Trái phiếu doanh nghiệp khó hồi phục trong năm nay

18/09/2023 11:00
18-09-2023 11:00:00+07:00

Trái phiếu doanh nghiệp khó hồi phục trong năm nay

Hiện tại, chỉ có ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư mới dám mua trái phiếu. Còn nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hay cá nhân sẽ e dè, không dám mua. Ngay cả ngân hàng và quỹ đầu tư cũng đánh giá thị trường trái phiếu hiện nay có độ rủi ro cao.

Cần khôi phục niềm tin nhà đầu tư để thị trường TPDN quay trở lại

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế cho rằng, trong thời gian tới, thị trường trái phiếu sẽ dần trở thành thị trường hợp lệ và an toàn hơn, bền vững hơn, từ đó đem lại lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cũng như cơ hội để nền kinh tế có nguồn huy động vốn tốt hơn.

Tất nhiên, việc sửa đổi các nghị định để cải thiện thị trường trái phiếu còn phải tiếp tục được thực hiện. Rõ ràng, với quy định của Nghị định 65/2022/NĐ-CP, sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) riêng lẻ, các doanh nghiệp vẫn khó thực hiện.

Trong khi đó, Nghị định 08/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về chào bán, giao dịch TPDN tại Nghị định 153 chỉ kéo dài đến hết năm nay. Ông Thịnh đánh giá, vẫn còn nhiều quy định chưa hợp lý, từ nay đến cuối năm cần phải tiếp tục được sửa đổi, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc phát hành trái phiếu. Từ nay đến cuối năm, cần phải có thêm việc sửa đổi Nghị định 65 cho phù hợp hơn với thực tế.

TS. Nguyễn Hữu Huân - Giảng viên Trường đại học Kinh tế TPHCM lại cho rằng từ nay đến cuối năm, khó hồi phục thị trường TPDN, dù đã có nghị định hỗ trợ, vì đây là cuộc khủng hoảng về niềm tin. Để thị trường TPDN hồi phục, đòi hỏi niềm tin của nhà đầu tư phải quay trở lại.

Thế nhưng hiện tại, những vụ án nghiêm trọng liên quan đến trái phiếu chưa được xét xử và lượng vốn đang giữ trong các vụ án này rất cao. Do đó, rất khó để nhà đầu tư có thể lấy lại niềm tin, đầu tư vào thị trường này. Thị trường TPDN đang được nhìn nhận là thị trường lãi suất cố định nhưng rủi ro rất cao.

“Thêm nữa, trước đây, một số ngân hàng tư vấn mua TPDN cho khách hàng muốn gửi chứng chỉ tiền gửi hoặc sổ tiết kiệm, trong khi họ không có nhu cầu. Do đó, khi sự việc vỡ lẽ ra thì nguồn cầu cho trái phiếu càng giảm đi, vì trước đây hầu hết TPDN được bán qua kênh ngân hàng. Khi nguồn cầu không có thì rất khó để kênh TPDN hồi phục.

Những doanh nghiệp phát hành trái phiếu đa số là doanh nghiệp bất động sản, trong khi thị trường hiện nay có độ rủi ro cao nên nhà đầu tư hay ngân hàng cũng rất cân nhắc chuyện đầu tư vào thị trường này” - TS. Huân giải thích thêm.

Do vậy, những giải pháp của thị trường trái phiếu chỉ là giải pháp tình thế, còn về dài hạn, phải lấy lại được niềm tin của nhà đầu tư mới có thể hồi phục, chưa nói đến tăng trưởng.

Ngân hàng giảm nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp

Khi thị trường TPDN rơi vào khủng hoảng, ngân hàng là những tổ chức nắm giữ cũng như phát hành nhiều nhất. Tuy nhiên, nửa đầu năm 2023, lượng TPDN mà ngân hàng đang sở hữu sụt giảm rõ rệt.

Dữ liệu từ VietstockFinance cho thấy, có 21 ngân hàng thuyết minh về TPDN đang nắm giữ. Tổng lượng TPDN các ngân hàng đang nắm giữ tính đến 30/06/2023 là 203,675 tỷ đồng, giảm gần 12% so với đầu năm.

TPDN ngân hàng đang nắm giữ. (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: VietstockFinance

MB (MBB) là ngân hàng đang sở hữu nhiều TPDN nhất với 43,205 tỷ đồng, giảm 8% so với đầu năm. Trong đó, có 40,429 tỷ đồng chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán và 2,561 tỷ đồng chứng khoán đầu tư chờ đến ngày đáo hạn, dù cả 2 khoản này đều lần lượt giảm 7% và 22% so với đầu năm.

Xếp thứ hai là Techcombank (TCB), đang sở hữu 39,788 tỷ đồng TPDN, đều là chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán, giảm 3% so với đầu năm.

VPBank xếp thứ ba khi nắm giữ 38,786 tỷ đồng TPDN, giảm 4%. Trong đó, 10,454 tỷ đồng là chứng khoán kinh doanh (+37%) và 28,332 tỷ đồng chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (-14%).

Xét về tỷ lệ, Vietbank (VBB) là ngân hàng giảm nắm giữ TPDN nhiều nhất, chỉ còn 719 tỷ đồng chứng khoán đầu tư chờ đến ngày đáo hạn, giảm 82%.

