Xáo trộn cổ đông lớn tại một doanh nghiệp thủy điện lãi kỷ lục

07/06/2023 11:00
07-06-2023 11:00:00+07:00

Xáo trộn cổ đông lớn tại một doanh nghiệp thủy điện lãi kỷ lục

Với xu hướng tích cực của ngành thủy điện trong nửa cuối năm 2022, CTCP Xây Dựng Và Năng Lượng VCP (UPCoM: VCP) đạt lãi kỷ lục với gần 409 tỷ đồng, gấp 6.5 lần so với năm trước đó.

Ban lãnh đạo Công ty cho biết, năm vừa qua là năm thuận lợi về mặt thuỷ văn, lượng mưa về hồ Cửa Đạt lớn vào 6 tháng cuối năm và giá bán điện cao đã tạo điều kiện cho Nhà máy Cửa Đạt có sản lượng và doanh thu tốt. Bên cạnh đó, giá bán điện bình quân của Cửa Đạt cũng cao nhất kể từ khi phát điện. Đặc biệt, nửa cuối năm 2022 với hai quý liên tiếp đều lãi hơn 100 tỷ đồng.

Bên cạnh lợi nhuận khủng, các chỉ số tài chính của VCP cũng có những chuyển biến. Tính đến cuối năm 2022, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu giảm từ 1.73 xuống còn 1.1. Tỷ lệ dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu cũng giảm từ 0.54 xuống còn 0.33.

Nguồn: VCP

Được biết, VCP có ba lô trái phiếu chưa đáo hạn là VCPBOND 2020-01 (500 tỷ đồng), VCPBOND 2020-02 (400 tỷ đồng) và 1 lô trái phiếu khác với tổng giá trị phát hành là 1,038.1 tỷ đồng.

Trong đó, hai lô VCPBOND 2020-01 và VCPBOND 2020-02 có cùng ngày phát hành là 22/05/2020. Lô VCPBOND 2020-01 có kỳ hạn 60 tháng, tương ứng ngày đáo hạn là 22/05/2025, còn lô VCPBOND 2020-02 có kỳ hạn 42 tháng, tương ứng sẽ đáo hạn vào 22/11/2023.

VCPBOND 2020-01 là lô trái phiếu VCP phát hành cho Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), còn lô VCPBOND 2020-02 đang được nắm giữ bởi Công ty Chứng khoán MB (MBS).

Trong khi đó, lô trái phiếu còn lại có giá trị 138.1 tỷ đồng được phát hành cho CTCP Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCBS) với kỳ hạn 3 năm.

Với kết quả kinh doanh tích cực, năm qua VCP thanh toán đầy đủ 4 đợt lãi trái phiếu. Bên cạnh đó, số dư vay trái phiếu của VCP tại thời điểm 31/12/2022 cũng giảm gần 16% so với đầu năm, còn hơn 931 tỷ đồng.

Liên tục thay đổi cơ cấu cổ đông lớn

Trước khi có một năm kinh doanh bùng nổ, tại VCP đã diễn ra nhiều biến động mạnh mẽ trong cơ cấu cổ đông lớn. Đầu tiên là CTCP Đầu tư Châu Á Thống Nhất (thành lập từ năm 2017, bà Nguyễn Thị Mỹ Bình làm Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật) trở thành cổ đông lớn của VCP từ tháng 07/2019 thông qua việc mua thêm 3.2 triệu cp, nâng sở hữu lên 10% VCP. Tuy nhiên, đến ngày 10/02/2020, cổ đông này lại bán ra 3.9 triệu cp VCP, giảm sở hữu còn 3.16%. Giao dịch bán này diễn ra song song với giao dịch mua vào VCP của Quỹ đầu tư cơ hội PVI (POF).

Sau đó, ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 14/02/2020 của VCP đã thông qua việc POF được nâng sở hữu mà không cần chào mua công khai. Kết quả quỹ này đã gom thêm hơn 9 triệu cp, nâng sở hữu VCP lên 40.88% vào ngày 18/02/2020.

Bên cạnh đó, VCP còn xuất hiện cổ đông lớn cá nhân là ông Nguyễn Tuấn Anh mua gần 11.5 triệu cp, tương đương 20.16%. Đồng thời, Đầu tư Châu Á Thống Nhất mua 8 triệu cp, nâng sở hữu lên 14.04% chỉ sau nửa tháng thoái vốn.

Ở chiều ngược lại, bên bán có thể là ba cổ đông gồm Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG), CTCP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Mundus và CTCP Đầu tư VSD với tổng số cổ phiếu đã bán ra gần 25 triệu cp, tương đương 44% vốn VCP nhằm cơ cấu lại khoản đầu tư.

