Sẽ hợp nhất 1 số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện

23/09/2023 17:55
23-09-2023 17:55:15+07:00

Sẽ hợp nhất 1 số cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện

Các bộ, ngành sẽ tiếp tục kiện toàn tổ chức bên trong của các cơ quan, đơn vị theo hướng tinh gọn.

Chính phủ vừa có báo cáo tổng hợp gửi Quốc hội (QH), Ủy ban Thường vụ QH có nội dung tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước…

Giảm 25 cục, tổng cục

Báo cáo của Chính phủ cho hay tiếp tục thực hiện việc trên, đến nay đã giảm được 17 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục; giảm 8 cục thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 145 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ và “giảm cơ bản phòng trong vụ”.

Các địa phương đã giảm được 7 sở và 2.159 phòng thuộc sở và thuộc UBND cấp huyện.

Chính phủ cũng cho hay sau khi sắp xếp tổ chức của các bộ, ngành sẽ phải thực hiện giảm theo lộ trình đối với 61 lãnh đạo cấp tổng cục (14 tổng cục trưởng và 47 phó tổng cục trưởng), 17 lãnh đạo cấp cục thuộc bộ, 63 lãnh đạo cấp vụ thuộc bộ và 404 lãnh đạo cấp cục, vụ thuộc tổng cục…

Đối với địa phương, đã rà soát, cơ cấu lại nhân sự lãnh đạo quản lý các cấp thuộc phạm vi quản lý.

Đánh giá về những tồn tại, hạn chế, Chính phủ cho rằng một số ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật chuyên ngành còn cần sự phối hợp quản lý của nhiều bộ. Tuy nhiên, công tác phối hợp còn hạn chế nên hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với những ngành, lĩnh vực này chưa cao.

Thời gian tới, các địa phương tiếp tục rà soát, kiện toàn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện. Ảnh: HOÀNG GIANG ảnh 1
Thời gian tới, các địa phương tiếp tục rà soát, kiện toàn các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện. Ảnh: HOÀNG GIANG

Về nhiệm vụ thời gian tới, báo cáo Chính phủ khẳng định các bộ, ngành sẽ tiếp tục kiện toàn tổ chức bên trong của các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo hướng tinh gọn. Theo đó, sớm hoàn thành việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục. Đồng thời rà soát, đề xuất giải quyết các vấn đề còn giao thoa giữa các bộ, cơ quan ngang bộ theo hướng báo cáo Chính phủ giao một cơ quan chủ trì (được pháp luật chuyên ngành quy định), phối hợp với cơ quan liên quan ban hành quy chế phối hợp để xác định rõ nội dung phối hợp, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc tổ chức thực hiện.

Tại các địa phương, tiếp tục rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kiện toàn cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả... Đồng thời nghiên cứu, thực hiện hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo Thông báo kết luận 16-TB/TW của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết 18-NQ/TW.

Cần đánh giá hiệu quả việc giảm cấp phó

Thẩm tra nội dung này, cơ quan của QH đánh giá các chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nội vụ “luôn được quan tâm hoàn thiện”. Tuy nhiên, theo cơ quan thẩm tra, một số nội dung Chính phủ đã hoàn thành nhưng chậm tiến độ so với yêu cầu hoặc chưa hoàn thành.

“Cần được làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cơ quan, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình nghiên cứu, ban hành văn bản, giải pháp và tiến độ hoàn thành cho thời gian tới” - cơ quan thẩm tra nêu.

Báo cáo dẫn chứng việc ban hành Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập đã chậm một năm 10 tháng. Và đến nay vẫn còn 14/20 bộ chưa ban hành thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành; 10/15 bộ chưa ban hành thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm viên chức nghiệp vụ chuyên ngành.

Cơ quan thẩm tra cũng đánh giá việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy, giảm số lượng các tổ chức hành chính ở trung ương và địa phương được “tích cực triển khai”. Tuy nhiên, các số liệu thể hiện còn chưa rõ ràng, đồng bộ và thống nhất về thời điểm, dẫn đến khó đánh giá một cách tổng quát về hiệu quả.

