặn việc bổ nhiệm các thẩm phán mới vào Cơ quan Phúc thẩm của WTO, 29 vụ tranh chấp đã bị bỏ ngỏ.

Thiên tài đầu cơ Bill Ackman: Fed có thể đã ngừng nâng lãi suất

Nhà quản lý quỹ đại tài Bill Ackman lên tiếng cảnh báo về nền kinh tế Mỹ, cho rằng hoạt động kinh tế bắt đầu giảm tốc trước tác động của các đợt nâng lãi suất.

Kinh tế Mỹ xuất hiện điềm chẳng lành

Ngày 02/10, chỉ số Russell 2000 - vốn theo dõi các cổ phiếu vốn hóa nhỏ - đã chuyển sang giảm trong năm 2023, một điềm báo ảm đạm cho nền kinh tế Mỹ.

Lý do các tập đoàn khổng lồ sống khoẻ giữa lãi suất cao, mặc các công ty nhỏ ngụp lặn

10 đợt nâng lãi suất liên tiếp của Fed gây ra những tác động khác nhau với các doanh nghiệp, tùy theo quy mô lớn hay nhỏ. Một nhóm hưởng lợi nhờ chi phí đi vay giữ...

Các 'ông lớn' ngành dược phẩm đặt cược vào trí tuệ nhân tạo

Với công cụ AI có tên ATOMIC, Amgen có thể quét hàng triệu dữ liệu nội bộ và công khai để xác định và xếp hạng các phòng khám, bệnh viện dựa trên hiệu suất trước...

Số liệu mới giúp Fed và ECB lạc quan về cuộc chiến chống lạm phát

Lạm phát lõi của Eurozone đang ở mức thấp nhất trong một năm qua, trong khi thước đo lạm phát Mỹ cũng tăng thấp nhất kể từ 2020.

Quốc hội Mỹ thông qua dự luật chi tiêu vào phút chót, Chính phủ thoát cảnh đóng cửa

Vào đêm 30/09 (giờ Mỹ), Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật ngân sách tạm thời, qua đó ngăn chặn tình trạng đóng cửa Chính phủ và các tác động của nó tới...

Nhiều dấu hiệu khả quan phát đi từ nền kinh tế Trung Quốc

Giới phân tích nhận định Trung Quốc cần có nhiều hỗ trợ chính sách hơn để đảm bảo nền kinh tế có thể đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm khoảng 5% do chính phủ đề ra...

Thước đo lạm phát yêu thích của Fed tăng yếu hơn dự báo trong tháng 8

Fed đón thêm tin vui khi chỉ số lạm phát mà họ yêu thích tăng yếu hơn dự báo. Điều này cho thấy cuộc chiến chống lạm phát đang tiến triển tốt.

Lạm phát tại Eurozone giảm xuống mức thấp nhất trong 2 năm

Theo Eurostat, lạm phát tại Eurozone đã giảm dần sau khi đạt đỉnh ở mức 10,6% vào tháng 10/2022 do cuộc xung đột tại Ukraine tác động tới kinh tế của toàn châu Âu.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98