Sang năm 2021, VCP tiếp tục biến động cơ cấu cổ đông lớn khi POF thoái hết 133 tỷ đồng vốn góp tại Công ty (tính đến cuối năm). Thay vào đó là sự xuất hiện một số cổ đông cá nhân là bà Phạm Thu Huyền, mua 7 triệu cp trong ngày 15/06/2021, tương đương tỷ lệ sở hữu 9.3%, trước đó bà Huyền không sở hữu bất kỳ cổ phiếu VCP nào.

Sau giao dịch trên, bà Huyền tiếp tục mua vào tổng cộng gần 5.8 triệu cp VCP trong phần còn lại của tháng 06/2021, qua đó, trở thành cổ đông lớn thứ hai tại Công ty với tỷ lệ 17.02%, tương ứng gần 13 triệu cp.

Cũng trong nửa cuối tháng 06/2021, một cá nhận khác là ông Vũ Tuấn Cường mua hơn 2 triệu cp VCP, thành cổ đông lớn khi sở hữu hơn 4.3 triệu cp, tỷ lệ 5.72%.

Ngoài vai trò cổ đông lớn, ông Cường còn là chủ nợ của VCP khi cho Công ty vay có thời điểm số tiền lên tới 355 tỷ đồng trong năm 2021. Đây đều là các khoản vay dài hạn với lãi suất 9%/năm. Tính đến cuối năm 2022, số dư nợ ông Vũ Tuấn Cường cho VCP vay còn 101 tỷ đồng.

Sang năm 2022, Đầu tư Châu Á Thống Nhất thoái lui, hạ tỷ lệ sở hữu từ 14.04% xuống còn 4.49% sau khi bán 8 triệu cp VCP vào ngày 23/05. Theo dữ liệu, 8 triệu cp VCP của Châu Á Thống Nhất được giao dịch theo phương thức thỏa thuận với tổng giá trị 163.2 tỷ đồng, tương ứng 20,400 đồng/cp, xấp xỉ giá thị trường tại ngày giao dịch.

Thời gian Châu Á Thống Nhất là cổ đông lớn của VCP
Nguồn: VietstockFinance

Liên quan đến Châu Á Thống Nhất, trước khi thoái bớt vốn tại VCP, đơn vị này cũng đã có động thái tương tự tại CTCP Nhựa Đồng Nai (HNX: DNP) vào cuối năm 2021. Cụ thể, Châu Á Thống Nhất bán ra gần 5.6 triệu cp DNP, giảm tỷ lệ sở hữu từ 6.03% xuống còn 0.92% và không còn là cổ đông lớn của DNP.

Việc Châu Á Thống Nhất rút khỏi ghế cổ đông lớn tại DNP diễn ra trong bối cảnh DNP chuẩn bị chào bán hơn 10.91 triệu cp cho cổ đông hiện hữu với giá 20,698 đồng/cp. Tỷ lệ thực hiện quyền mua là 10:1, tương ứng cổ đông sở hữu 10 cp sẽ được mua 1 cp mới.

Sau gần 4 tháng Châu Á Thống Nhất thoái vốn, VCP chào đón một cổ đông lớn mới là ông Lê Quốc Hương khi cá nhân này mua thỏa thuận thành công hơn 1 triệu cp vào ngày 21/09/2022, nâng tỷ lệ sở hữu từ 4.39% lên 5.64%, tương đương hơn 4.7 triệu cp. Giá trị giao dịch hơn 24 tỷ đồng, tương ứng 23,200 đồng/cp.

Bước sang năm 2023, cơ cấu cổ đông lớn của VCP lại xáo trộn trong giai đoạn tháng 2 và tháng 3. Cụ thể, Công ty có thêm hai cổ đông lớn mới là ông Đỗ Tuấn Anh và ông Đỗ Hoàng Dương sau khi hai cá nhân này mua lần lượt 865,000 cp (20/03) và 350,000 cp (phiên 06/02), nâng tỷ lệ sở hữu lên 6% và 5.26%.

Mặt khác, một số cổ đông lớn cũng thay đổi tỷ lệ sở hữu như ông Hương mua thêm 270,000 cp để nâng từ 5.64% lên 5.96%. Ngược lại, ông Vũ Tuấn Cường lại bán ra số cổ phần tương tự để giảm sở hữu từ 5.79% xuống còn 5.47%. Hai giao dịch này diễn ra trong hai phiên khác nhau.

Cơ cấu cổ đông của VCP ở thời điểm hiện tại
Nguồn: VietstockFinance

Ngoài đầu tư tại VCP, ông Cường cùng ông Tuấn Anh còn từng đầu tư tại CTCP Thiết bị Phụ tùng Sài Gòn (HOSE: SMA) trước khi chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho CTCP Thủy điện Nậm La vào tháng 10/2021. Trước thời điểm chuyển nhượng, ông Tuấn Anh là cổ đông lớn với gần 5 triệu cp (24.48%), còn ông Cường sở hữu 247,680 cp (1.22%).

Cũng cần lưu ý thêm, giai đoạn trước khi có những sự xáo trộn trong cơ cấu cổ đông, từ năm 2018 trở về trước, VCP thường xuyên chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ từ 9 – 22%.

