Thấy gì từ show diễn Taylor Swift?

04/03/2024 13:25
04-03-2024 13:25:47+07:00

Thấy gì từ show diễn Taylor Swift?

Trong đêm diễn đầu tiên 02/03 trong chuỗi concert sáu ngày của Taylor Swift ở Singapore, một bí mật đã được chủ nhân bật mí, đó là việc mẹ cô từng lớn lên ở đảo quốc Sư tử này. Rừng fans của Taylor ồ lên thích thú như tự cắt nghĩa vì sao thần tượng chọn điểm đến duy nhất tại khu vực Đông Nam Á cho The Eras Tour.

Nhưng, dưới khía cạnh của kinh tế, với tư cách như một học thuyết thì làn sóng Swiftonomics đã lan đến khu vực châu Á. Và rất nhanh - nhạy, Singapore đã bỏ ra số tiền khủng để độc quyền show diễn của Taylor, loại bỏ tính cạnh tranh trong khu vực - vốn đã châm ngòi cho những tranh cãi sâu sắc tác động đến chính phủ Philippines, Thái Lan. Theo Time, hơn 300 nghìn vé đã được bán sạch - chủ yếu bởi khán giả từ các nước xung quanh, giá phòng khách sạn cùng giá vé máy bay tăng 30% và mang về cho ngành du lịch Singapore khoảng 500 triệu USD, cao hơn hẳn con số mấy chục triệu USD mà nước này bỏ ra nhằm “tài trợ độc quyền”.

Thử điểm lại những con số để thấy Swiftonomics đã “công phá” ra sao: tháng 5/2023, tour diễn Eras Tour của Taylor giúp các khách sạn tại thành phố Cincinnati (bang Ohio) thu về hơn 2.6 triệu USD. Các khách sạn ở hạt Hamilton (bang Ohio) thì thu về 5.3 triệu USD. Đến tháng 7/2023, quan chức của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ghi nhận số lượt đặt phòng khách sạn tại Philadelphia tăng mạnh nhất kể từ đầu đại dịch, nhờ tour diễn của Taylor. Trung bình một người hâm mộ cô tiêu 1,300 USD góp vào kinh tế địa phương nơi cô biểu diễn - thông qua du lịch, khách sạn, thực phẩm, hàng hóa và trang phục.

Tất nhiên sẽ là chênh lệch nhưng từ Eras Tour của Taylor Swift, chúng ta cũng thử nghĩ đến con số hơn 4,500 vé đêm nhạc My Soul 1981 của Mỹ Tâm đã bán hết trong vòng 1 giờ dù chưa mở bán chính thức vào tháng 11 năm ngoái. Cũng đã có nhiều người hâm mộ Họa mi tóc nâu từ khắp mọi miền để đổ về Hạ Long và ngành du lịch liệu có thống kê có bao nhiêu lượng phòng khách sạn đã được lấp đầy, các dịch vụ mua sắm, tiêu dùng, ăn uống tại địa phương đã được kích hoạt từ hiệu ứng show diễn của Mỹ Tâm…

Để hiểu rõ từ khái niệm đến guồng máy vận hành và hiện trạng về hoạt động của ngành công nghiệp văn hóa tại Việt Nam ra sao, hãy bắt đầu từ hai ví dụ cụ thể nói trên. Không còn là một hoạt động biểu diễn nghệ thuật đơn thuần với sự kết nối mang tính “hình học mặt phẳng” từ người nghệ sĩ đến công chúng, công nghiệp văn hóa là chuỗi kết nối mang tính “hình học không gian”, đa chiều, đa tầng, đa lĩnh vực. Trong đó tạm xoay quanh 3 trục: Tài năng sáng tạo (với người nghệ sĩ, người hoạt động sáng tạo nội dung) - kỹ thuật công nghệ (với những ứng dụng đa nền tảng và những “nội hàm” để tạo ra nền kỹ nghệ tiêu khiển) - kỹ năng phân lập, kết nối và khai thác thương mại, dịch vụ, tiêu dùng (với những nhà kinh tế, nhà tổ chức - sản xuất - tiêu thụ).

Nói một cách vắn tắt là kinh tế - văn hóa, tức là cách tiếp cận duy lý về kinh tế trên một sản phẩm - dự án về văn hóa. Cụ thể, với tour trình diễn của Taylor Swift, của Blackpink - với tư cách là một hàng hóa trên thị trường công nghiệp biểu diễn thì sẽ phải làm rõ những dấu hỏi sau: Đối tượng mua vé là ai, thu nhập bình quân bao nhiêu? Địa điểm tổ chức sẽ là trung tâm của các đường giao thông hàng không, đường bộ huyết mạch nào; là nơi tập trung của hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu mua sắm, ẩm thực, dịch vụ ra sao? Công thức trả tiền bản quyền như thế nào? Ngoài show diễn trực tiếp thì các phương tiện trực tuyến sẽ được tiếp cận và chi phí - nguồn thu cân đối ra sao? Những chủ đề, thông điệp, hình ảnh lời nói nào từ show diễn dự báo sẽ tạo ra “trending” và một cách tinh tế nhất, nó sẽ tạo đường dẫn cho các nhãn hàng đổ xô tìm tới thông qua tệp khách hàng đang là chịu bỏ tiền mua vé…

Việt Nam đang ở thời kỳ bình minh của công nghiệp văn hóa. Song không vì thế mà ngoài sự chuẩn bị một cách căn bản, nền tảng thì trong giai đoạn khởi đầu này, điều kiện và thời cơ đang cho phép chúng ta đẩy nhanh tốc độ của các lĩnh vực mũi nhọn, cụ thể là công nghiệp biểu diễn. Bởi, xét về thị trường tiêu thụ, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ cao, có sức tiếp nhận các luồng sáng tạo giải trí nhanh nhạy, có mặt bằng thích ứng công nghệ tốt. Còn ở thị trường sáng tạo - công nghệ - thương mại, dù manh nha nhưng sự chủ động bắt nhịp và bắt kịp xu thế lại khá nhạy bén. Phần lực cản nằm chủ yếu ở sở hữu bản quyền và các thủ tục còn chồng chéo, mơ hồ, chưa thật sự thông - thoáng.

