Vì sao giá điện châu Âu chuyển sang âm?

02/06/2023 13:16
02-06-2023 13:16:12+07:00

Vì sao giá điện châu Âu chuyển sang âm?

Trong bối cảnh thời tiết ôn hòa hơn ở châu Âu và công suất năng lượng tái tạo ngày càng tăng, châu Âu bỗng đối mặt với tình trạng dư cung điện và dẫn tới giá điện chuyển sang âm.

Theo các chuyên gia, nhiều yếu tố đã dẫn tới giá điện bán buôn chuyển sang âm ở châu Âu trong vài tuần qua.

Chuyên viên phân tích năng lượng Gerard Reid cho rằng xu hướng giá điện âm không chỉ bắt nguồn từ nguồn cung năng lượng tái tạo ngày càng dồi dào và điều kiện thời tiết thuận lợi, mà còn đến từ những trở ngại trong việc phát điện.

Ông Reid minh chứng Đan Mạch “liên tục đáp ứng 85% nhu cầu năng lượng hàng tuần từ năng lượng tái tạo. Nhưng trong những ngày trời nhiều gió, nước này có thể xuất khẩu tới 50% lượng điện dư thừa sang các nước láng giềng. Điều này thể hiện lợi ích của sự kết nối, nhưng cũng bộc lộ những hạn chế khi châu Âu thừa điện".

Khi dư cung,  các nhà sản xuất có thể để giá điện bán buôn rơi xuống mức âm để đẩy lượng điện dư thừa ra khỏi lưới điện và tránh tình trạng quá tải hệ thống.

"Các nước như Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Đan Mạch và Thụy Điển đều đã ghi nhận giá điện bằng 0 hoặc rơi xuống âm vì dư cung, trong họ đã đạt đến giới hạn những gì có thể tiêu thụ, thậm chí xuất khẩu", ông cho hay.

Ngoài ra, theo vị chuyên gia này, giá điện bán buôn giảm xuống mức 0 hoặc âm ở Bắc Âu “bắt nguồn từ tình trạng băng tan đáng kể ở Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan, từ đó cung cấp nhiên liệu cho các tuabin thủy điện và tạo ra một lượng điện lớn”.

Cách thời tiết dẫn tới tình trạng giá điện âm 

Nhà khí tượng học MetDesk Theo Gkousarov lý giải thêm về cách điều kiện thời tiết dẫn tới giá điện âm.

“Khu vực áp suất cao chiếm ưu thế ở phần lớn Trung và Tây Bắc Âu đã dẫn tới một lượng lớn năng lượng mặt trời trên toàn khu vực", ông cho biết.

Tương tự, tại Phần Lan, tình trạng băng tan nhanh vào mùa xuân khiến các nhà máy thủy điện tăng tốc độ tạo điện và dẫn tới dư thừa.

Tuy nhiên, vấn đề thời tiết không chỉ tạo ra nguồn cung điện tái tạo dồi dào đến mức dư thừa, mà còn khiến các nhà vận hành lưới điện khó khăn hơn. “Việc điện hạt nhân không thể điều chỉnh linh hoạt cũng khiến tình hình thêm tồi tệ”, Reid cho biết.

Thêm vào đó, khu vực này còn bổ sung một lượng lớn công suất phát điện vào năm ngoái. Ngoài lò phản ứng hạt nhân mới ở Phần Lớn với công suất 1.6 GW, các quốc gia này còn có thêm tổng cộng 5 GW năng lượng gió.

"Trong khi đó, nhu cầu về điện đang khá yếu ớt ở Bắc Âu, chủ yếu do môi trường kinh tế yếu kém của Thụy Điển. Điều đó càng làm trầm trọng hơn nữa vấn đề cung vượt quá cầu", ông Reid chia sẻ. “Kết quả là các nhà máy điện đang phải gánh chịu chi phí để giảm tải lượng điện dư thừa, nhất là những nhà máy hoạt động kém linh hoạt như nhà máy thủy điện và hạt nhân”.

Cả ông Reid và ông Gkousarov đều nhấn mạnh rằng giá điện bán buôn ở châu Âu đã biến động cực kỳ mạnh trong 10 ngày qua. Vào cuối tuần trước, giá điện âm đã lan tới phần lớn khu vực châu Âu  ở một số thời điểm vào ban ngày.

Ông Reid cho rằng "Điều đó thật điên rồ".

Giải pháp là gì?

Theo ông, vấn đề nằm ở tính thiếu linh hoạt của hệ thống. Các công ty buộc phải trả tiền để người dân sử dụng bớt lượng điện thừa.

Để giải quyết vấn đề này, ông Reid đề xuất một số giải pháp dài hạn như xây thêm hồ thủy điện tích năng, nâng cấp các cơ sở thủy điện hiện có, thúc đẩy nhu cầu linh hoạt và xây dựng cơ sở hạ tầng lưới điện.

Tuy vậy, trước mắt, vị chuyên gia này cho rằng pin ngắn hạn có thể giúp xoa dịu tình hình.

"Pin sẽ trở thành thành phần không thể thiếu trong hệ thống điện tương lai”, Reid chia sẻ. “Câu hỏi cấp thiết đặt ra là liệu các nhà máy điện truyền thống có thể hành động đủ nhanh để tránh thiệt hại từ việc sản xuất và bán điện dưới chi phí vận hành hay không", ông cho biết.

Vũ Hạo (Theo Renew Economy)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan...

Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990

Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh sau khi Fed công bố dữ liệu kinh tế, trong phiên giao dịch ngày 15/4, 154,28 yen đổi 1 USD, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng...

Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 14/4 dẫn kết quả thăm dò quý mới nhất cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp và học giả kinh tế đã hạ nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào...

Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá

Trước sức mạnh của đồng USD, ngay cả các nền kinh tế có quy mô như Australia, Canada và EU cũng chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ mất giá lần lượt là 4,4%...

Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý danh mục tín dụng quốc tế (IACPM), các nhà quản lý danh mục đầu tư và tài sản tại một số tổ chức tài chính lớn...

Đồng USD vẫn giữ vị trí ổn định trong dự trữ ngoại hối của nhiều nước

Khảo sát của IMF cho thấy tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các nước tăng 0,2 điểm phần trăm, lên 58,4% trong năm 2023, tuy khiêm tốn nhưng là mức...

KPMG và Deloitte đối mặt mức phạt lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán Mỹ

PCAOB đã áp đặt mức phạt 25 triệu USD đối với KPMG chi nhánh Hà Lan và 2 triệu USD đối với các chi nhánh của Deloitte ở Indonesia và Philippines, vì hành vi gian...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98