Thế giới dư thừa container

25/05/2023 16:29
25-05-2023 16:29:42+07:00

Thế giới dư thừa container

Hoạt động sản xuất container giảm mạnh trong bối cảnh nhu cầu vận tải hàng hóa toàn cầu hạ nhiệt sau 2 năm bùng nổ. Số lượng container tồn đọng tại các cảng biển cũng ngày càng chồng chất.

Theo số liệu từ công tư vấn nghiên cứu hàng hải Drewry, trong quý 1/2023, sản lượng container 20 feet - kích cỡ tiêu chuẩn - giảm 71% so với cùng kỳ, xuống còn 306,000 đơn vị.

Đây là tình cảnh hoàn toàn trái ngược so với hai năm trước khi nhu cầu hàng hóa bùng nổ gây ra tình trạng thiếu container. Vì thế, hoạt động sản xuất container trong giai đoạn đó cũng được thúc đẩy mạnh.

Tuy nhiên, nhu cầu hàng hóa xuất khẩu đã hạ nhiệt kể từ khi các biện pháp phòng dịch được gỡ bỏ và nền kinh tế mở cửa trở lại. Điều này dẫn tới tình trạng dư thừa container quá nhiều ở các cảng biển Trung Quốc. Được biết, Trung Quốc sản xuất tới 95% container trên thế giới.

AP Møller-Maersk, một trong những tập đoàn vận tải lớn nhất thế giới, thông báo dừng hoạt động sản xuất container khô ít nhất cho tới năm 2024. Họ nói thêm có thể nối lại việc sản xuất container 20 feet sớm hơn loại 40 feet vì nhu cầu về loại 20 feet có vẻ ổn hơn.

Anne-Sophie Zerlang Karlsen, Giám đốc vận hành Maersk tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chia sẻ công ty có thể làm phế liệu hoặc bán container cũ nhằm đối phó với tình trạng dư thừa.

Nhu cầu container giảm mạnh cũng giáng đòn nặng nề tới các nhà sản xuất. Lợi nhuận của China International Marine Containers, một trong những doanh nghiệp sản xuất container lớn nhất Trung Quốc, ở mức 160 triệu Nhân dân tệ (23 triệu USD) trong quý 1/2023, sụt giảm tới 91% so với cùng kỳ.

Trong đó, doanh số bán các container chuẩn giảm 77% trong cùng giai đoạn. Công ty cho biết nguyên nhân đến từ “sự suy giảm kéo dài của hoạt động thương mại bằng container và không có nhiều nhu cầu với các container mới”.

Trong khi đó, COSCO Shipping Development, công ty con của tập đoàn vận tải COSCO cũng ghi nhận mức sụt giảm lợi nhuận tới 71%.

Các nhà kinh tế của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tin rằng tăng trưởng xuất khẩu sẽ chững lại trong năm nay và do đó nhu cầu về container sẽ vẫn yếu. Theo các dự báo mới nhất của WTO, hoạt động thương mại hàng hóa chỉ tăng 1.7% trong năm nay – thấp hơn mức tăng trưởng 2.7% trong năm 2022.

Các hãng vận tải container đang phải đối mặt với tình trạng lợi nhuận sụt giảm nghiêm trọng sau khoảng thời gian bùng nổ trước đó. Trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, sự gián đoạn chuỗi cung ứng - cùng với sự bùng nổ nhu cầu hàng hóa - khiến chi phí vận chuyển tăng vọt và giúp các hãng tàu “ăn nên làm ra”.

Nhu cầu quá cao khi đó đã thôi thúc các bên gia tăng sản xuất container mới. Trong năm 2021, sản lượng container toàn cầu lên tới 7.1 triệu container chuẩn, gấp đôi so với sản lượng năm 2020, theo Drewry.

Giờ thì nhu cầu lại giảm quá mạnh đến nỗi các chủ cảng biển phải tìm không gian mới để chứa các container chưa sử dụng.