Nhìn chung, công nghiệp văn hóa đang đóng góp tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập người dân. Giai đoạn 2018-2022, số lượng cơ sở kinh tế hoạt động trong ngành công nghiệp văn hóa tăng 7.2%/năm. Năm 2022, toàn quốc có hơn 70,300 cơ sở với 2.3 triệu lao động. Năm 2018, công nghiệp văn hóa xuất siêu 37 tỷ USD, năm 2022 tăng lên 41.9 tỷ USD.

Tròn 10 năm kể từ khi khái niệm “công nghiệp văn hóa" được đưa vào nghị quyết (tại Hội nghị Trung ương 9, khóa XI), 2 năm sau (2016), Thủ tướng ban hành Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Song, điều đáng nói, cho đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào về công nghiệp văn hóa. Cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp về thu hút nguồn vốn, phát triển nguồn lực để hỗ trợ, thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa vẫn chưa đồng bộ, thiếu hụt hầu hết ở các khâu chủ lực.

Xác định được ưu thế ở cả nguồn lực con người giàu sáng tạo, văn hóa bản địa giàu màu sắc song, tạo ra một dự án, sản phẩm chất lượng cao, kết nối các phương tiện công nghệ và kinh tế thì lại rất nghèo nàn, rời rạc theo kiểu “giống ngắn ngày”. Chúng ta hầu như chưa tính đến chuỗi liên kết đa ngành, chúng ta thiếu những công trình, dự án, sản phẩm nghệ thuật vừa hội đủ tính sáng tạo chiều sâu vừa đạt giá trị phổ quát, chúng ta đôi khi còn biểu hiện thiếu tôn trọng tính khách quan của thị trường, nơi khách hàng - công chúng mới là người quyết định lựa chọn sản phẩm nào…

Trở lại con số 630 tỷ mà Hà Nội thu được sau show diễn của Blackpink và còn gì nữa, tức ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô nói riêng, Việt Nam nói chung thu nhặt được kinh nghiệm gì, “chốt đơn” như thế nào cho từng khâu, từng lĩnh vực để không chỉ một show diễn, một địa phương mà phải là cả dây chuyền công nghệ đã được thiết lập ra sao ngoài tài năng sáng tạo, lượng công chúng trẻ và con số trong mơ - với mục tiêu ngành kinh tế công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP!

Quốc Học

FILI



MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thu nhập bình quân người lao động Việt Nam đạt 7.6 triệu đồng/tháng

Tổng cục Thống kê cho biết trong quý 3/2024, thu nhập bình quân của người lao động đạt 7.6 triệu đồng/tháng, tăng 519,000 đồng so với cùng kỳ năm 2023.

Quảng Nam khởi động dự án hơn 2.700 tỉ đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chủ trì buổi họp chuẩn bị việc giải phóng mặt bằng dự án hơn 2.700 tỉ đồng.

Nhiều diễn biến mới trên thương mại điện tử, Bộ Công Thương quản thế nào?

Bộ Công Thương tiếp tục rà soát pháp luật về thương mại điện tử, bổ sung quy định cụ thể về hoạt động thương mại điện tử qua biên giới.

Bắc Giang liên tiếp hút các nhà sản xuất xe điện hai bánh

Mới đây nhà máy sản xuất xe điện hai bánh AIMA đặt mục tiêu gia công lắp ráp xe mô tô, xe máy điện, xe đạp điện… quy mô khoảng 245 ngàn thiết bị/năm. Tổng vốn đầu...

Diễn biến điều tra đại án Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An, Vạn Thịnh Phát

Tại buổi họp báo quý 3 của Bộ Công an, chiều 04/10, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu...

Công ty Cây xanh Công Minh trúng hơn 600 gói thầu có tổng trị giá 3,500 tỷ

"Công ty TNHH Cây xanh Công Minh trúng hơn 600 gói thầu tại địa bàn nhiều tỉnh, thành với tổng giá trị hơn 3,500 tỷ đồng", Đại tá Nguyễn Tuấn Hưng, Phó cục trưởng...

Đại diện Tập đoàn TTC đề xuất Việt Nam nên xem xét cung cấp phiếu mua sắm cho người dân

Thay vì hỗ trợ tiền mặt cho người dân như Thái Lan, Malaysia, Philippines để kích thích tiêu dùng, đại diện Tập đoàn TTC đề xuất xem xét việc cung cấp phiếu mua sắm...

Vốn FDI tiếp tục chảy mạnh vào Việt Nam, đạt gần 25 tỷ USD trong 9 tháng qua

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT, tính đến 30/9/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài...

Tháo gỡ nhiều khó khăn cho nhà thầu xây dựng công trình giao thông

Các nhà thầu kiến nghị rà soát lại các chế độ chính sách trong lĩnh vực xây dựng để có điều chỉnh hợp lý, phù hợp với thực tiễn như: điều chỉnh định mức xây dựng...

Đề xuất điều chỉnh vốn đầu tư dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô

Sáng 3/10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với UBND TP. Hà Nội, hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh, và các bộ, ngành về tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98