Khi giá điện cũng là công cụ quản lý, điều hành

15/11/2023 09:41
15-11-2023 09:41:04+07:00

Khi giá điện cũng là công cụ quản lý, điều hành

Tại tọa đàm Tính đúng, tính đủ để có giá điện phù hợp do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức, ông Nguyễn Tiến Thỏa, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, nói về cơ chế xác định giá bán lẻ điện hiện nay: “Khi quyết định giá, vì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hay có những năm hỗ trợ dịch bệnh, thiên tai… chúng ta không tính đủ giá thành của điện vào trong giá. Như năm ngoái, giá thành tăng 9,27% nhưng chúng ta chỉ điều chỉnh có 3%…”.

Còn theo ông Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: “Giá điện thì chúng ta vẫn giữ mức giá Nhà nước quy định, theo tinh thần giữ giá điện để hỗ trợ các lực lượng yếu thế, đấy là lập luận của chúng ta… Tuy nhiên, nó trả giá bằng câu chuyện là thị trường mất cân bằng, đặc biệt là bên sản xuất…”.

Những nhận xét trên, tuy ngắn gọn, nhưng cũng đủ để cho thấy giá bán lẻ điện, hay nói rộng hơn là giá các loại dịch vụ do Nhà nước quản lý gồm điện, y tế và giáo dục, không đơn thuần phụ thuộc vào chi phí đầu vào, mà còn phải gánh thêm những nhiệm vụ nặng nề khác như kiểm soát lạm phát, hỗ trợ an sinh xã hội.

Chẳng hạn như trong hai năm 2020-2021, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã được chỉ đạo giảm giá điện tới 5 lần với tổng số tiền lên đến 16.950 tỉ đồng để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19; ngành y tế vào giáo dục cũng được yêu cầu không tăng giá dịch vụ. Những chỉ đạo tương tự như vậy cũng thường diễn ra khi nền kinh tế đứng trước áp lực lạm phát cao.

Điều đáng nói là việc giảm giá hoặc không được tăng giá các dịch vụ điện, y tế và giáo dục, bất chấp các chi phí đầu vào đã thay đổi, là thực hiện theo chỉ đạo nhằm thực hiện các mục tiêu ổn định vĩ mô và an sinh xã hội của Nhà nước, nhưng lại không được ngân sách nhà nước chi trả, mà các doanh nghiệp phải tự gánh vác và cái giá phải trả cũng rất rõ ràng – nền kinh tế luôn phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện, còn bệnh viện và trường học thì thường xuyên trong tình trạng quá tải.

Trở lại với câu chuyện Tính đúng tính đủ để có giá điện phù hợp, để có thể “tính đúng” điều tiên quyết phải làm là xác định lại vai trò của EVN, tức là phải làm rõ nhiệm vụ nào là thuộc về EVN, với tư cách là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh điện, và nhiệm vụ nào vốn thuộc về Nhà nước nhưng EVN đang phải gánh vác. Chỉ khi nào tách bạch được chuyện này, trong đó phần chi phí để thực thi các chính sách xã hội cũng như phục vụ mục tiêu ổn định vĩ mô của Nhà nước thì Nhà nước phải có nghĩa vụ chi trả như là một khách hàng, thì khi ấy mới “có giá điện phù hợp” cho mọi khách hàng của ngành điện.

Việt Nam đã triển khai thị trường phát điện cạnh tranh từ 1-7-2012 và đến đầu năm 2019 đã chuyển sang thị trường bán buôn cạnh tranh. Nói cách khác, từ 1-1-2019 EVN đã phải mua điện theo giá thị trường để bán lại cho khách hàng, nên gần như toàn bộ rủi ro do biến động chi phí đầu vào như giá nhiên liệu, tỷ giá… EVN phải gánh chịu hết. Đây là nghịch lý và nó sẽ còn tiếp tục tồn tại cho đến khi EVN được hoạt động như một doanh nghiệp thực thụ.

TBKTSG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Hyosung đầu tư thêm dự án 720 triệu USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Cùng với dự án Nhà máy sợi Carbon đang được triển khai thuận lợi, Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) tiếp tục đầu tư dự án có vốn đầu tư khoảng 720 triệu USD tại Bà Rịa -...

Thu hút đầu tư xanh: Chỉ nên lọc công nghệ thay vì lọc ngành

Không thể loại trừ hết các ngành có dấu hiệu ô nhiễm mà nên chọn nâng cao công nghệ để giảm ô nhiễm và nâng hiệu quả khi chế biến, tinh lọc.

Thông tin thời điểm xét xử vụ án Tân Hoàng Minh, Việt Á, FLC

Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Hữu Chính cho biết trong năm 2024, dự kiến sẽ đưa ra xét xử nhiều vụ án lớn, được dư luận đặc biệt quan tâm, như vụ: Tân Hoàng Minh...

Thị trường vật liệu xây dựng 'chết' theo bất động sản

Bộ Xây dựng cho biết, tình hình hoạt động của doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trong nước đang gặp khó. Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng giảm mạnh...

Các tập đoàn Pháp bày tỏ mong muốn tiếp tục hợp tác với Việt Nam

Các tập đoàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam đặc biệt là nhắm đến những ngành năng lượng mới như năng lượng tái...

Cần Thơ: Nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư đối với Trung tâm đầu mối nông sản vùng ĐBSCL

Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của vùng ĐBSCL, có vị trí chiến lược và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh...

Tăng trần giá vé máy bay nội địa từ ngày 01/03/2024 

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 34/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 17/2019/TT-BGTVT ngày 03/05/2019 của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành khung giá...

Lo tiền trả nợ, VEC đề xuất tăng phí 4 tuyến cao tốc từ đầu năm 2024

Các dự án đường cao tốc của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam vẫn chưa được tăng phí theo lộ trình được duyệt dẫn đến áp lực về phương án tài...

Hai tập đoàn điện gió hàng đầu thế giới sẽ rót hàng chục tỷ USD vào Việt Nam

Sáng ngày 03/12/2023, tại UAE, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Robert Helms - Thành viên HĐQT Tập đoàn Copenhagen Infrastructure Partners (CIP, Đan Mạch) và...

Kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng 2023 đã vượt 600 tỷ USD

Dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê, Bộ Công Thương cho biết, 11 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 619.17 tỷ USD; xuất siêu 25.83 tỷ USD.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98