Theo Karlsen, lượng container “nằm không” hiện tăng lên ngưỡng cao kỷ lục tại khu vực này và có thể sẽ tăng thêm “rất nhiều” trong năm nay.

Số lượng container rỗng tại Thượng Hải, cảng biển lớn thứ hai thế giới, hiện cao hơn nhiều so với giai đoạn đầu năm 2022, trước khi thành phố này bị phòng tỏa nhằm phòng dịch COVID-19, theo dữ liệu từ Container xChange. Điều này gây khó khăn cho công tác đảm bảo mặt bằng để chứa toàn bộ lượng container “nằm không” nói trên.

Tuy nhiên, tháng trước, Michael Fitzgerald, Phó Giám đốc tài chính tại Orient Overseas Container Line, cho biết tình trạng dư thừa container ở các cảng biển Trung Quốc đã dịu lại “trong vài tuần qua”.

Vũ Hạo (Theo Financial Times)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Evergrande bị cáo buộc gian lận 78 tỷ USD trong năm 2019-2020, ai đã kiểm toán cho họ?

Trong giai đoạn 2019-2020, tập đoàn bất động sản Trung Quốc Evergrande bị cáo buộc gian lận kế toán số tiền lên đến 78 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc và gây chấn...

S&P nâng triển vọng của Argentina từ “tiêu cực” lên “ổn định”

S&P cho biết khả năng thanh toán nợ của Argentina đã được cải thiện sau khi chính phủ nước này triển khai các biện pháp hoán đổi nợ và bộ chỉ số kinh tế vĩ mô đã...

CEO hãng vận tải biển top đầu thế giới lạc quan hơn về triển vọng kinh tế toàn cầu

Rolf Habben Jansen, CEO của Hapag-Lloyd – hãng vận tải biển lớn thứ 5 thế giới, cho biết ông đã có cái nhìn tích cực hơn về thương mại và nhu cầu trong năm 2024...

S&P: Số công ty vỡ nợ tăng nhanh nhất kể từ khủng hoảng 2008-2009

S&P Global Ratings mới đây cảnh báo tình trạng doanh nghiệp vỡ nợ trên toàn cầu, với số lượng vụ vỡ nợ đã tăng lên 29 vụ kể từ đầu năm nay, mức cao nhất kể từ 2009...

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ muốn mua lại TikTok

Cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ, Steven Mnuchin, đã tuyên bố rằng ông đang lập một nhóm nhà đầu tư để mua lại TikTok.

Goldman Sachs dự báo thị trường bất động sản của Mỹ đã chạm đáy

Goldman Sachs Asset Management (GSAM) mới đây đã thông báo về kế hoạch tích cực đầu tư vào thị trường bất động sản thương mại của Mỹ trong năm nay, với quan điểm...

Vàng trở thành lựa chọn hàng đầu của JPMorgan, dự báo có thể lên mốc 2,500 USD

Vàng trở thành lựa chọn hàng đầu của JPMorgan trên thị trường hàng hóa và giá có khả năng chạm mốc 2,500 USD/oz trong năm nay, theo Natasha Kaneva, Trưởng bộ phận...

Một năm sau khi Credit Suisse sụp đổ, ngành ngân hàng châu Âu vất vả phục hồi

Sau cuộc giải cứu của UBS đối với Credit Suisse, các ngân hàng châu Âu đã có sự phục hồi ấn tượng dù có phần mong manh, với mức lợi nhuận kỷ lục và hưởng mức tăng...

Ông trùm đầu cơ Ken Griffin: Fed không cần vội vàng hạ lãi suất để tránh kịch bản thảm họa

Nhà sáng lập quỹ Citadel Ken Griffin cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nên hành động chậm lại trong quá trình hạ lãi suất để tránh kịch bản phải nâng lãi suất...

Tập đoàn bất động sản lớn thứ hai Trung Quốc đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Các ngân hàng Trung Quốc đang nỗ lực giải cứu tập đoàn bất động sản China Vanke sau khi Moody’s hạ bậc xếp hạng tín nhiệm của công ty xuống mức "rủi ro cao" vào đầu...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98