Giải bài toán thừa tiền tại ngân hàng: Làm thế nào để cung gặp cầu?

21/09/2023 13:06
21-09-2023 13:06:00+07:00

Giải bài toán thừa tiền tại ngân hàng: Làm thế nào để cung gặp cầu?

Trước tình trạng thừa tiền tại ngân hàng như hiện nay, làm thế nào để giải quyết bài toán cung không gặp cầu?

Người viết có dịp trao đổi với TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) nhằm tìm hiểu các vấn đề về chính sách tiền tệ của Việt Nam trước tình trạng ngân hàng thừa tiền nhưng tín dụng lại không tăng trưởng như kỳ vọng.

TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM.

Chính sách tiền tệ của Việt Nam liệu có thay đổi gì không nếu Fed tiếp tục tăng lãi suất, thưa ông?

TS. Nguyễn Hữu Huân: Chính sách tiền tệ của Việt Nam không còn nhiều dư địa để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất, có thể Việt Nam không tăng theo nhưng sẽ hạn chế việc giảm lãi suất.

Hiện nay, mặt bằng lãi suất của Việt Nam đã về bằng mức trước dịch COVID-19, không cần thiết phải giảm lãi suất để kích thích kinh tế, mà nên tập trung vào chính sách tài khóa nhiều hơn.

Do vậy, chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ vẫn có thể duy trì như hiện tại hoặc khi áp lực đè lên tỷ giá hoặc lạm phát trong nước quá cao, lúc đó mới bắt đầu cân nhắc đến việc tăng lãi suất trở lại.

Chính sách tài khóa mà Việt Nam cần tập trung vào cụ thể là gì?

Hiện nay, các chính sách của Việt Nam đều tập trung vào phía cung, ví dụ như chính sách giảm lãi suất để hỗ trợ cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, nhưng vấn đề ở đây là phía cầu. Nếu phía cầu không có thì hỗ trợ sản xuất và phát triển cũng không hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp hiện không có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh và đó chính là lý do hệ thống ngân hàng đang thừa tiền.

Chính sách đang đẩy tiền cho doanh nghiệp và người dân, nhưng bản thân doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh và người dân không có nhu cầu vay vốn để tiêu dùng. Khi sức cầu đang yếu thì nên tập trung vào các chính sách về phía cầu.

Ở phía cầu, có thể chia thành 2 dạng chính sách: Kích cầu khu vực công và kích cầu từ khu vực tư nhân.

Kích cầu ở khu vực công là phải tập trung vào chính sách tài khóa, đẩy mạnh việc chi tiêu của Chính phủ, đẩy mạnh chi tiêu đầu tư công từ nay đến cuối năm để tăng tổng cầu trong nền kinh tế. Điều này đóng vai trò như đòn bẩy để bật tăng nền kinh tế.

Thứ hai là chính sách thuế. Theo tôi, Việt Nam cần cân nhắc giảm thêm nhiều loại thuế. Chẳng hạn như thuế VAT hiện đang được hỗ trợ giảm 2%, nhưng mức giảm này không tác động nhiều đến hành vi chi tiêu của người dân. Ví dụ một khách hàng mua một sản phẩm có giá 100 đồng, cộng với tiền thuế VAT là 110 đồng, sau khi giảm 2% thuế VAT (giảm 2 đồng), giá còn 108 đồng. Mức giảm này thực sự không đủ tạo động lực để người dân mua hàng và không có tác động nhiều đối với nền kinh tế.

Ở các nước khác, họ thường sẽ giảm 50%, thậm chí là 100%, tức miễn thuế VAT trong giai đoạn khó khăn để kích cầu. Thậm chí, Thái Lan gần đây còn tặng tiền cho người dân để chi tiêu. Ở Mỹ, trong thời kỳ suy thoái và kích cầu yếu trong nền kinh tế, họ thực hiện chính sách tiền trực thăng - tặng tiền cho người dân để kích thích họ chi tiêu.

Theo kế hoạch được đưa ra trong ngày 11/09, mỗi công dân Thái Lan từ 16 tuổi trở lên sẽ nhận được 10,000 Baht (hơn 280 USD) qua ví điện tử để chi tiêu cho những hàng hóa, dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian cụ thể. Chính phủ Thái Lan cũng sẽ sớm giảm giá năng lượng và hoãn nợ cho nông dân và doanh nghiệp nhỏ đang chật vật vì gánh nặng nợ.

Việt Nam có thể cân nhắc về những chính sách như vậy, tập trung về phía cầu nhiều hơn là phía cung, như giảm thuế VAT, hoặc thậm chí là thuế thu nhập cá nhân (TNCN), để đẩy mạnh tổng cầu cho nền kinh tế. Còn bây giờ, khi nền kinh tế khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp cao, hành vi người tiêu dùng sẽ hướng vào tiết kiệm nhiều hơn là chi tiêu. Không có tiêu dùng thì không có tăng trưởng.

Hiện nay, chính sách thuế TNCN cũng chưa thật sự hợp lý, chưa cập nhật theo chi phí giá thương mại hiện tại. Mức giảm trừ 4.4 triệu đồng/tháng cho một người phụ thuộc là quá thấp. Có thể việc thay đổi chính sách còn lâu dài, sau khi các dự thảo, thông tư được thông qua; nhưng trước mắt, tôi nghĩ, nên giảm hoặc miễn thuế trong ngắn hạn để kích cầu. Khi mức thuế hiện tại chưa thực sự hợp lý, người dân sẽ càng có xu hướng thắt chặt chi tiêu, ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế.

