Cơ cấu lại các phân khúc, đẩy nhanh sự ra đời các sàn giao dịch bất động sản

03/08/2023 21:15
03-08-2023 21:15:29+07:00

Cơ cấu lại các phân khúc, đẩy nhanh sự ra đời các sàn giao dịch bất động sản

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần thúc đẩy nhanh sự ra đời của các sàn giao dịch bất động sản để phát huy khả năng tự điều chỉnh của thị trường, hạn chế việc can thiệp hành chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu kết luận tại hội nghị. Ảnh: VGP

Chiều 03/08, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 11/3/2023 của Chính phủ và đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường bất động sản.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, thông điệp của hội nghị là chung tay tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thị trường bất động sản phát triển ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững.

Chính sách cung cấp oxy cho doanh nghiệp

Về phương hướng thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục kiên trì, kiên định giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

"Cần thúc đẩy nhanh sự ra đời của các sàn giao dịch bất động sản để phát huy khả năng tự điều chỉnh của thị trường, hạn chế việc can thiệp hành chính", Thủ tướng nhấn mạnh

Để tăng tổng cung và tổng cầu, cần quyết liệt triển khai chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, nới lỏng, kịp thời, hiệu quả hơn nhưng có kiểm soát; đẩy mạnh tiến hành khoanh nợ, cơ cấu lại nợ, giãn, hoãn nợ…

Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, nhanh chóng, dứt khoát với các biện pháp giảm, giãn hoãn thuế, phí, lệ phí… Trong đó giảm thuế VAT phải nhanh với tinh thần "cái gì được thì cho đi trước", không thể chờ cả gói mới thực hiện miễn là đúng luật pháp.

"Các chính sách này sẽ giúp cung cấp oxy, dinh dưỡng cho doanh nghiệp", Thủ tướng Chính phủ cho hay.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, cần tập trung thúc đẩy các động lực tăng trưởng, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế, thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần và nhân dân cho người dân.

Thủ tướng một lần nữa lưu ý các địa phương, các khu đất đẹp, thuận lợi về giao thông cần ưu tiên dành cho sản xuất kinh doanh, từ đó mới tạo công ăn việc làm, thu hút người đến làm, có người đến làm thì mới có người đến ở, có người đến ở thì mới có người mua nhà, từ đó mới phát triển được bất động sản, đô thị… Đây là vấn đề có tính quy luật, được thực tiễn chứng minh.

Ngoài ra, cần cơ cấu lại các phân khúc bất động sản cho phù hợp, lưu ý quan tâm phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà cho người thu nhập trung bình. Cơ cấu bất động sản không hợp lý khiến nhiều người có nhu cầu thực không thể tiếp cận nhà ở.

Đẩy mạnh nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo chung cư cũ, lãnh đạo các tỉnh, thành phố cần chú trọng công tác này, thực hiện thực chất, hiệu quả, không hình thức.

Rà soát việc cho vay đối với các doanh nghiệp bất động sản

Về nhiệm vụ cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng tiếp tục thực hiện nhiệm vụ rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Tổ công tác theo Quyết định số 1435 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật.

Phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương doanh nghiệp triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".

Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Chính sách xã hội để triển khai hiệu quả gói hỗ trợ 120,000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 33 của Chính phủ và gói hỗ trợ tín dụng theo Nghị quyết số 11 của Chính phủ về Chương trình phục hồi kinh tế. Thủ tướng đánh giá Hòa Bình, Bình Định đang làm tốt việc triển khai các dự án nhà ở xã hội, Hà Nội, TP HCM, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang cũng đang tích cực triển khai…

NHNN chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình tín dụng khoảng 120,000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư.

Các ngân hàng thương mại tiếp tục chia sẻ với doanh nghiệp, người dân, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, đơn giản hoá các thủ tục hành chính cho vay; phát huy cơ sở dữ liệu dân cư trong quản lý, cho vay tín dụng. Doanh nghiệp phải hỗ trợ người mua nhà về thủ tục. Ngân hàng, doanh nghiệp và người mua nhà cần phát huy tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện công tác quy hoạch và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở, bất động sản, trong đó có nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để tăng nguồn cung cho thị trường.

