ĐHĐCĐ GMD: Thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ dự kiến mang về lợi nhuận trên 2,000 tỷ

09/06/2023 09:54
09-06-2023 09:54:34+07:00

ĐHĐCĐ GMD: Thoái vốn cảng Nam Hải Đình Vũ dự kiến mang về lợi nhuận trên 2,000 tỷ

Sáng 09/06, CTCP Gemadept (HOSE: GMD) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023 nhằm thông qua nhiều tờ trình quan trọng. Tại đây, Chủ tịch HĐQT GMD Đỗ Văn Nhân đã có những chia sẻ về thương vụ bán cảng Nam Hải Đình Vũ.

ĐHĐCĐ thường niên 2023 của GMD sáng ngày 09/06/2023. Ảnh: Thế Mạnh

Kế hoạch vay nợ của GMD cho Gemalink giai đoạn 2

Thảo luận với cổ đông, liên quan đến sản lượng container của Cảng Gemalink quý 1 năm nay, ông Nguyễn Thanh Bình – Tổng Giám đốc GMD cho biết, quý 1/2023 có sự sụt giảm gần 20% so với cùng kỳ, dấu hiệu suy giảm từ hàng châu Âu và Mỹ, và việc nghỉ lễ tết dài.

Mảng logistics của GMD vẫn đảm bảo một số hoạt động liên quan khai thác tàu, Công ty đã cho thuê tàu 2023, thậm chí tới năm 2024. Ngoài ra, doanh thu logistics không giảm nhiều so với hoạt động khai thác cảng. Do đó mảng này vẫn lại doanh thu lớn cho GMD trong quý 1.

Liên quan đến kế hoạch vay nợ của GMD cho Gemalink giai đoạn 2, bà Bùi Thị Thu Hương - Thành viên HĐQT GMD cho biết, giai đoạn 2 của Gemalink đang cố gắng xin giấy phép, để kéo dài tối đa chiều dài đầu tàu, cho cả hai giai đoạn là 1.5 km. Theo đó, tổng vốn đầu tư toàn bộ giai đoạn 2 khoảng 300 triệu USD. Công ty sẽ phân kỳ đầu tư cho giai đoạn 2.1 và 2.2 tùy theo tiến độ của thị trường, để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Riêng giai đoạn 2.1, Công ty dự kiến 100 triệu USD, giai đoạn 2.2 là 200 triệu USD. Trong đó, Công ty sẽ thu xếp vốn vay cho từng giai đoạn 2.1 (70 triệu USD), tính theo tỷ lệ đòn bẩy (70% vay, 30% vốn chủ sở hữu), tương tự như vậy cho giai đoạn 2.2.

Với những kết quả đạt được trong giai đoạn 1, bà Hương đánh giá Cảng Gemalink đang thu hút các ngân hàng, tổ chức tín dụng mong muốn được tham gia đầu tư vào giai đọan 2. GMD cũng đang nghiên cứu, tìm giải pháp thu xếp nguồn vốn xanh hiệu quả.

Ngành cảng biển, logistics khả năng đến 2024 mới phục hồi

Ông Bình đánh giá triển vọng ngành cảng biển, logistics gặp phải khó khăn chung bắt đầu tháng 8 - 9 năm ngoái kéo dài tới nay. “Chúng tôi đánh giá còn rất khó khăn, và ít nhất khó khăn đến hết quý 3, nếu tình hình xấu hơn phải hết năm 2023, may ra năm 2024 mới có khả năng phục hồi, phụ thuộc tình hình kinh tế chung, nhu cầu hàng hóa thị trường chính, và xử lý khủng hoảng xung đột châu Âu…”, ông Bình nhận định.

Mặc dù vậy, với một loạt hiệp định thương mai tự do tại Việt Nam, GMD đánh giá triển vọng của ngành dù đi xuống trong thời gian qua, nhưng vẫn ở vị thế phát triển, và còn rất nhiều tiềm năng trong thời gian tới.

