Ngân hàng First Republic sụp đổ, JPMorgan sẽ là bên thâu tóm

01/05/2023 15:24
01-05-2023 15:24:10+07:00

Ngân hàng First Republic sụp đổ, JPMorgan sẽ là bên thâu tóm

JPMorgan Chase sẽ mua lại phần lớn tài sản của First Republic – ngân hàng gặp khó khăn và được các quan chức Mỹ gấp rút tìm cách giải cứu trong tuần qua.

Cơ quan Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) và giới chức California cho biết đã đóng cửa ngân hàng First Republic và bán toàn bộ 93.5 tỷ USD tiền gửi và phần lớn tài sản cho JPMorgan.

Động thái trên khiến First Republic trở thành vụ sụp đổ ngân hàng lớn thứ 2 trong lịch sử nước Mỹ, sau Washington Mutual trong năm 2008. Quy mô của ngân hàng này lớn hơn đôi chút so với Silicon Valley Bank (SVB) – ngân hàng đã sụp đổ trong tháng 3/2023.

First Republic có hơn 220 tỷ USD tài sản vào thời điểm bị tiếp quan và là ngân hàng lớn thứ 14 của nước Mỹ vào cuối năm 2022.

Sau khi tiếp quản ngân hàng, FDIC lập tức bước vào quá trình dàn xếp với JPMorgan về phần lỗ chưa thực hiện đối với danh mục khoản cho vay của First Republic. Theo đó, FDIC và JPMorgan sẽ cùng chia sẻ khoản lỗ và khả năng thu hồi khoản cho vay ở First Republic. FDIC ước tính quỹ bảo hiểm của họ sẽ thiệt hại khoảng 13 tỷ USD từ thương vụ này.

JPMorgan mua lại 173 tỷ USD khoản cho vay và gần 30 tỷ USD chứng khoán, nhưng không mua nợ doanh nghiệp hoặc cổ phiếu ưu đãi của First Republic.

Jamie Dimon, Giám đốc điều hành của JPMorgan, cho biết: “Chính phủ Mỹ đã mời chúng tôi và những người khác tham gia đấu thầu. Với sức mạnh tài chính, khả năng và mô hình kinh doanh, chúng tôi có thể đưa ra giá thầu để thực hiện giao dịch theo cách giảm thiểu chi phí cho quỹ bảo hiểm tiền gửi”.

JPMorgan sẽ ghi nhận khoản lãi 2.6 tỷ USD từ thương vụ này, nhưng cho biết họ dự kiến sẽ chi 2 tỷ USD cho chi phí tái cơ cấu trong 18 tháng tới.

First Republic đã mấp mé bên bờ vực phá sản trong gần hai tháng qua, kể từ khi sự sụp đổ của SVB làm xói mòn niềm tin ở các ngân hàng khu vực. Sau đó, khách hàng đã rút 100 tỷ USD tiền gửi khỏi First Republic.

Mô hình kinh doanh của ngân hàng này dựa vào các khoản tiền gửi không tính lãi để tài trợ cho các khoản thế chấp giá rẻ dành cho những khách hàng giàu có. Và trong môi trường lãi suất cao, mô hình này lộ rõ những nhược điểm.

Trong khi chi phí tài trợ tăng nhanh chóng, họ cũng có những khoản lỗ trên giấy với các khoản thế chấp và các tài sản kỳ hạn dài khác.

Trước đó, FDIC gấp rút kêu gọi nhiều công ty tài chính xem xét thông tin chi tiết về tài sản và tiền gửi của First Republic. JPMorgan, PNC và Citizens nằm trong số những bên đưa ra giá đấu thầu để mua lại First Republic.

Theo thỏa thuận,  tất cả những người gửi tiền, bao gồm cả những người gửi vượt mức giới hạn bảo hiểm 250,000 đô la, sẽ được phép tiếp cận tiền của họ khi 84 chi nhánh của First Republic mở cửa hoạt động trở lại vào sáng ngày 01/05, với tư cách là chi nhánh của JPMorgan Chase.

JPMorgan cho biết sau thỏa thuận này, tỷ lệ vốn cổ phần cấp 1 vẫn sẽ khớp với mục tiêu 13,5% của quý 1. Giao dịch này được kỳ vọng sẽ giúp lãi ròng JPMorgan tăng thêm hơn 500 triệu USD mỗi năm, Công ty ước tính.

Vũ Hạo (Theo Financial Times)

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng yen của Nhật Bản trượt giá xuống mức thấp nhất trong 34 năm

Giá đồng yen giảm sau khi Mỹ công bố các dữ liệu lạm phát mới cao hơn dự tính, đẩy giá đồng USD lên mức cao nhất trong 5 tháng và càng củng cố niềm tin rằng Fed sẽ...

Indonesia bất ngờ nâng lãi suất

Ngân hàng Trung ương Indonesia bất ngờ nâng lãi suất trong ngày 24/04 nhằm hỗ trợ đồng Rupiah, sau khi đồng tiền này rơi xuống đáy 4 năm.

Nhiều nước bày tỏ lo ngại trước việc đồng USD tăng giá mạnh

Đồng USD ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2023 so với các đồng tiền mạnh khác và trên đà tăng tháng thứ tư liên tiếp khiến các nhà hoạch định chính sách từ Nhật Bản...

IEA dự báo 50% xe điện bán ra trong năm 2024 sẽ đến từ Trung Quốc

Trong báo cáo vừa công bố, Tổ chức Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo doanh số xe điện sẽ tăng mạnh trong năm 2024 và ngày càng gây áp lực lên nhu cầu dầu. Họ cho rằng...

Apple thất thế trước Huawei ở Trung Quốc

Doanh số iPhone rớt mạnh ở Trung Quốc trong quý đầu năm khi công ty đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các dòng điện thoại của Huawei.

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98