Bộ Tài chính rà soát, đánh giá kỹ lưỡng, triển khai các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp; nghiên cứu hình thành quỹ phát triển nhà ở xã hội cho công nhân; thúc đẩy tăng cường hợp tác công tư trong phát triển nhà ở xã hội…

Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan trong hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi); khẩn trương hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 44 về phương pháp định giá đất; xây dựng điều chỉnh khung giá đất, bảng giá đất…

Đối với các địa phương, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết số 33 về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Chủ tịch UBND chủ động thành lập các Tổ công tác, tập trung rà soát tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các dự án bất động sản trên địa bàn.

Đối với các doanh nghiệp, Thủ tướng đề nghị tiếp tục chủ động tổ chức rà soát, tái cấu trúc lại doanh nghiệp, danh mục đầu tư, cơ cấu sản phẩm đầu tư của doanh nghiệp nhằm đảm bảo phù hợp với năng lực tài chính, quy mô, khả năng quản trị của doanh nghiệp và phù hợp với nhu cầu thực của xã hội.

Tập trung nguồn lực thỏa đáng cho các dự án sắp hoàn thành, các dự án lớn có tính khả thi cao để sớm đưa vào kinh doanh, khai thác thu hồi vốn, tạo dòng tiền cho doanh nghiệp và tăng nguồn cung cho thị trường. Rà soát, cơ cấu lại nguồn vốn; tập trung xử lý nợ xấu, nợ đến hạn để tạo cơ sở, điều kiện tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, chứng khoán... triển khai thực hiện dự án.

Thế Mạnh

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Diện tích tối thiểu tách thửa đất để cấp sổ đỏ theo Luật Đất đai mới

Hà Nội, Bắc Giang, Thanh Hoá… và nhiều địa phương đã ban hành quy định về tách thửa đất khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 1/8.

Thiếu dự án mở bán, thị trường căn hộ TPHCM hụt hơi so với Hà Nội trong quý 3

Trong khi thị trường căn hộ sơ cấp tại Hà Nội khởi sắc nhờ nguồn cung từ các dự án mới, thị trường TPHCM lại tương đối trầm lắng.

27 thửa đất quận Hà Đông sắp 'lên sàn' đấu, màn trả giá xuyên đêm có lặp lại?

Sau hơn 1 tháng tạm dừng, phiên đấu giá 27 thửa đất tại các phường Phú Lương, Yên Nghĩa và Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), theo kế hoạch sẽ tổ chức vào 19/10 với...

Chung cư cũ TP HCM 'sốt' giá

Cuối tháng 4, anh Tuấn được chủ nhà báo giá 6,2 tỷ đồng cho căn 2 phòng ngủ ở Bình Thạnh, chần chừ mãi đến giờ mới quay lại định chốt mua, giá đã lên 7,1 tỷ đồng.

Chuẩn bị lên quận, giá đất huyện Đông Anh biến động ra sao?

Trước thông tin huyện Đông Anh, Hà Nội lên quận cùng nhiều dự án quy mô lớn đang hình thành, thị trường bất động sản tại khu vực này đã dậy sóng từ năm 2019. Đáng...

"Không phải cứ mua bất động sản thứ 2 là bị siết thuế"

Việc áp thuế nhà thứ 2 hay thắt chặt tín dụng với bất động sản, chỉ xem xét sử dụng khi có những hành vi gây ảnh hưởng thiếu tích cực đến thị trường.

Người mua nhà ngại vay vì giá quá cao

Chị Phượng, quận 1, nhìn nhận lãi suất ngân hàng đang ở mức thấp nhưng chị không dám vay mua nhà lúc này vì giá vẫn neo quá cao.

Hà Nội tăng diện tích tách thửa tối thiểu lên 50 m2

Theo quy định mới của Hà Nội, từ ngày 7-10, diện tích đất ở tách thửa tối thiểu là 50 m2, tăng 20 m2 so với hiện hành.

Chuyên gia bàn giải pháp căn cơ hạn chế bỏ cọc đấu giá đất

Mức thuế bất động sản có thể nâng cao dần với giao dịch bất động sản mà người bán có thời gian nắm giữ ngắn hay nếu chủ sở hữu không triển khai xây dựng sau khi...

Hà Nội chính thức tăng diện tích tách thửa đất ở tối thiểu lên 50m2

Từ 7/10, Hà Nội quy định, tách thửa đất ở, tại các phường, thị trấn, thửa đất phải có chiều dài và chiều rộng từ 4m trở lên, diện tích tối thiểu là 50m2, tăng 20m2...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98