Trước tình hình xuất nhập khẩu khó khăn, vị Tổng giám đốc cho rằng khó khăn có thể kéo dài năm 2023, nhưng từ trước đến nay, Công ty không có chủ trương giảm giá dịch vụ khi khó khăn. Thực tế, Công ty sẽ linh hoạt, chủ động trong vấn đề điều hành gồm rất nhiều biện pháp tổng hòa chứ không phải giảm giá dịch vụ.

“Thiết thực bây giờ là phát huy hệ sinh thái để làm sao có tổng lợi nhuận trong hệ sinh thái được nhiều nhất, bên cạnh đó có nhiều vấn đề áp dụng chuyển đổi số, để có hiệu quả sản xuất kinh doanh hơn.

Đặc biệt, hành động của Công ty khi thoái vốn Nam Hải Đình Vũ là nhằm tăng quy mô lên, tối ưu chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có cơ sở tích hợp với các dịch vụ khác trong hệ sinh thái, đó mới là điều quan trọng chứ Công ty không hướng tới giảm giá dịch vụ, mà ngược lại, năm nay, tại Hải Phòng Công ty đang có xu hướng tăng giá dịch vụ”, ông Bình cho hay.

Hé lộ thỏa thuận của thương vụ bán cảng Nam Hải Đình Vũ 

Trước thắc mắc của một số cổ đông về thương vụ bán cảng Nam Hải Đình Vũ liệu Công ty có thay đổi chiến lược kinh doanh, thu hẹp sản xuất tại khu vực Hải Phòng – khu vực cửa ngõ trọng điểm của miền Bắc. Ông Đỗ Văn Nhân - Chủ tịch HĐQT cho biết, tại Hải Phòng, GMD có 3 cảng gồm cảng Nam Hải, Nam Hải Đình Vũ, Nam Đình Vũ có vị trí nằm rải rác nhau, cách xa vài km. Khai thác đồng bộ cả 3 cảng này cần 3 khối cơ giới, nhân lực riêng biệt; và cần 3 tổ chức hành chính riêng biệt để tổ chức vận hành cùng một lúc. Điều này gây nên một sự lãng phí, hiệu quả không cao khi tổ chức vận hành 3 cảng cùng một lúc.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, khi đại dịch đã qua đi và thị trường bắt đầu khởi sắc, Công ty quyết định nối lại xây dựng cảng Nam Đình Vũ 2 sau một thời gian gián đoạn. Tuy nhiên, ngay khi cảng Nam Đình Vũ 2 sắp hoàn thành, và chuẩn bị đi vào vận hành khai thác, thì cuối năm 2022, từ quý 4 đến đầu năm 2023, thị trường có dấu hiệu trầm lắng, đi xuống.

Khi đó, Công ty đứng trước nguy cơ công suất dư thừa nếu đưa cảng Nam Đình Vũ 2 vào khai thác, chắc chắn sẽ bị lỗ. Chính vì vậy, sau khi xem xét từ thị trường, nguồn cung cầu, và năng lực khai thác, Công ty quyết định thoái vốn CTCP Cảng Nam Hải Đình Vũ, để tập trung năng lực khai thác vào cụm cảng Nam Đình Vũ, ông Nhân cho hay.

Hiện, GMD có Cảng Nam Hải Nam Đình Vũ 1, và Nam Đình Vũ 2 vừa mới đi vào khai thác, và trong thời gian tới Công ty tiếp tục triển khai xây dựng cảng Nam Đình Vũ 3, GMD sẽ sở hữu cụm cảng liền mạch, với chiều dài đầu tàu trên 1.5 km, diện tích 70 ha. Đây sẽ là cụm cảng có quy mô lớn nhất Hải Phòng. Ông Nhân khẳng định với cổ đông về việc Công ty đang đi đúng hướng theo những gì đặt ra trong thời gian qua.

Về thương vụ bán cảng Nam Hải Đình Vũ, GMD có thỏa thuận là chỉ bán trang thiết bị, hạ tầng của cảng, còn lại toàn bộ đội ngũ nhân lực, kĩ thuật vận hành cảng, cùng với toàn bộ khách hàng được Công ty chuyển xuống cảng Nam Đình Vũ 2, Nam Đình Vũ 3. Như vậy, cảng Nam Đình Vũ 2 vừa mới đi vào hoạt động hoàn toàn có khả năng lấp đầy ngay trong trước mắt. "Có thể nói, thương vụ này là thành công giữa cả bên mua và bên bán", Chủ tịch GMD cho biết.

