Ngân hàng Nhà nước đã trình chủ trương cơ cấu lại SCB

18/09/2023 15:39
18-09-2023 15:39:36+07:00

Ngân hàng Nhà nước đã trình chủ trương cơ cấu lại SCB

Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương cơ cấu lại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB).

Ngày 18-9, tiếp tục phiên họp thứ 26, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét các báo cáo về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về giám sát chuyên đề, chất vấn và nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4.

Trước đó, Chính phủ đã có báo cáo gửi Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện một số nghị quyết giám sát chuyên đề, chất vấn từ đầu nhiệm kỳ.

Ở lĩnh vực ngân hàng, Chính phủ cho biết đến nay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã trình và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc bốn ngân hàng được kiểm soát đặc biệt. Bốn ngân hàng được “điểm tên”, gồm: Ngân hàng Xây dựng (CBBank), Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank)) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank).

Trước đó, vào năm 2015, trong quá trình cơ cấu hệ thống ngân hàng, ba ngân hàng (CBBank, OceanBank, GPBank) bị mua lại với giá 0 đồng. Cũng trong năm này, DongABank bị kiểm soát đặc biệt.

Hiện các bên liên quan đang thực hiện các nội dung tiếp theo sau khi chủ trương được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Sau đó, NHNN sẽ trình Chính phủ phê duyệt phương án cơ cấu lại các ngân hàng này.

Riêng trường hợp Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 10-2022, báo cáo cho hay chủ trương cơ cấu lại ngân hàng này đã được NHNN trình Chính phủ xem xét, quyết định. Chủ trương này được đưa ra trên cơ sở báo cáo đánh giá tổng thể thực trạng, đề xuất chủ trương cơ cấu lại của chính ngân hàng và Ban kiểm soát đặc biệt SCB.

Trước đó, tại Nghị quyết 144 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8, Chính phủ yêu cầu NHNN Việt Nam tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém, trong đó phải báo cáo cấp có thẩm quyền về phương án xử lý Ngân hàng SCB trong tháng 9, không để chậm trễ hơn nữa.

Vẫn theo báo cáo của Chính phủ, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng cũng đang tích cực thực hiện phương án cơ cấu lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo đó, một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng yếu kém đang được NHNN nghiên cứu chủ trương, định hướng cơ cấu lại, để xây dựng phương án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thẩm tra nội dung này, các cơ quan của Quốc hội cho rằng việc tìm kiếm, đàm phán ngân hàng đủ điều kiện nhận chuyển giao bắt buộc (năng lực tài chính, quản trị, kinh nghiệm cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém) kéo dài, khó khăn do phụ thuộc lớn vào việc tự nguyện tham gia của các ngân hàng. Mặt khác, các ngân hàng cũng cần thời gian để thuyết phục cổ đông, nhất là cổ đông chiến lược, nước ngoài đồng thuận tham gia nhận chuyển giao bắt buộc.

“Cơ chế, nguồn lực tài chính để xử lý tổ chức tín dụng yếu kém còn nhiều bất cập, vướng mắc, thủ tục kéo dài” - báo cáo thẩm tra nêu.

ĐỨC MINH

Pháp luật TPHCM







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp, hoạt động bảo hiểm gặp khó trong 9 tháng đầu năm 2023

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý 3/2023 và 9 tháng đầu năm của Tổng Cục Thống kê, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đang ở mức thấp so với cùng kỳ và...

Phó Thống đốc NHNN: Sẽ tăng cường các giải pháp để doanh nghiệp dễ tiếp cận được tín dụng hơn

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà tại hội nghị “Kết nối Ngân hàng-Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh” chiều ngày 28/9.

Tỉ giá sẽ ổn định tại mức nào?

Tuy tỉ giá VNĐ/USD có phần lắng dịu nhưng thị trường luôn quan tâm mức độ ổn định giá trị tiền đồng nếu USD còn tăng giá so với nhiều đồng tiền mạnh khác.

Thấy gì từ động thái NHNN hút về 70,000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu?

Ngày 27/09/2023, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục phát hành 20,000 tỷ đồng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày. Đây là phiên thứ 5 liên tiếp nhà điều hành chào bán tín...

Ngân hàng nào thu nợ doanh nghiệp thu luôn 270 tỷ Quỹ bình ổn xăng dầu của dân?

Việc ngân hàng lấy tiền từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu để thu hồi nợ của doanh nghiệp là trái quy định pháp luật bởi đó là tiền của dân đóng góp. Ngân hàng nào đã làm...

Ba trụ cột trong chuyển đổi số tại VIB và những con số ấn tượng

Có nhiều yếu tố tác động đến kết quả chuyển đổi số của doanh nghiệp. Tại VIB, chìa khóa quyết định nằm ở con người, quy trình và công nghệ, trong đó nhân sự...

Tìm cách hạ nhiệt tỉ giá

Động thái phát hành tín phiếu để giảm áp lực và kìm hãm đà tăng của tỉ giá ở thời điểm này là cần thiết.

Thanh toán không tiền mặt phải đảm bảo an toàn, tiện lợi

Hành lang pháp lý, định hướng của Ngân hàng Nhà nước về thanh toán không tiền mặt đã rất rõ ràng nhưng vẫn cần phải làm nhanh hơn bởi đó là xu hướng, vừa là cơ hội...

Ngân hàng Nhà nước liên tục phát hành tín phiếu xử lý 'bệnh' thừa tiền?

Việc Ngân hàng Nhà nước liên tục phát hành tín phiếu sẽ góp phần giảm tình trạng dư thừa thanh khoản trong hệ thống, giữ lãi suất VND ở mức hợp lý để không dẫn đến...

Agribank đấu giá các tài sản thế chấp liên quan đến Tân Hoàng Minh, tổng dư nợ gần 308 tỷ đồng

Agribank chi nhánh Tràng An vừa thông báo bán đấu giá 4 khoản nợ tại các công ty có tài sản thế chấp liên quan trụ sở Tân Hoàng Minh, tổng dư nợ gần 308 tỷ đồng.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98