Lịch sử trả cổ tức của VCP
Nguồn: VietstockFinance

Kế hoạch 2023 thận trọng

Hiện VCP chưa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2023. Theo báo cáo 2022, VCP tỏ ra thận trọng sau khi tính toán tình hình thủy văn cũng như diễn biến của thị trường điện trong năm 2023. Công ty đặt mục tiêu gần 815 tỷ đồng doanh thu và 260 tỷ đồng lãi sau thuế, giảm 22% và 46% so với kết quả của năm 2022. Ngoài ra tài liệu cũng chưa công bố về cổ tức 2022 và 2023.

Bên cạnh đó, trước thềm đại hội, ông Trịnh Quốc Bình có đơn xin từ nhiệm chức Thành viên HĐQT VCP từ ngày 19/04 với lý do công việc cá nhân. Được biết ông Bình đảm nhiệm chức vụ này từ tháng 07/2020 và không nắm cổ phiếu VCP. Cùng ngày 19/04, bà Phạm Thị Thu Phương có đơn xin từ nhiệm chức Thành viên BKS cũng với lý do cá nhân. Bà Phương giữ chức vụ này từ tháng 04/2021 và không sở hữu cp VCP.

Kế hoạch kinh doanh năm 2023 của VCP
Nguồn: VietstockFinance

Ba tháng đầu năm, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế VCP đều đi ngang so với cùng kỳ khi đạt lần lượt gần 193 tỷ đồng và 69 tỷ đồng, tạm thực hiện gần 24% mục tiêu doanh thu và 27% mục tiêu lợi nhuận của cả năm.

Hà Lễ

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (6)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

ĐHĐCĐ Siba Group: Tăng lợi nhuận 25%, ông Trương Sỹ Bá tham gia ban điều hành

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào sáng ngày 25/04, CTCP Tập đoàn Cơ khí Công nghệ cao Siba (Siba Group, HOSE: SBG) đặt mục tiêu gia tăng về cả doanh thu và lợi nhuận...

Tiếp tục "thu hời" từ chứng khoán, ACB lãi trước thuế quý 1 gần 4,900 tỷ đồng

BCTC hợp nhất vừa công bố của Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB) cho thấy lãi trước thuế trong quý 1/2024 đạt hơn 4,892 tỷ đồng, giảm nhẹ 5% so với...

Dự báo bấp bênh, Petrolimex đặt mục tiêu 2024 giảm 27% lợi nhuận

Theo tài liệu ĐHĐCĐ 2024, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (Petrolimex, HOSE: PLX) dự báo tình hình năm nay có nhiều yếu tố không thuận lợi. Do đó, dự kiến trình mục tiêu...

ĐHĐCĐ HSC: Mảng IB có thể mang về 200-240 tỷ đồng năm 2024

Chiều ngày 25/04, diễn ra ĐHĐCĐ năm tài chính 2023 của CTCP Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC, HOSE: HCM) với mục tiêu lãi trước thuế năm 2024 cao kỷ lục.

ĐHĐCĐ SHB: Lợi nhuận quý 1 khoảng 4,017 tỷ đồng

Chiều 25/04, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (HOSE: SHB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 nhằm thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn...

ĐHĐCĐ SSI: Thị phần là một mục tiêu quan trọng để phấn đấu nhưng không phải là duy nhất

Chiều ngày 25/04, CTCP Chứng khoán SSI (HOSE :SSI) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thảo luận nhiều nội dung về kế hoạch kinh doanh năm mới. Tại đại hội, Chủ...

ĐHĐCĐ HBC: Cơ bản đã hoàn thành hồ sơ phát hành cổ phiếu hoán đổi nợ

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024 tổ chức chiều ngày 25/04, bên cạnh kế hoạch kinh doanh, CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC) còn tiến hành biểu quyết thay đổi...

ĐHĐCĐ DGW: Lãi ròng 92 tỷ đồng trong quý 1, muốn thực hiện 2-3 thương vụ M&A mỗi năm

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Thế Giới Số (Digiworld, HOSE: DGW) diễn ra vào chiều ngày 25/04, nhằm thông qua nhiều nội dung quan trọng như kế hoạch kinh doanh...

ĐHĐCĐ Vinamilk: Lãi sau thuế quý 1 tăng trưởng gần 16%

Chiều 25/04, ĐHĐCĐ thường niên 2024 của Vinamilk diễn ra nhằm thông qua kế hoạch doanh thu kỷ lục hơn 63.1 ngàn tỷ đồng; cổ tức năm 2023 bằng tiền dự định nâng lên...

ĐHĐCĐ Novaland: Đã hoàn thành cơ cấu phần lớn các khoản nợ

Ngày 25/04/2024, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HOSE: NVL) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 để thông qua tình hình hoạt động năm 2023, mục tiêu kinh...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98