Chuyên gia nói gì về năng suất lao động của Việt Nam còn thấp?

19/09/2023 13:50
19-09-2023 13:50:00+07:00

Chuyên gia nói gì về năng suất lao động của Việt Nam còn thấp?

Sáng 19/9/2023, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2023 đã được tổ chức, trong phần chuyên đề 2 với chủ đề “Nâng cao năng suất lao động, đảm bảo an sinh trong bối cảnh mới”, Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương điều hành phiên chuyên đề, trong đó Ông Hiển đã đặt nhiều câu hỏi về vấn đề năng suất lao động Việt Nam vì sao thấp cho cả chuyên gia trong nước và quốc tế.

Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương điều phối thảo luận

Theo TS. Nguyễn Lê Hoa, Trưởng Phòng Nghiên cứu năng suất Viện Năng suất Việt Nam cho rằng có các nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Cụ thể, tại Việt Nam đang thiếu hụt lao động lành nghề có kỹ năng cao; thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng lớn nhưng hầu hết là quy mô nhỏ và siêu nhỏ nên khó có thể nâng cao năng suất lao động trong lĩnh vực này.

Mặc dù các chính sách của Nhà nước đều tập trung vào tái cơ cấu nền kinh tế đã tác động tích cực đến tăng năng suất ở Việt Nam nhưng năng suất nội ngành chưa đạt được như kỳ vọng, các ngành đóng góp cao vào GDP và sử dụng lao động cao nhưng mức năng suất còn thấp, tốc độ tăng trưởng chưa đạt như mong muốn…

TS. Nguyễn Lê Hoa cho biết, thời gian qua, có nhiều chính sách lớn của Đảng, Nhà nước trong thúc đẩy nâng cao năng suất lao động của Việt Nam, như đổi mới mô hình tăng trưởng, giải quyết thủ tục hành chính, đổi mới khoa học công nghệ sáng tạo. Tuy nhiên, quá trình thực thi chính sách còn chậm; các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp chưa có sự tham gia tích cực từ phía doanh nghiệp.

Vì vậy, thời gian tới, các hoạt động thúc đẩy nâng cao năng suất lao động Việt Nam cần được triển khai mạnh mẽ hơn. Trong đó, tập trung vào liên kết phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương để xây dựng các chính sách đồng bộ và xuyên suốt; Tạo điều kiện thúc đẩy nguồn lực và tạo điều kiện để khu vực kinh tế tư nhân phát huy vai trò trong việc tăng năng suất lao động; Tăng năng lực thực thi chính sách thúc đẩy năng suất, tập trung vào ngành đóng góp giá trị gia tăng cao và sử dụng nhiều lao động.

Ông Jonathan Pincus, Chuyên gia Kinh tế quốc tế cấp cao của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam và TS. Nguyễn Lê Hoa, Trưởng Phòng Nghiên cứu năng suất, Viện Năng suất Việt Nam

Kinh nghiệm quốc tế đối với Việt Nam trong việc nâng cao năng suất lao động

Đặt câu hỏi đối với Chuyên gia Kinh tế quốc tế cấp cao của Tổ chức phát triển Liên hợp quốc - UNDP, ông Jonathan Pincus, ông Nguyễn Đức Hiển đề nghị ông Jonathan Pincus chia sẻ kinh nghiệm quốc tế đối với Việt Nam trong việc nâng cao năng suất lao động nhằm thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, góp phần cơ cấu lại và nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế của UNDP cho biết hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 11 quốc gia có thể duy trì tăng năng suất về lâu dài, trong đó Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu và phần lớn các quốc gia là ở châu Âu. Điểm chung của các quốc gia này là những nước xuất khẩu thành công, tận dụng nhu cầu nước ngoài để tăng quy mô sản xuất các ngành cả công nghiệp và nông nghiệp.

Chuyên gia của UNDP chia sẻ thực tiễn trước đây ở khu vực Đông Nam Á có Thái Lan và Malaysia có tốc đố tăng năng suất lao động tăng nhanh tuy nhiên 2 nước này lại  không duy trì được tốc độ tăng năng suất lao động sau khủng hoảng tài chính châu Á. Các quốc gia này không nâng cấp được chính sách phát triển khi đạt được mức thu nhập trung bình mà tiếp tục theo đuổi chính sách tăng trưởng dựa trên xuất khẩu chi phí thấp mà không đổi mới để nâng cấp công nghệ, nâng cấp năng lực của các ngành sản xuất trong nước. 

