EVN làm rõ khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng, công ty con gửi ngân hàng cả vạn tỉ đồng

07/06/2023 13:05
07-06-2023 13:05:15+07:00

EVN làm rõ khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng, công ty con gửi ngân hàng cả vạn tỉ đồng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã thông tin tới đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng của tập đoàn năm 2022.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Trần Đình Nhân vừa ký văn bản gửi đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) về một số nội dung liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh của EVN. Đây là vấn đề địa biểu Tạ Thị Yên quan tâm, thảo luận và nêu ý kiến tại kỳ họp thứ 5 đang diễn ra.

EVN làm rõ khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng, công ty con gửi ngân hàng cả vạn tỉ đồng - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Tạ Thị Yên nêu một số nội dung liên quan đến ngành điện tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Về vấn đề tại sao lại nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc mà không mua điện gió và điện mặt trời, EVN cho biết sản lượng điện nhập khẩu tương đối nhỏ, trong đó nhập từ Lào khoảng 7 triệu kWh/ngày, Trung Quốc 4 triệu kWh/ngày. Sản lượng điện toàn quốc là trên 850 triệu kWh/ ngày, riêng miền Bắc cũng là 450 triệu kWh/ngày trong khi tổng sản lượng điện nhập khẩu khoảng hơn 10 triệu kWh/ngày nên tỷ trọng điện nhập khẩu rất thấp, chưa tới 1,3% toàn quốc.

EVN cũng đã thông tin tới đại biểu Quốc hội khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng của tập đoàn năm 2022. 

Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân bán cho khách hàng sử dụng điện theo biểu giá điện do Chính phủ quy định thực hiện trong năm 2022 là 1.882,73 đồng/kWh, trong khi đó giá thành mua điện từ các nhà máy điện (bao gồm cả chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ) là 2.032,26 đồng/kWh. Vì vậy, với mỗi kWh bán cho khách hàng sử dụng điện năm 2022 thì EVN lỗ 149,53 đồng/kWh, làm EVN lỗ sản xuất kinh doanh điện là 36.294,15 tỉ đồng năm 2022.

Nhờ có thu nhập từ các hoạt động khác liên quan tới sản xuất kinh doanh điện là 10.058,36 tỉ đồng, nên số lỗ tổng hợp năm 2022 của EVN là 26.235,78 tỉ đồng.

EVN làm rõ khoản lỗ hơn 26.000 tỉ đồng, công ty con gửi ngân hàng cả vạn tỉ đồng - Ảnh 3.

EVN nêu các nguyên nhân về khoản lỗ hơn 26 ngàn tỉ đồng năm 2022

Theo EVN, giá thành mua điện từ các nhà máy điện bán tới khách hàng bao gồm giá thành khâu phát điện, giá thành khâu truyền tải, khâu phân phối - bán lẻ, khâu phụ trợ. Trong đó, giá thành khâu phát điện chiếm tỉ trọng chủ yếu.

Năm 2022, giá thành khâu phát điện chiếm tỉ trọng 83,6%; các khâu truyền tải, phân phối-bán lẻ và phụ trợ chỉ chiếm tỉ trọng 16,4%. Do các thông số đầu vào khâu phát điện năm 2022 tăng đột biến làm giá thành khâu phát điện tăng mạnh, từ 1.506,4 đồng/kWh năm 2021 lên 1.698,45 đồng/kWh năm 2022.

Cũng theo "ông lớn" ngành điện, năm 2022, các nhà máy điện hạch toán phụ thuộc EVN sản xuất với sản lượng chỉ chiếm 20% tổng sản lượng điện năng của hệ thống với giá điện bình quân là 859,9 đồng/kWh.

Với vai trò là người mua duy nhất, để đảm bảo đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, EVN cho biết đã phải mua 80% sản lượng điện năng còn lại từ các nhà máy điện độc lập theo các hợp đồng mua bán điện và giá điện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt với giá điện bình quân 1.757,5 đồng/kWh (chưa bao gồm chi phí truyền tải, phân phối - bán lẻ, phụ trợ) để cung cấp cho khách hàng.

Ngoài nhiệm vụ của một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh điện, EVN còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị mà Chính phủ giao trong đầu tư lưới truyền tải và mạng lưới bán điện đến cả vùng núi, hải đảo và bán thấp hơn giá thành để góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng tại các địa bàn trọng điểm.

