'Tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường giai đoạn cuối năm'

20/11/2023 08:22
20-11-2023 08:22:00+07:00

'Tiêu dùng trong nước sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường giai đoạn cuối năm'

Theo PGS.TS Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, xuất khẩu đang là trụ cột yếu nhưng tiêu dùng trong nước thì lại có triển vọng sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường ở giai đoạn cuối năm.

Người dân mua sắm hàng hóa tại siêu thị. (Nguồn: TTXVN)

Nền kinh tế đang bước vào giai đoạn nước rút để hoàn thành kế hoạch và mục tiêu năm 2023 với rất nhiều thách thức khách quan và chủ quan. Mặc dù vậy, trong bối cảnh xuất khẩu các mặt hàng gặp nhiều khó khăn thì vẫn có những trụ cột "khỏe mạnh" khác cần được phát huy để duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế; trong đó tiêu dùng trong nước được coi là một trong những yếu tố dẫn dắt thị trường trong giai đoạn cuối năm.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Phó Giáo sư-Tiến sỹ Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

- Ông bình luận như thế nào về triển vọng của nền kinh tế trước những tác động của tình hình và bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay?

Phó Giáo sư-Tiến sỹ Bùi Quang Tuấn: Rõ ràng là có nhiều thách thức. Năm 2023, phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh bất lợi cả bên ngoài lẫn bên trong, cùng những khó khăn lớn của một nền kinh tế mở, chịu phụ thuộc bởi xuất khẩu.

Trải qua giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19, nền kinh tế còn chịu ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng, giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương thực và độ mở của thị trường. Song những nỗ lực đạt được trong 10 tháng qua đã cho thấy định hướng đúng đắn của Chính phủ và nỗ lực, quyết tâm của cả hệ thống chính trị.

Cụ thể như báo cáo mới nhất từ Tổng cục Thống kê, qua 10 tháng năm 2023, kinh tế đất nước đã có những điểm tích cực: nông nghiệp, chăn nuôi phát triển ổn định, khai thác gỗ được đẩy mạnh, lượng thuỷ sản chủ lực tăng; chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng cao so với các tháng tính từ đầu năm; xuất siêu hơn 24,6 tỷ USD; ngành du lịch đạt 10 triệu lượt khách, gấp 4,2 lần cùng kỳ trước và vượt mục tiêu cả năm; giải ngân vốn đầu tư công đạt hơn 65% kế hoạch, tăng gần 23% cùng kỳ trước; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới và thực hiện đạt lần lượt là 15,3 tỷ và 18 tỷ USD, cao nhất cùng kỳ kể từ năm 2019; doanh nghiệp đăng ký thành lập mới cũng khởi sắc hơn; đặc biệt là lạm phát bình quân 10 tháng tăng 3,2% – thấp hơn nhiều so với mục tiêu 4,5%.

Tuy nhiên, tôi cũng khá thận trọng khi dự báo về mục tiêu tăng trưởng hiện tại, nên đặt mục tiêu tăng trưởng từ 5-5,5% thì hợp lý.

- Theo ông đâu là điểm sáng để thấy rằng nền kinh tế vẫn có triển vọng được thúc đẩy trong tương lai gần?

Phó Giáo sư-Tiến sỹ Bùi Quang Tuấn: Môi trường ở bên ngoài khó khăn gây ra tác động rất lớn đến kinh tế Việt Nam. Đương nhiên, phải tự lực để tự cường thôi. Thực tế cũng đã chứng minh, nếu như chỉ dựa vào bên ngoài thì rất khó có thể hồi phục được mạnh mẽ. Vì thế, cần tính đến dựa nhiều hơn vào thị trường trong nước để làm những trụ cột cho tăng trưởng. Vẫn có những trụ cột khỏe mạnh cần phải được phát huy và những trụ cột yếu cần phải có phương án dự phòng.

