Ngành nuôi gia cầm lo thua lỗ, phá sản hàng loạt

19/05/2023 08:42
19-05-2023 08:42:06+07:00

Ngành nuôi gia cầm lo thua lỗ, phá sản hàng loạt

Nguy cơ phá sản do hàng lậu tràn lan, thu không đủ bù chi phí sản xuất, Hiệp hội chăn nuôi gia cầm đề nghị có chính sách giải cứu.

Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) đã kiến nghị gửi tới Thủ tướng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các bộ liên quan về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành.

VIPA cho biết, do ảnh hưởng của đại dịch, chi phí vật tư đầu vào tăng cao, thị trường tiêu thụ bất ổn và giá sản phẩm đầu ra xuống sâu (có thời điểm giá bán một số sản phẩm gia cầm chỉ bằng hai phần ba giá sản xuất), khiến ngành đối mặt nhiều thách thức.

Nhiều doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi gia cầm đang có nguy cơ phá sản, hàng nghìn cơ sở chăn nuôi gà, vịt phải giảm quy mô sản xuất, hoặc phải tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài.

Để gỡ khó cho ngành, VIPA đề xuất, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm soát việc nhập lậu gia cầm, các sản phẩm từ gia cầm tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của VIPA, mỗi tháng có hàng chục nghìn tấn gà sống đẻ thải loại được nhập lậu qua biên giới vào Việt Nam. Đây không những là một trong các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm các chủng virus cúm gia cầm, các loại dịch bệnh khác mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước.

 

Vừa qua cũng có rất nhiều phụ phẩm chăn nuôi có giá rất rẻ như chân, đầu, cổ, cánh, da, lòng mề gia cầm, đặc biệt gà đẻ loại thải đông lạnh đã bỏ đầu, bỏ chân và nội tạng (còn được gọi là gà dai - phần lớn tại các nước phát triển không sử dụng làm thực phẩm cho người) được nhập khẩu với khối lượng rất lớn vào Việt Nam. Nếu tình trạng này không được kiểm soát, theo VIPA, không những sản xuất gia cầm trong nước ngày càng khó khăn hơn mà còn có thể gây hậu quả cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Hiệp hội cũng đề nghị cần tăng cường các biện pháp phi thuế quan nhằm hạn chế tình trạng nhập siêu các sản phẩm gia cầm để bảo vệ sản xuất trong nước

Cơ quan này đánh giá, so với các nước có nền chăn nuôi phát triển, các quy định kỹ thuật về nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam chưa rõ ràng và thiếu chặt chẽ. Ví dụ, từ 2014, việc sử dụng Ractopamine, Cysteamine làm chất kích thích sinh trưởng, tạo nạc cho vật nuôi đã bị cấm tại 160 quốc gia trên thế giới kể cả ở Việt Nam vì nguy có gây ung thư cho người sử dụng, nhưng hàng năm Việt Nam vẫn nhập khẩu một lượng lớn thịt lợn, bò và gà từ một số nước được phép sử dụng. Trong khi đó, để xuất khẩu được sản phẩm chăn nuôi, các doanh nghiệp Việt Nam phải chịu rất nhiều rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt từ các nước nhập khẩu, khiến các mặt hàng của họ bị yếu thế và thiệt thòi ngay tại thị trường nội địa.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 5 năm gần đây, sản lượng thịt gà nhập khẩu hàng năm tăng liên tục, ước tính chiếm 20-25% tổng sản lượng thịt gà tiêu thụ trong nước.

Ngoài ra, hiệp hội này cũng đề nghị cắt giảm một số phí kiểm dịch, các thủ tục hành chính không cần thiết nhằm giảm chi phí sản xuất. Đơn cử, theo quy định hiện hành, khách nhỏ lẻ mua đơn hàng khoảng 5-10 kg thịt nhưng vẫn bị tính phí như một lô hàng với mức thu 100.000 đồng, ngang bằng mức phí kiểm dịch một container. Quy định này đã làm tăng chi phí sản xuất tại các nhà máy giết mổ gia cầm.

