Xuất khẩu thủy sản chưa khởi sắc

08/12/2023 08:33
08-12-2023 08:33:15+07:00

Xuất khẩu thủy sản chưa khởi sắc

Xuất khẩu thủy sản cuối năm 2023 có dấu hiệu hồi phục nhưng không bù được sự sụt giảm sâu của các tháng trước nên khó đạt đích 10 tỉ USD.

Theo dự báo mới nhất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), với diễn tiến hiện nay, xuất khẩu thủy sản cả năm 2023 ước tính sẽ đạt khoảng 9 tỉ USD - giảm 18% so với năm 2022, tương đương mức giảm 2 tỉ USD.

Không có đột phá

VASEP thông tin tháng 11 vừa qua, ước tính xuất khẩu thủy sản đạt 840 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, các sản phẩm thủy sản chủ lực đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, như: tôm đạt hơn 310,2 triệu USD, tăng 3,5%; cá tra 164,3 triệu USD, tăng 13%; cá ngừ 81 triệu USD, tăng 26%; mực - bạch tuộc 69,3 triệu USD, tăng 3%...

Tuy nhiên, do 2 tháng cuối năm ngoái, xuất khẩu thủy sản đã bước vào giai đoạn suy giảm nên mức tăng trưởng nêu trên chưa thể hiện xu hướng khả quan. Tính chung 11 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thủy sản ước đạt 8,27 tỉ USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Sự sụt giảm được ghi nhận ở tất cả mặt hàng chính. Trong đó, mạnh nhất là cá tra, giảm gần 26% so với cùng kỳ năm ngoái, khi chỉ mang về gần 1,7 tỉ USD. Theo VASEP, giá trung bình xuất khẩu giảm ở các thị trường chính, nhất là Mỹ và Trung Quốc, đã kéo giá trị xuất khẩu cá tra xuống thấp.

Các doanh nghiệp thủy sản giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Vietfish 2023 diễn ra ở TP HCM

Các doanh nghiệp thủy sản giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ Vietfish 2023 diễn ra ở TP HCM

Theo số liệu mới nhất của Cục Nghề cá biển Mỹ (NMFS), nhập khẩu cá tra của Mỹ trong tháng 9-2023 tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái, với 6.396 tấn cá tra phi-lê đông lạnh, trị giá 19,5 triệu USD - lần lượt giảm 22,2% và 51,1%. Giá xuất khẩu trung bình cá tra phi-lê đông lạnh sang thị trường này trong tháng 9-2023 chỉ còn 3,04 USD/kg, giảm 8,8% so với tháng 8-2023 và giảm tới 37% so với tháng 9-2022.

Ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng (tỉnh Tiền Giang) - doanh nghiệp chuyên về cá tra, thông tin nhu cầu thị trường sụt giảm khiến ngành cá tra hụt cả về sản lượng lẫn giá cả. "Hai thị trường lớn nhất là Trung Quốc và Mỹ đều giảm rất mạnh. Chúng tôi đã nỗ lực tăng các mặt hàng chế biến sâu, mở rộng thêm thị trường mới như: Nam Mỹ, Trung Đông, ASEAN... và cả nội địa nhưng chưa bù được 2 thị trường lớn" - ông Đạo lo ngại.

Với ngành có giá trị lớn nhất là tôm, xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2023 ước đạt 3,15 tỉ USD, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo VASEP, ngành tôm thế giới đang trong bối cảnh nguồn cung dư thừa nên giá bán hạ.

Thế khó của doanh nghiệp

Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước (TP Đà Nẵng), cho hay đến nay, DN cơ bản đã xong những đơn hàng cho khách hàng Mỹ, châu Âu (EU) để phục vụ mùa lễ hội cuối năm. Hiện công ty chỉ còn một ít lô hàng cần giao cho khách Nhật Bản do thị trường này thời gian vận chuyển ngắn, chỉ cần 7 ngày.

"So với cùng kỳ năm ngoái, chúng tôi đạt 107% sản lượng nhưng chỉ đạt 89% về giá trị do đơn giá giảm đến 20%. Trong đó, 10% do cước tàu giảm (vì DN bán hàng giao tại cảng đến - giá CIF) và 10% do giá tôm giảm" - ông Lĩnh lý giải.

Nhìn lại năm 2023, ông Lĩnh cho rằng giai đoạn đầu năm, lúc DN cần vốn làm ăn thì gặp lãi suất cao, ngân hàng khó cho vay; đến cuối năm, vấn đề này được giải quyết thì DN thủy sản rơi vào trạng thái "không biết vay tiền để làm gì". Nếu dòng vốn được tháo gỡ kịp thời, xuất khẩu ngành thủy sản sẽ tốt hơn.

"Hiện nay, mục tiêu của chúng tôi là giữ ổn định sản xuất và việc làm cho người lao động. DN cố gắng Tết này có thưởng cho công nhân, sao cho nghỉ Tết xong, người ta vẫn quay lại với công ty" - ông Lĩnh bày tỏ.