Xuất khẩu hiện nay đang là trụ cột yếu. Nhưng tiêu dùng trong nước thì lại có triển vọng sẽ tiếp tục dẫn dắt thị trường ở giai đoạn cuối năm.

Phó Giáo sư-tiến sỹ Bùi Quang Tuấn. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Tổng mức bán lẻ hàng hóa trong 10 tháng năm 2023 có tốc độ tăng cao chứng tỏ niềm tin người tiêu dùng đang dần được hồi phục. Tình hình đầu tư khu vực ngoài nhà nước cũng phục hồi đáng kể và việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng được đẩy mạnh với tốc độ cao hơn trước. Cuối cùng vẫn là chủ trương thúc đẩy đầu tư công, gia tăng cả về số lượng lẫn chất lượng giải ngân.

Trong 2 tháng cuối năm này, đây là giai đoạn chạy nước rút chuẩn bị mùa cao điểm lễ, Tết và hoàn thiện các đơn hàng quốc tế; cũng là 2 tháng nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng cao… do đó thời điểm này là cơ hội cần sự tập trung cao để bứt phá.

- Ông có dự báo gì về triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2024?

Phó Giáo sư-Tiến sỹ Bùi Quang Tuấn: Trong bối cảnh này rất khó đoán định, nhận diện hay dự báo về một con số tăng trưởng mà ai cũng quan tâm.

Thiết thực hơn, chúng ta nên quan tâm tới những định hướng chính sách để chuẩn bị kiến tạo nền tảng vững vàng hơn trong tương lai. Đó chắc chắn sẽ là chính sách về phát triển Kinh tế Số, Kinh tế Xanh, tăng trưởng bền vững… Những chủ trương, chính sách này nếu có thông tin định hướng sớm thì những doanh nhân-doanh nghiệp tích cực với các hoạt động Đổi mới Sáng tạo cũng có thể xoay chuyển tình thế, định hướng ngay trong những tháng còn lại của năm - vì những mục tiêu xa hơn, góp phần phát triển kinh tế nước nhà.

Chỉ khi thúc đẩy và khôi phục được nội lực, nền kinh tế sẽ nhanh chóng bước qua giai đoạn khó khăn, thách thức như hiện nay; các doanh nghiệp sẽ không chỉ bảo toàn được lực lượng mà còn có thể củng cố, nâng cao năng lực cạnh tranh để phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

- Trân trọng cảm ơn ông!./.

Ngọc Quỳnh

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì...

Kinh tế số không thể thiếu tài sản số

Tài sản số đang dần trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế số, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Việt Nam đang trên đường xây dựng một khung...

Thủ tướng chỉ đạo các địa phương xuất cấp gạo dự trữ sau bão số 3

Sáng 08/09, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina...

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại 3 năm trước

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024 diễn ra trong ngày 07/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu...

Nền kinh tế Việt Nam đã lấy lại được đà tăng trưởng như giai đoạn trước dịch COVID

Phát biểu tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 8/2024 diễn ra sáng 7/9, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết nền kinh tế đã phục hồi tích...

Sửa đổi Luật Đầu tư công để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc phương, sau gần 05 năm thực hiện, Luật Đầu tư công năm 2019 cũng đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần xử lý...

Bộ Chính trị cho ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển KT-XH

Ngày 6/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị họp cho ý kiến về dự thảo Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 -...

Chủ tịch Phan Văn Mãi: TPHCM sẵn sàng đón đầu dòng vốn FDI

TPHCM là nơi hội tụ tinh hoa từ nhiều nền văn hóa khác nhau, là thành phố đa tôn giáo, đa ngôn ngữ, đa ẩm thực, một Thành phố cầu thị, hiếu khách, nơi đáng sống...

Tám tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4.04%, lạm phát cơ bản tăng 2.71% so với cùng kỳ năm trước

Giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 tăng giảm đan xen, trong đó giá lương thực, thực phẩm, giá nhà ở thuê tăng so với tháng 7/2024, giá xăng dầu trong nước...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98