Ngoài ra, Chính phủ chưa đánh giá về hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước trong thời gian qua; chưa chỉ rõ tồn tại, hạn chế trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức phối hợp liên ngành.

Đối với cấp trung ương, chưa thống kê, chưa thể hiện được sự đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ so với nhiệm kỳ QH khóa XIV (2016-2021).

Trong khi ở cấp địa phương, cần cụ thể hơn yêu cầu liên quan đến việc hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Cụ thể như “tổ chức rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng kiên quyết thu gọn đầu mối” và “nghiên cứu thí điểm việc hợp nhất một số cơ quan có nhiệm vụ tương đồng ở cấp tỉnh, cấp huyện tại những nơi có đủ điều kiện”.

Cũng theo cơ quan thẩm tra, số lượng cấp phó đã giảm chưa được thống kê số liệu cụ thể nên chưa có cơ sở để đánh giá về kết quả, hiệu quả. Cạnh đó, yêu cầu giảm số lượng người giữ “hàm” lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị cũng chưa được Chính phủ đánh giá.

Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách tiền lương mới

Theo báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, tính từ ngày 1-1-2020 đến 30-6-2022, số lượng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc là hơn 39.500, chiếm 1,94% tổng số biên chế được giao.

Để kịp thời tháo gỡ tình trạng này, Chính phủ đã trình QH thông qua phương án điều chỉnh tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 20,8%) và đã thực hiện từ ngày 1-7-2023.

Song Chính phủ giao Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các nội dung cụ thể của chính sách tiền lương mới, bảo đảm phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ và giải pháp cải cách chính sách tiền lương theo yêu cầu tại Nghị quyết 27-NQ/TW, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

ĐỨC MINH

Pháp luật TPHCM







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Phải thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu năm 2023

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu đạt cao nhất các chỉ tiêu, mục tiêu năm 2023 và đặc biệt lưu ý việc thúc đẩy các động lực tăng...

Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2024 đạt 6-6,5% là nhiệm vụ khó

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết qua rà soát khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6-6,5% tương đương với mức bình quân của 5 năm 2021-2025...

Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu GRDP năm 2024 tăng từ 7,5-8%

Năm 2024, Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) từ 7,5-8%, phục hồi trở lại sau một năm kinh tế thành phố...

Kinh tế Việt Nam đã thích ứng hiệu quả với bối cảnh mới và dần lấy lại đà tăng trưởng

Kinh tế vĩ mô tháng 11 và 11 tháng cơ bản ổn định, xu hướng phục hồi ngày càng tích cực hơn. Nền kinh tế dần lấy lại đà tăng trưởng, thích ứng hiệu quả hơn trước...

Thủ tướng: Thị trường chứng khoán thanh khoản tốt, "tăng dần đều", trở nên lành mạnh hơn

Phát biểu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng 6/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhắc tới một số ngành, ví dụ cụ thể đạt kết quả tích cực trong 11 tháng qua như...

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn ông Nguyễn Văn Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TPHCM

Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP HCM đối với ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch HĐND TPHCM. Ông Nguyễn Văn Dũng, 51 tuổi, quê...

Quy mô GDP Việt Nam tăng hơn 100 lần trong gần 4 thập kỷ

"Sau gần 4 thập kỷ đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trở thành quốc gia đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế -...

Quy hoạch Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới vào năm 2050

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1516/QĐ-TTg ngày 2/12/2023 phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Việt Nam - UAE dự kiến ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện năm sau

Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất đã hoàn thành phần lớn nội dung, có thể ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện (CEPA) trong năm 2024.

Bí thư TPHCM: Tăng trưởng kinh tế chưa đạt yêu cầu nhưng ấn tượng

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhìn nhận, tuy chưa đạt yêu cầu đề ra nhưng nhìn lại quý I tăng trưởng chỉ 0,7%, đến quý IV tăng hơn 9,6% là điều rất ấn tượng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98