Trong khi đó, ông Trần Anh Khoa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Anh Khoa (Cà Mau) - DN chuyên về đặc sản tôm sú, cho hay đơn đặt hàng đang rất nhiều nhưng nguyên liệu khan hiếm ở tất cả kích cỡ. Vì thế, DN không chớp được cơ hội đẩy mạnh doanh thu cuối năm.

"Chúng tôi chỉ dám nhận những đơn hàng nhỏ, còn đơn hàng lớn khoảng 10 container trở lên đều phải hẹn giao năm 2024. Năm nay thời tiết khắc nghiệt, cộng thêm thị trường không thuận lợi nên nông dân không mạnh dạn thả nuôi tôm sú. Hiện tôm sú trên thị trường rất ít nên được ưu tiên bán cho miền Bắc, các nhà hàng, khách sạn cuối năm dưới dạng cho tôm thở ôxy giá cao, chứ không ướp đá bán cho nhà máy xuất khẩu" - ông Khoa nói.

Về triển vọng năm 2024, ông Nguyễn Văn Đạo tin tưởng cá tra sẽ tốt hơn vì năm nay thị trường đã ở mức đáy. Trong khi đó, đại diện VASEP nhận định năm 2024, ngành thủy sản sẽ phục hồi nhưng chưa thể có sự bứt phá mạnh mẽ. Trong tốp 3 thị trường dẫn đầu là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc được kỳ vọng là động lực lớn của ngành thủy sản Việt Nam bởi dư địa thị trường còn lớn. 

Nhập khẩu thủy sản giảm nhẹ

Tổng giá trị nhập khẩu thủy sản tháng 11-2023 ước đạt 270 triệu USD, đưa mức lũy kế 11 tháng năm 2023 lên 2,41 tỉ USD nhưng tựu trung vẫn giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Về thị trường, trong 10 tháng đầu năm 2023, nguồn nhập khẩu thủy sản của Việt Nam chủ yếu từ Ấn Độ (chiếm tỉ trọng 13,2%), Na Uy (10,5%) và Trung Quốc (8,3%). So với cùng kỳ năm 2022, giá trị nhập khẩu thủy sản của Việt Nam từ Na Uy tăng 9,4%, từ Ấn Độ giảm 9,8%, Trung Quốc giảm 1,7%.

Bài và ảnh: VƯƠNG NGỌC

Người lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tôm, cá tra mang về cho Việt Nam hơn 4 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm

Kim ngạch xuất khẩu tôm và cá tra của Việt Nam tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm, lần lượt đạt 2.7 tỷ USD và 1.4 tỷ USD. Dự báo 2 mặt hàng này đem về khoảng 6 tỷ USD...

Giá sầu riêng tăng trở lại

Đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho biết dù giá sầu riêng tăng nhưng không phải nông dân nào cũng bán được giá cao

Giá cà phê lại gây bất ngờ

Dù nhiều thông tin chính thức cho thấy nguồn cung đang phục hồi, kéo theo dự báo giá cà phê giảm nhưng thị trường lại diễn biến ngược lại.

Thịt ngoại giá rẻ đổ bộ thị trường

Gia tăng nhập khẩu thịt và phụ phẩm giá rẻ giúp hạ nhiệt giá thực phẩm trong nước song cũng tăng nguy cơ dịch bệnh và gây áp lực với ngành chăn nuôi.

Ấn Độ ‘mở kho’ bán hàng, giá gạo Thái lao dốc, hàng Việt vững top đầu thế giới

Sau hơn 1 năm cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati, Ấn Độ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm này. Ngay lập tức, giá gạo Thái Lan lao dốc về mốc thấp nhất năm, trong khi giá...

Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam chi 1 tỷ USD nhập khẩu gạo

Chỉ trong 9 tháng, giá trị nhập khẩu gạo đã lên tới 1 tỷ USD. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam chạm mốc tỷ USD.

Là 'biểu tượng của sự giàu có', Trung Quốc chi 525 tỷ mua bong bóng cá Việt Nam

Ở Trung Quốc, bong bóng cá không chỉ là món ăn bổ dưỡng dành cho người sành ăn mà còn là biểu tượng của sự thành công, giàu có. Thế nên, quốc gia này đã chi khoảng...

Giá gạo Nhật Bản tăng tới 40%

Giá gạo ở các nhà hàng ở Nhật Bản đã tăng vọt từ 30% đến 40% so với năm ngoái. Nguyên nhân chính được cho là sự bùng nổ của du lịch sau đại dịch, kết hợp với tình...

Giá gạo Việt Nam sẽ thế nào sau khi Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo phi basmati?

Theo Tham tán Bùi Trung Thướng, nông dân và các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam nên tiếp tục theo dõi các động thái xuất, nhập khẩu của Ấn Độ cũng như của các nước trên...

Mở rộng danh mục các loại trái cây Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đánh giá nhu cầu tiêu thụ trái cây của thị trường Trung Quốc rất lớn và khả năng cung ứng trái cây đặc sản, chất lượng...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98