Về chiến lược GMD tại Cảng Nam Hải, Tổng Giám đốc Nguyễn Thanh Bình cho hay, vị trí của Cảng Nam Hải không còn phù hợp với việc phát triển cảng, Tập đoàn đã di chuyển quy mô, dịch vụ của mình xuống Cảng Nam Đình Vũ để tạo thành một cụm cảng lớn. Thứ tự ưu tiên của Cảng Nam Hải, thứ nhất là duy trì dịch vụ tuyến nội địa, thủy nội địa, hoạt động logistics… Ưu tiên thứ hai là tìm đối tác để thoái vốn tại Cảng Nam Hải. Công ty đang thực hiện một dự án riêng cho Cảng Nam Hải này.

Dành tiền sau thoái vốn Nam Hải Đình Vũ để đầu tư, M&A

Sau thương vụ bán cảng Nam Hải Đình Vũ, bà Bùi Thị Thu Hương, chia sẻ, hồi năm 2018, Công ty có thương vụ thoái vốn một phần khỏi mảng logistics để hợp tác đầu tư với Tập đoàn CJ, nhưng nhu cầu đầu tư trong giai đoạn đó không nhiều, tức là việc hợp tác để có những chiến lược… Vì vậy, khi đó Tập đoàn mới chi trả cổ tức đặc biệt sau thương vụ đó.

Riêng với thương vụ cảng Nam Hải Đình Vũ, sau khi cân đối, xem xét kế hoạch kinh doanh, kế hoạch dự án, và lợi ích cổ đông đã chia cổ tức năm 2022 là 20% đã bao gồm cổ tức trong hoạt động thông thường, lẫn việc thoái vốn, Công ty muốn dành tiền cho kế hoạch đầu tư mới. Khi tham khảo với các nhà cổ đông lớn, mức cổ tức 20% đã cao so với thị trường khi năm 2023 đầy khó khăn, nhưng đây cũng là cơ hội nếu Công ty có dòng tiền tốt nhằm tận dụng cơ hội, đầu tư, M&A làm giàu hệ sinh thái cho GMD, bà Hương cho biết.

Ông Nguyễn Thanh Bình thông tin thêm, việc thoái toàn bộ cổ phần Nam Hải Đình Vũ dự kiến mang về lợi nhuận trên 2,000 tỷ đồng cho Công ty mẹ, việc hạch toán có thể diễn ra trong quý 3, do còn một loạt vấn đề liên quan đến kiểm toán, báo cáo thuế…

Tìm đối tác để thoái vốn dự án cao su ở Campuchia

Chia sẻ về dự án cao su của GMD, bà Bùi Thị Thu Hương cho biết, dự án cao su của GMD tại Campuchia là một trong những dự án có quy mô lớn nhất ở Campuchia với những lợi ích về liền thửa, liền mạch.

Hiện nay, đây đang là dự án trồng và phát triển tốt nhất ở khu vực, tuy nhiên các nghị quyết ĐHĐCĐ các năm trước giao cho HĐQT quyết tâm thoái vốn dự án này, và tập trung phát triển cho các dự án cốt lõi. Vì vây, hiện nay Công ty chỉ đang duy trì chăm sóc tối thiểu, để có dự án quy mô tốt, khi đó GMD sẽ thoái vốn để có giá trị hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Công ty cũng thành lập Ban dự án, quyết tâm theo đuổi tìm kiếm đối tác chiến lược, thoái vốn cho dự án này.