Có những giải pháp nào để giải quyết bài toán thừa tiền tại ngân hàng?

Vấn đề thừa tiền chủ yếu là cung và cầu không gặp nhau. Doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn thì phải giải quyết về phía cầu, cả cầu trong nước lẫn quốc tế.

Nhưng cầu quốc tế là yếu tố bị động, phải xem xét tình hình xuất khẩu có khả quan hơn không. Dự kiến từ nay đến cuối năm, tình hình xuất khẩu có thể khả quan hơn, lượng đơn hàng bắt đầu có trở lại song điều này đến cuối năm mới có thể thấy rõ.

Về phía cầu trong nước, ngoài các chính sách giảm thuế để kích thích chi tiêu như trên, còn một số vấn đề khác như doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn. Dù lãi suất thấp, ngân hàng muốn cho vay, doanh nghiệp có nhu cầu vay, nhưng lại không đủ điều kiện vay vốn, chẳng hạn như thiếu tài sản đảm bảo hoặc không chứng minh được dòng tiền. Đây cũng là bài toán nan giải đặt ra cho ngân hàng - cân đối giữa yếu tố rủi ro và giải ngân cho doanh nghiệp.

Để giải quyết vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và ngân hàng thương mại cần thống nhất để đưa ra được chính sách hỗ trợ, chẳng hạn như khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn ở hiện tại, nếu nới lỏng điều kiện vay vốn thì khi có rủi ro sẽ được giải quyết như thế nào.

Hoặc có thể cân nhắc nâng tỷ lệ cho vay lên, ví dụ như tỷ lệ cho vay là 70% thì có thể nâng lên 80 - 90% hoặc kết hợp giữa cho vay thế chấp và cho vay tín chấp, để doanh nghiệp có thể tiếp cận với nhiều nguồn vốn hơn.

Việc chứng minh dòng tiền cũng vậy. Trong giai đoạn khó khăn như hiện tại, thật khó để doanh nghiệp chứng minh dòng tiền. Ngân hàng thương mại và NHNN có thể điều chỉnh hoặc đưa ra những giải pháp để doanh nghiệp linh động chứng minh dòng tiền.

Giải quyết được những vấn đề này mới đẩy được tiền ra lưu thông. Chính sách tiền tệ hiện tại đang bị nghẽn, nếu tiếp tục giảm lãi suất mà tiền không lưu thông thì vẫn không thể thúc đẩy tăng trưởng.

Xin cảm ơn ông.

Cát Lam

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn tuần 04 - 08/12: Cần lực cầu tốt để thoát thế giằng co

VCBS nhận định nếu lực cầu vẫn chưa gia tăng tốt, thị trường sẽ tiếp tục phân hóa và giao dịch giằng co với biên độ 10 điểm.

Góc nhìn 01/12: Kiểm tra lại vùng 1,085 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục có những phiên tăng giảm đan xen và có thể sẽ kiểm tra lại vùng 1,085 điểm.

Góc nhìn 30/11: Đi ngang để tích lũy chắc vùng 1,080?

Chứng khoán Shinhan kỳ vọng trong kịch bản cơ sở, thị trường sẽ đi ngang để tích lũy vững chắc vùng 1,080. Và khi thị trường vượt 1,140, sẽ mở ra sóng tăng mạnh...

Góc nhìn 29/11: Xu hướng giảm vẫn chủ đạo?

KBSV nhận định xu hướng giảm điểm vẫn đang đóng vai trò chủ đạo, nhiều khả năng chỉ số sẽ gặp áp lực điều chỉnh đáng kể trở lại quanh ngưỡng kháng cự gần 1,115.

Thị trường chứng khoán Việt Nam khó vượt cận biên: Hệ lụy đánh quả…

Hệ lụy đánh quả hay tình trạng tranh thủ thời vụ là thực trạng nghĩ ngắn và đánh ngắn làm cho thị trường khó lớn lên, khó vượt ngưỡng cận biên, và thường tạo ra các...

Góc nhìn 28/11: Hạn chế sử dụng đòn bẩy

CTCK Beta đánh giá do áp lực rung lắc/điều chỉnh vẫn còn cao, nhà đầu tư chỉ nên xem xét duy trì tỷ trọng cổ phiếu vừa phải và hạn chế sử dụng đòn bẩy khi thị...

Động lực tăng trưởng nào cho VIC, PHR và GEG?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan VIC với kỳ vọng mảng bất động sản tích cực, doanh số xe điện tăng mạnh; khả quan PHR nhờ định giá với tỷ suất cổ...

Mong đợi hệ thống giao dịch KRX vận hành

Hệ thống giao dịch chứng khoán KRX được kỳ vọng sẽ góp phần thu hút dòng tiền từ các quỹ đầu tư, hướng tới nâng hạng thị trường Việt Nam.

Góc nhìn tuần 27/12 - 01/12: Thị trường bước vào vùng tích lũy ngắn hạn?

Theo Yuanta, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co đi ngang với biên độ hẹp trong những phiên...

Góc nhìn 24/11: Xem xét mua tích lũy cổ phiếu?

CTCK Beta khuyến nghị trong phiên giao dịch cuối tuần 24/11, nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục biến động mạnh. Đối với nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98