Việt Nam là nước thu nhập trung bình đạt được tăng trưởng đáng “ngưỡng mộ” trong một thời gian. Vấn đề đặt ra là Việt Nam liệu có rơi vào bẫy thu nhập trung bình như các nước trên hay không? Theo chuyên gia của UNDP, vấn đề then chốt là Việt Nam phải thành công trong xây dựng hệ thống đổi mới quốc gia.

Hiện nay, Việt Nam đầu tư vào đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển là rất thấp nhất ở khu vực công, các viện nghiên cứu tư nhân thì chưa được khuyến khích phát triển. Điều này là do các doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu chủ yếu là doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp đa quốc gia, còn doanh nghiệp trong nước chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì khó có thể có đủ nguồn lực cho nghiên cứu phát triển. 

Chuyên gia của UNDP chỉ rõ 2 vấn đề trong đầu tư nghiên cứu phát triển của Việt Nam là tiêu quá ít và tiêu quá dàn trải. Khả năng điều phối thấp giữa trung ương và địa phương trong đầu tư nghiên cứu phát triển. Đầu tư dàn trải với quá nhiều cơ quan bộ ngành và chưa tập trung vào những ngành then chốt. Nhiều dự án nhỏ làm hạn chế tác động của việc đầu tư.

Ngoài ra, chuyên gia của UNDP cũng góp ý vào công tác đào tạo chuyên sâu, sau đại học ở Việt Nam. Hiện nay chưa có đủ không gian trong giáo dục cao học nhất là các ngành khoa học, kĩ thuật. Trong bối cảnh các doanh nghiệp hứng thú với đầu tư tại Việt Nam, Việt Nam cần chuẩn bị tốt hơn để tận dụng cơ hội này, nâng cấp năng lực của mình. Việt Nam có nhiều du học sinh ở các nước phát triển, nhiều nhân tài khoa học công nghệ cần được khuyến khích trở về các viện, trường ở Việt Nam để tận dụng được nguồn vốn nhân lực này.

Nhật Quang

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kiểm tra nồng độ cồn, cú sốc cần thiết để thay đổi 'kinh tế nhậu'

Chiến dịch kiểm tra gắt gao tình trạng vi phạm nồng độ cồn nơi người lái xe tuy gây sốc cho ngành kinh doanh quán nhậu nhưng đây cũng là cơ hội để chuyển đổi ngành...

Vụ cướp tiệm vàng ở Trà Vinh: Phát hiện và thu giữ hơn 80 chỉ vàng

Trưa 2/12, công an phát hiện bịch nylon màu đen bên trong chứa nhiều trang sức bằng vàng được cất giấu trong bụi cây gần con kênh thuộc ấp Đầu Giồng B; số trang sức...

Vào mùa mua sắm Tết

Các doanh nghiệp đã sẵn sàng nguồn hàng hóa và tung nhiều khuyến mại để đón đầu mùa mua sắm cao điểm nhất năm

Số người hưởng trợ cấp thất nghiệp tại TPHCM tăng gần 10%

Trong 11 tháng của năm 2023, địa bàn TPHCM đã có hơn 153.100 người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thanh Bùi bình thản giữa ồn ào gia tộc

Chiều 30-11, ca - nhạc sĩ Thanh Bùi đã xuất hiện tại buổi ra mắt của học trò cưng DUYBI, thu hút sự chú ý của công chúng.

Cơ quan chức năng xác minh vụ show Westlife quảng cáo sàn tiền ảo, website cá độ 

Trưởng Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa gia đình, Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thanh Vương cho biết đang xác minh việc đêm nhạc Westlife có quảng cáo sàn tiền ảo...

Singapore vẫn duy trì vị thế là thành phố đắt đỏ nhất thế giới

Theo tạp chí The Economist, Zurich và Singapore là hai thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong bối cảnh chi phí sinh hoạt cao chưa từng thấy; trong đó Singapore vẫn...

Mùa Black Friday thất vọng của giới kinh doanh và người tiêu dùng

Black Friday là thời điểm "vàng" để nhiều người săn sale nhưng tình hình kinh tế cuối năm nay còn gặp nhiều khó khăn khiến cho người tiêu dùng rất dè dặt trong mua...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng 2023 tăng 9.6% so với cùng kỳ năm trước

Hoạt động thương mại dịch vụ tháng 11 diễn ra khá sôi động để chuẩn bị phục vụ cho các ngày lễ lớn cuối năm và chào mừng năm mới 2024. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và...

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo vay tiền trực tuyến, bị ghép ảnh thờ vì vay tiền qua app

Ngày 28/11, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) Công an TPHCM phát đi thông tin cảnh báo thủ đoạn lừa đảo vay tiền trực tuyến...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98