Bầu HĐQT, BKS nhiệm kỳ mới

Đại hội cũng bầu ra HĐQT và BKS nhiệm kỳ 2023 – 2028. Trong đó, HĐQT nhiệm kỳ mới có 10 Thành viên gồm ông Đỗ Văn Nhân, ông Chu Đức Khang, ông Nguyễn Thanh Bình, bà Bùi Thị Thu Hương, bà Nguyễn Minh Nguyệt, ông Vũ Ninh, ông Nguyễn Văn Hùng (thành viên HĐQT độc lập), ông Shinya Hosoi (Tổng Giám đốc SSJ Consulting Việt Nam – thuộc Tập đoàn Sumitomo) là Thành viên mới; còn ông Lâm Đình Dụ và ông Nguyễn Thái Sơn là hai thành viên HĐQT độc lập mới.

Thành viên BKS gồm ông Lưu Tường Giai, bà Vũ Thị Hoàng Bắc, ông Trần Đức Thuận.

Mục tiêu lãi 2023 giảm 13%

Ông Đỗ Văn Nhân cho biết kế hoạch kinh doanh năm 2023 được xây dựng trên nền năm 2023 với thị trường rất xấu. Từ đầu năm đến nay, hàng chục ngàn doanh nghiệp ngừng hoạt động, rời thị trường, hàng trăm ngàn người lao động mất việc làm. Sức mua thị trường rất yếu, và sức mua ở những thị trường nước ngoài, truyền thống lớn của chúng ta như Mỹ, EU cũng rất thê thảm.

Theo đó, GMD đặt mục tiêu năm 2023 với doanh thu hợp nhất đạt 3,920 tỷ đồng, nhích nhẹ so với kết quả năm ngoái. Lãi trước thuế dự kiến 1,136 tỷ đồng, giảm 13%.

GMD cũng lưu ý, khoản lợi nhuận bất thường từ việc chuyển nhượng phần vốn tại cảng Nam Hải Đình Vũ sẽ được ghi nhận tại ngày hoàn thành bàn giao cho bên nhận chuyển nhượng. Trước đó, ngày 19/04, GMD và CTCP Container Việt Nam (Viconship, HOSE: VSC), cùng các bên nhận chuyển nhượng khác đã ký hợp đồng chuyển chuyển nhượng toàn bộ vốn của GMD tại cảng Nam Hải Đình Vũ.

Kết quả kinh doanh các năm và kế hoạch 2023 của GMD

(Đvt: Tỷ đồng)

Lãi ròng quý 1 giảm 26% xuống 202 tỷ đồng

Hiện, GMD đã công bố BCTC hợp nhất quý 1/2023 với doanh thu thuần gần 902 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ, nhưng lãi trước thuế lại giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt hơn 308 tỷ đồng. Riêng lãi ròng hơn 202 tỷ đồng, thấp hơn 26%.

Theo giải trình, Công ty cho biết, nguyên nhân lợi nhuận giảm chủ yếu do lợi nhuận từ công ty liên doanh, liên kết giảm hơn 104 tỷ đồng, dù lợi nhuận từ hoạt động khai thác cảng và logistics tăng hơn 58 tỷ đồng, cộng thêm đó chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng hơn 25 tỷ đồng.

Với kết quả đạt được, GMD đã thực hiện 23% chỉ tiêu doanh thu và 27% kế hoạch lợi nhuận sau 3 tháng đầu năm.

Mức chia cổ tức 2022 tỷ lệ 20% bằng tiền

Về phương án phân phối lợi nhuận, năm 2022, đại hội GMD thống nhất mức chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 20% (2,000 đồng/cp). Ngoài ra, Công ty dự kiến trích 3% lợi nhuận sau thuế cho quỹ HĐQT và 5% đối với quỹ khen thưởng phúc lợi. Công ty đang bỏ ngỏ kế hoạch chia cổ tức năm 2023.

Dừng chào bán hơn 100 triệu cp, bổ sung ngành nghề công nghệ thông tin

Tại đại hội 2023, cổ đông đồng ý việc GMD tạm dừng phương án phát hành quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu năm 2022 với lý do là điều kiện thị trường chưa thuận lợi để tiếp tục thực hiện phương án. Đồng thời, trên cơ sở kết quả kinh doanh năm 2022, việc hoàn thành chuyển nhượng cảng Nam Hải Đình Vũ, Công ty đảm bảo được dòng tiền và nguồn vốn để triển khai các dự án và kế hoạch kinh doanh năm nay.

Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên 2022 đã thông qua việc GMD chào bán gần 100.5 triệu cp giá 20,000 đồng/cp để huy động hơn 2,009 tỷ đồng. Toàn bộ số vốn thu được dùng để tăng vốn cho các công ty con gồm Cảng Nam Đình Vũ, CTCP Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link và đầu tư mua sắm tài sản cố định.

GMD đã nộp hồ sơ đăng ký phát hành lên UBCKNN vào tháng 06/2022, sau đó đã có nhiều lần bổ sung, sửa đổi. Đến tháng 01/2023, UBCKNN thông báo dừng xem xét hồ sơ đăng ký phát hành của công ty vì lý do thủ tục, giấy tờ.

Ngoài ra, đại hội thông qua việc bổ sung các ngành nghề của Công ty liên quan đến lĩnh vực công nghệ thông tin.

Thế Mạnh

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

BCR đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 gấp 3 lần, tăng vốn điều lệ thêm gần 3 ngàn tỷ 

Tại ĐHĐCĐ thường niên sắp tới, bên cạnh kế hoạch kinh doanh 2024, CTCP BCG Land (UPCoM: BCR) còn đưa ra mục tiêu cần đạt được trong giai đoạn 2024-2028.

Lãi quý 1 của Vĩnh Sơn - Sông Hinh “bốc hơi” theo dòng nước

Lượng nước về hồ giảm mạnh cùng chi phí tài chính neo cao là nguyên nhân khiến lợi nhuận quý 1 của Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (HOSE: VSH) giảm tới hơn 99%.

Doanh thu tháng 3 của VHC tăng 5%

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) báo cáo doanh thu tháng 3 đạt 1,089 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tính trong 3 tháng đầu năm, doanh thu VHC tăng 25%.

ĐHĐCĐ Vinalink: Hợp tác với Amazon sẽ là “mỏ neo” trước biến động khó lường

Tổng Giám đốc Vinalink chia sẻ với tình hình biến động và rất khó lường, nếu không có thương mại điện tử thì sẽ khó duy trì được sản phẩm dịch vụ truyền thống như...

Công ty thành viên Sabeco thay ghế Chủ tịch, lợi nhuận quý 1 lao dốc 93%

Ông Phan Thanh Hải, Phó Giám đốc Kế hoạch (Ban phụ trách) - Sabeco, sẽ đảm nhận chức Chủ tịch HĐQT CTCP Bia - Nước Giải khát Sài Gòn - Tây Đô (TDBECO) từ ngày...

Vì sao DHA giảm lãi hơn 40% trong quý 1?

CTCP Hóa An (HOSE: DHA) công bố lãi ròng quý 1 giảm đến 43% so với cùng kỳ, chỉ còn gần 9 tỷ đồng.

Mộc Châu Milk có quý lãi thấp nhất 3 năm

Ảnh hưởng từ việc người tiêu dùng giảm sức mua, CTCP Giống Bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk, UPCoM: MCM) lãi sau thuế quý 1/2024 chưa đầy 50 tỷ đồng, giảm 51% so với...

Nam Sông Hậu lỗ quý thứ 2 liên tiếp, Chủ tịch bị bán giải chấp gần 19 triệu cp

Tài khoản chứng khoán của ông Mai Văn Huy - Chủ tịch HĐQT CTCP Thương mại Đầu tư Dầu khí Nam Sông Hậu (HOSE: PSH) đang “nóng” như thời tiết Sài Gòn. Theo báo cáo...

ĐHĐCĐ KDH: Đã nộp hồ sơ chào bán riêng lẻ 110 triệu cp

Chiều ngày 23/04/2024, CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HOSE: KDH) đã tổ chức ĐHĐCĐ nhằm thông qua phương án phát hành tối đa gần 102 triệu cp cho các hoạt...

Lãi ròng quý 1 của ANV rơi 82%

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2024, CTCP Nam Việt (HOSE: ANV) có doanh thu thuần 1,016 tỷ đồng và lãi ròng 17 tỷ đồng, giảm lần lượt 12% và 82% so với cùng kỳ năm trước.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98