Khủng hoảng ở Biển Đỏ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt tàu chở dầu

25/02/2024 21:00
25-02-2024 21:00:00+07:00

Khủng hoảng ở Biển Đỏ làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt tàu chở dầu

Theo chuyên gia, tỷ lệ tuyển dụng tàu chở dầu đã tăng 5% kể từ khi các tàu bắt đầu tránh đi qua Biển Đỏ, tuy nhiên trong năm 2024 chỉ có 2 siêu tàu chở dầu mới gia nhập đội tàu chở dầu thế giới.

Một tàu chở dầu di chuyển trên Đại Tây Dương, ngoài khơi bờ biển Angola. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Khủng hoảng ở Biển Đỏ đang càng cho thấy sự thiếu hụt của các con tàu chở dầu, trong bối cảnh ngành này từ lâu đã cảnh báo rằng quá ít tàu được đóng mới.

Điều này gây ra xu hướng dịch chuyển hình thái giao dịch xăng dầu rộng rãi trên toàn cầu.

Trong năm 2023, do Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ OPEC và các nước đồng minh, còn gọi là OPEC+ cắt giảm sản lượng nên lượng dầu vận chuyển không cao, dẫn đến những thiếu hụt về số lượng tàu chở dầu chưa bộc lộ.

Đồng thời, quá trình chuyển đổi năng lượng ngày càng mạnh mẽ, có nghĩa là một tương lai nhiên liệu hóa thạch bị loại bỏ đang đến gần, làm mờ đi triển vọng của ngành dầu khí trong dài hạn.

Nhưng kể từ tháng 11/2023, khi lực lượng Houthi ở Yemen bắt đầu tấn công các tàu container đi qua khu vực Biển Đỏ, khiến nhiều chủ tàu buộc phải tìm kiếm các tuyến đường thay thế dài hơn.

Trong bối cảnh đó việc thiếu năng lực vận chuyển mới trở nên rõ nét hơn, làm tăng giá cước vận tải và thời gian hành trình kéo dài hơn.

Theo thống kê của OPEC, trong năm 2024, chỉ có hai siêu tàu chở dầu mới gia nhập đội tàu chở dầu thế giới. Đây là số lượng tàu bổ sung ít nhất trong gần bốn thập kỷ của ngành dầu mỏ toàn cầu, thấp hơn tới 90% so với mức trung bình trong thiên niên kỷ này.

Dữ liệu từ công ty nghiên cứu Banchero Costa cho thấy đến năm 2025, dự kiến chỉ có thêm 5 con tàu mới tham gia đội tàu chở dầu toàn cầu. Con số này thấp hơn rất nhiều so với con số 42 tàu được giao mới vào năm 2022.

Mặc dù gần đây số lượng đơn đặt hàng tàu mới đã tăng lên nhưng phải mất nhiều năm nữa các nhà máy đóng tàu mới đáp ứng được hết các đơn đặt hàng đã ký trong thời kỳ đại dịch COVID-19, cũng như các đơn hàng về tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Ông Enrico Paglia, nhà nghiên cứu cao cấp tại Banchero Costa, một công ty dịch vụ vận tải biển, nhận định tình hình trên thị trường tàu chở dầu đang rất căng thẳng, đăc biệt là đối với tàu chở dầu thô.

Đánh giá về triển vọng của ngành này trong thời gian tới, ông Paglia nhấn mạnh: “Nó sẽ còn căng thẳng hơn nữa trong tương lai.”

Thị trường tàu chở dầu đã bùng nổ vào năm 2020, khi nhu cầu về mặt hàng này liên tục tăng, khiến các nhà kinh doanh dầu mỏ tìm kiếm mọi con tàu có khả năng tích trữ dầu trên biển. Nhưng việc OPEC cắt giảm sản lượng đã dẫn đến sự sụt giảm hoạt động chở dầu.

Cho đến năm 2022, dòng chảy dầu toàn cầu bắt đầu bị thay đổi sau khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bắt đầu. Các chuyến hàng đến châu Âu trước đây phải mất vài ngày qua Biển Baltic thì hiện phải mất hàng tuần để đến các nơi khác trên thế giới.

Sự gián đoạn mới đây ở Biển Đỏ đã làm trầm trọng thêm vấn đề, làm tăng thêm thời gian vận chuyển.