Ở chiều ngược lại, HDBank (HDB) tăng nắm giữ TPDN 34% so với đầu năm, hiện đang sở hữu 5,773 tỷ đồng, do chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán tăng 28% lên 5,493 tỷ đồng.



Nguồn: VietstockFinance

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh lý giải, lượng TPDN ngân hàng sở hữu giảm trong nửa đầu năm một phần do lượng lớn TPDN trong năm nay đến hạn. Thêm nữa, các ngân hàng cũng thấy rằng việc nắm giữ TPDN đang có rủi ro nên cần giảm đi.

TS. Nguyễn Hữu Huân bổ sung thêm: "Các ngân hàng cũng muốn giảm tỷ trọng nắm giữ TPDN bằng mọi giá, vì độ rủi ro của tài sản này đang khá cao. Đặc biệt là ở kỳ ĐHĐCĐ vừa qua, các cổ đông cũng đặt vấn đề một số ngân hàng sở hữu TPDN từ 10-20% vốn điều lệ cho 1 doanh nghiệp phát hành, điều này gây rủi ro lớn cho ngân hàng.

Thêm vào đó, lượng TPDN đáo hạn nhiều trong năm nay giúp ngân hàng thu hồi vốn về, trong khi ngân hàng không tiếp tục mua thêm vì đánh giá thị trường TPDN trong năm nay khá ảm đạm và rủi ro".

Cát Lam

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Aqua City Hòa Bình huy động thêm 400 tỷ đồng, tổng nợ trái phiếu gấp 5 lần vốn điều lệ

Công ty TNHH Aqua City Hòa Bình vừa phát hành thành công lô trái phiếu AHBCH2429001 vào ngày 30/09, giá trị huy động 400 tỷ đồng. Tổng cộng từ cuối năm trước tới...

Nợ thuế hơn 900 tỷ, chủ khu biệt thự Đảo Ngọc vừa hút 1,200 tỷ đồng từ trái phiếu

Chủ đầu tư dự án khu biệt thự nghỉ dưỡng Đảo Ngọc tại tỉnh Hòa Bình vừa hút về 1,200 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất cao ngất ngưỡng, trong bối cảnh doanh nghiệp nợ...

Nhận thêm 1.5 ngàn tỷ từ trái chủ, tình hình bán hàng tại dự án Đồi Rồng đang ra sao?

Ngày 26/09, Đầu tư và Du lịch Vạn Hương hoàn tất huy động gần 1.5 ngàn tỷ đồng từ trái chủ, nâng tổng số tiền vay qua kênh trái phiếu trong 2 tháng liên tiếp đạt...

Công ty liên quan Novagroup huy động 660 tỷ từ trái phiếu, đơn vị xếp hạng tín nhiệm nói gì?

Đầu tư và Phát triển Residence thông báo hoàn tất phát hành 6,600 trái phiếu tại mệnh giá 100 triệu đồng/tp vào ngày 30/09/2024, qua đó thu về 660 tỷ đồng (theo...

DLG lại chậm thanh toán trái phiếu, cổ phiếu trước nguy cơ bị huỷ niêm yết

Trong báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Đức Long Gia Lai cho biết đã thanh toán thêm 1.5 tỷ đồng trong tổng gần 72 tỷ đồng tiền gốc phải thanh toán...

Hưng Thịnh Land lại xin gia hạn thanh toán trái phiếu 

Theo kế hoạch, CTCP Hưng Thịnh Land sẽ mua lại trước hạn hơn 1,368 tỷ đồng tiền gốc của 5 lô trái phiếu vào ngày 27/09/2024. Tuy nhiên, Doanh nghiệp tiếp tục xin...

TCI sắp phát hành 4 triệu trái phiếu để cơ cấu nợ, bảo đảm bằng cổ phiếu thuộc hệ sinh thái

Ngày 30/09, HĐQT CTCP Chứng khoán Thành Công (TCSC, HOSE: TCI) thông qua phương án phát hành 4 triệu trái phiếu riêng lẻ, giá trị 400 tỷ đồng, nhằm cơ cấu lại nợ...

HAG tiếp tục chậm trả lãi trái phiếu 2016, lũy kế gốc lãi đã hơn 4,500 tỷ đồng

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HOSE: HAG) đã chậm thanh toán lãi trái phiếu HAGLBOND16.26 số tiền gần 137 tỷ đồng tại kỳ 30/09/2024, nâng số lãi chậm thanh toán lũy...

Một công ty của ông Vũ Quang Bảo lại xin gia hạn trái phiếu

Trong bối cảnh tiếp tục kinh doanh thua lỗ nửa đầu năm 2024, CTCP BVB lại một lần nữa xin gia hạn thanh toán gốc trái phiếu BVBCH2123001 tới ngày 31/03/2025.

BB Sunrise Power giải chấp khách sạn Victoria Sapa với giá 210 tỷ đồng

Ngày 20/09, trái chủ lô trái phiếu BBSP.H.20.23.001 của CTCP BB Sunrise Power đã thông qua nghị quyết về việc xử lý một phần tài sản đảm bảo gồm toàn bộ công trình...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98