"Với cơ chế điều tiết giá bán lẻ điện như hiện tại của Chính phủ, EVN đang là doanh nghiệp đứng ra chịu toàn bộ khoản lỗ sản xuất kinh doanh năm 2022 thay cho các khách hàng sử dụng điện"- báo cáo của EVN nêu rõ.

Liên quan đến vấn đề "EVN xin tăng giá điện, nhưng loạt công ty con đưa hàng vạn tỉ đồng gửi ngân hàng", EVN cho biết số tiền gửi mà báo chí đề cập cần được xem xét với số dư nợ ngắn hạn (60.045 tỉ đồng) tại cùng thời điểm của các Tổng công ty điện lực.

Chưa nói đến các khoản dư nợ dài hạn, chỉ xét riêng các khoản dư nợ ngắn hạn trên thì rõ ràng số nợ vay tại các đơn vị là rất lớn, nhu cầu trả nợ gốc và lãi vay trong năm rất cao nên đòi hỏi các đơn vị phải duy trì số dư đủ trả nợ đến hạn nhằm đảm bảo tín nhiệm tín dụng cho các khoản vay trong thời gian tới.

Ngoài ra, số dư tiền gửi trên được dùng để thanh toán trả nợ cho các nhà cung cấp, thanh toán tiền mua điện cho các nhà máy điện mặt trời mái nhà và nhà máy thuỷ điện nhỏ vào đầu tháng sau theo các hợp đồng đã ký kết để đầu tư hệ thống phân phối - bán lẻ đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải, và chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các Tổng Công ty Điện lực phải chủ động cân đối dòng tiền phù hợp để đảm bảo thanh toán nợ gốc và lãi vay kịp thời cho các đơn vị tín dụng, thanh toán cho các nhà cung cấp, các nhà máy điện theo quy định, đồng thời có trách nhiệm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của đơn vị mình.

Minh Chiến Huy Thanh

Người lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Ninh Thuận: Khẩn trương điều tra, xử lý vụ đầu độc cây rừng

Theo lãnh đạo ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận, vụ đầu độc bằng cách khoan thân cây và đưa thuốc diệt cỏ vào bên trong tại rừng phòng hộ là chưa từng có tiền lệ...

Thay đổi thành viên Tổ công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn các dự án, đất đai

Ông Nguyễn Thái Học, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương, là thành viên Tổ công tác thay ông Trần Quốc Cường.

Hai công ty riêng của ông Phạm Nhật Vượng bán hơn 46 triệu cổ phiếu VinFast

Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam và Asian Star Trading & Investment (Asian Star) sẽ bán ra 46,29 triệu cổ phiếu VinFast để thu về khoảng 750 triệu USD. Số tiền...

Đà Lạt tính làm phố đêm, phố ẩm thực, công viên nhạc nước

TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng dự kiến xây dựng công viên nhạc nước tại Vườn hoa TP Đà Lạt, phố ẩm thực tại khu vực hồ Hoàng Văn Thụ - đường Trần Lê và phố đêm tại khu...

Chậm duyệt giá đất, TP.HCM chưa thể giải ngân hơn 21.600 tỷ đồng tiền bồi thường

Do các vướng mắc, trong đó có việc chậm phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất làm căn cứ tính tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, TP.HCM vẫn chưa thể giải ngân hơn...

Tập đoàn SK của Hàn Quốc đầu tư dự án 500 triệu USD tại Hải Phòng

Chiều 22/09, tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng tổ chức Hội nghị trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tháng 09/2023 cho các dự án...

Đừng bán doanh nghiệp một cách ngẫu nhiên và rẻ mạt

Định giá doanh nghiệp của mình trong thế giới kinh doanh liên quan đến không chỉ việc ấn định giá trị tiền tệ cho tài sản của công ty mà còn phải xác định giá trị...

Xuất khẩu dệt may kỳ vọng cuối năm

Việc nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Mỹ và Việt Nam là cơ hội tốt đối với xuất khẩu hàng hóa nói chung và hàng dệt may nói riêng.

Đề xuất 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024

Cục An toàn lao động gửi tờ trình lên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 với số ngày nghỉ là 7 ngày.

Bắt Phó tổng giám đốc Công ty AIC và cựu Giám đốc BQL Dự án Công trình xây dựng Y tế Bắc Ninh

Ông Trần Văn Tuynh, cựu Giám đốc Ban Quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế (thuộc Sở Y tế Bắc Ninh) và Nguyễn Hồng Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty AIC cùng 5 đồng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98