Hay mức phí kiểm dịch được quy định 200 đồng một con gia cầm với các cơ sở giết mổ có quy mô trung bình và lớn, sẽ khiến tổng chi phí kiểm dịch giết mổ mà doanh nghiệp phải chi trả là rất lớn.

Do đó, VIPA đề nghị Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn xem xét giảm 50% phí kiểm dịch.

Trong dài hạn, hiệp hội kiến nghị, xây dựng và triển khai chương trình trọng điểm xuất khẩu sản phẩm gia cầm, chuẩn hóa dữ liệu thống kê về sản xuất và thương mại của ngành; đồng thời có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi (như miễn giảm tiền thuê đất, hỗ trợ tín dụng).

VIPA cho rằng các doanh nghiệp FDI đang được hưởng nhiều chính sách ưu đãi đầu tư tại Việt Nam nên đề nghị Quốc hội, Chính phủ bổ sung một số chính sách đặc thù hỗ trợ các doanh nghiệp và người chăn nuôi. "Tăng cường công tác kiểm tra và có xử lý kịp thời một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn nếu có cạnh tranh không lành mạnh", VIPA nêu.

Đức Minh

Vnexpress





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đại gia Trung Quốc đầu tư 450 triệu USD xây nhà máy sản xuất pin điện mặt trời tại Nghệ An

Hainan Drinda - nhà sản xuất tấm quang điện tái tạo từ Trung Quốc, sẽ xây nhà máy sản xuất pin mặt trời 450 triệu USD tại Khu công nghiệp Hoàng Mai II (Nghệ An).

Doanh nhân Việt kể chuyện bán gạo ST25, thanh long... tại Mỹ

Kinh nghiệm từ xuất khẩu thanh long, gạo ST25... được chia sẻ như bài học cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt vào thị trường Mỹ, nơi đang tăng trưởng 20%/năm.

Rủi ro hợp đồng trường quốc tế

Để lấy kinh phí hoạt động, nhiều trường tư thục, trường quốc tế thực hiện chiêu sinh theo hình thức ký hợp đồng vay với phụ huynh và rủi ro phát sinh từ đây.

Điều gì làm nên những khoản đầu tư thành công?

Đầu tư thành công lớn nhất của bạn là gì? Có thể đó là cổ phiếu của một công ty siêu khủng mà bạn mua từ thời nó còn là một công ty startup; Có thể là việc bạn tham...

Ưu tiên đầu tư của các thế hệ tại Mỹ

Các thế hệ khác nhau lớn lên với những giá trị và thực trạng kinh tế khác nhau, khiến sở thích đầu tư của mỗi thế hệ cũng khác nhau.

Crocs - "phát minh tồi tệ nhất của nhân loại" mang về hàng tỷ USD

Được bán ở hơn 85 quốc gia, những đôi dép Crocs đã thành công trong việc phát triển một cộng đồng thực sự xung quanh chúng.

Nghề 'độc' kiếm bộn tiền: Nấu chảy rác thải để lấy vàng

Rác điện tử đang là mỏ vàng. Nhiều quốc gia trên thế giới nỗ lực chiết xuất vàng từ các bảng mạch đã qua sử dụng và rác điện tử.

Từ 1688 đến SaboMall - Cơ hội kinh doanh không giới hạn cho doanh nghiệp Việt

Sức mạnh của hợp tác quốc tế và vai trò tháo gỡ mọi giới hạn địa lý của công nghệ 4.0 đang tạo ra ảnh hưởng tích cực và rõ rệt lên chính những nhà bán hàng tại Việt...

Bán bỉm, tã, sữa... online thu 3,09 nghìn tỉ đồng trong 3 tháng

Chỉ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, ngành hàng mẹ và bé chuyên bán bỉm, tã, sữa đạt doanh thu 3,09 nghìn tỉ đồng trong 3 tháng cuối năm 2023.

Hơn 105.000 shop rời sàn, thương mại điện tử vẫn tăng trưởng kỷ lục

Với 2,2 tỉ đơn vị sản phẩm được bán ra trong năm 2023, tổng doanh thu 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam tăng mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây và tăng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98