Theo chuyên gia Fotios Katsoulas, nhà phân tích chính về dịch vụ vận chuyển tàu chở dầu tại S&P Global Commodity Insights, tỷ lệ tuyển dụng tàu - thước đo mức độ sử dụng đội tàu chở dầu tại bất kỳ thời điểm nào - đã tăng tới 5% kể từ khi các tàu bắt đầu tránh đi qua Biển Đỏ.

Ông chia sẻ khủng hoảng ở Biển Đỏ đang thay đổi các nguyên tắc cơ bản trên thị trường và nó đang có lợi cho các nhà khai thác tàu.

Ông Alexander Saverys, Giám đốc điều hành (CEO) Euronav NV - một trong những công ty vận tải dầu lớn nhất thế giới, cho biết tác động chuyển hướng đang được quan sát thấy hàng ngày trong hoạt động vận chuyển nói chung và vận chuyển dầu thô cùng các sản phẩm từ dầu nói riêng.

Theo ông Saverys, sự kết hợp của ít tàu mới và đội tàu cũ có tuổi đời cao đem tới triển vọng tích cực cho các doanh nghiệp vận tải chở dầu./.

Diệu Linh

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nhu cầu khí đốt của châu Âu có khả năng giảm trở lại

Các công ty châu Âu đã mất lợi thế cạnh tranh so với các công ty bên ngoài EU, đặc biệt là châu Á với chi phí lao động thấp và ở Mỹ, nơi giá khí đốt rẻ hơn bốn lần...

Chính phủ Campuchia chi gần 6 tỷ USD đẩy mạnh phát triển năng lượng sạch

Trong số 23 dự án phát triển ngành điện vừa được Chính phủ Campuchia phê duyệt với tổng vốn đầu tư lên đến 5,79 tỷ USD có 12 dự án điện năng lượng mặt trời, 6 dự án...

Goldman Sachs: Giá dầu có thể tăng vọt 20 USD do cú sốc từ Iran

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đang đứng trước nguy cơ biến động mạnh khi căng thẳng giữa Israel và Iran leo thang. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs vừa đưa ra dự báo gây...

Dầu ghi nhận tuần tăng mạnh nhất trong hơn 1 năm

Giá dầu tiếp tục tăng vào ngày thứ Sáu (04/10), đồng thời, ghi nhận tuần tăng tốt nhất trong hơn 1 năm, khi nhà đầu tư lo ngại Israel có thể tấn công các cơ sở dầu...

Đến hết quý 2/2024, Quỹ bình ổn giá xăng dầu dư gần 6,061 tỷ đồng

Ngày 4/10, Bộ Tài chính đã công khai chi tiết tình hình trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu của các thương nhân kinh doanh xăng dầu quý 2/2024.

Dầu vọt 5%, tăng 3 phiên liên tiếp trước lo ngại Israel tấn công trả đũa Iran

Giá dầu vọt 5% vào ngày thứ Năm (03/10), tăng phiên thứ 3 liên tiếp, do lo ngại rằng Israel có thể tấn công ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran để trả đũa cho cuộc...

Giá xăng RON 95-III giảm 710 đồng, xuống 19,800 đồng/lít

Giá xăng dầu tại kỳ điều hành ngày 3/10 đảo chiều giảm sau khi được điều chỉnh tăng mạnh vào tuần trước. Giá xăng RON 95 về dưới 20,000 đồng/lít.

Bộ trưởng Ả-rập Xê-út: Giá dầu có thể xuống 50 USD nếu các thành viên OPEC+ phớt lờ thỏa thuận

Trong một cuộc họp ngày 02/10, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả-rập Xê-út, đã đưa ra lời cảnh báo tới các thành viên OPEC+. Thông điệp của ông rất...

OPEC+ không thay đổi thỏa thuận cắt giảm sản lượng hiện hành

Ủy ban Giám sát chung cấp Bộ trưởng (JMMC) của OPEC+ sẽ tiếp tục giám sát việc tuân thủ các điều chỉnh sản lượng đã được thống nhất tại cuộc họp của khối này vào...

Bộ Công Thương không bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu

Xăng dầu là mặt hàng chiến lược nên kinh doanh phải vừa bảo đảm được cơ chế thị trường vừa bảo đảm được cơ chế quản lý của Nhà nước.

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98