Mỹ nâng thuế với hàng loạt sản phẩm từ Trung Quốc, thuế xe điện tăng gấp 4 lần

14/05/2024 17:05
14-05-2024 17:05:58+07:00

Mỹ nâng thuế với hàng loạt sản phẩm từ Trung Quốc, thuế xe điện tăng gấp 4 lần

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quyết định nâng thuế đối với hàng loạt hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, bao gồm chất bán dẫn, xe điện, pin xe điện, pin mặt trời và các khoáng sản quan trọng. Đây là nỗ lực nhằm thúc đẩy sản xuất nội địa ở các ngành công nghiệp quan trọng với Mỹ.

Mỹ sẽ nâng thuế với cần cẩu ở cảng, các sản phẩm y tế, thép, nhôm và xe điện. Ông Biden cũng sẽ nâng thuế với các sản phẩm trong các ngành công nghiệp quan trọng với Mỹ, như chip và năng lượng xanh. Nhà Trắng cho biết những thay đổi này dự kiến sẽ ảnh hưởng đến khoảng 18 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu hàng năm của Mỹ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden

Theo Bloomberg, đây là bước đi toàn diện nhất của chính quyền Joe Biden và tiếp nối các hàng rào thuế quan đã được áp từ thời cựu Tổng thống Donald Trump. Động thái này cũng xác nhận rằng Mỹ vẫn sẽ cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề thương mại.

Việc áp thêm thuế có nguy cơ làm tăng giá hàng hóa với người tiêu dùng ngay khi họ đang chật vật đối phó với lạm phát cao, đồng thời cũng có thể khiến Trung Quốc tung đòn đáp trả.

Các thay đổi này sẽ có hiệu lực từ năm 2024 đến năm 2026. Xe điện bị tăng thuế mạnh nhất, với mức thuế tăng gấp 4 lần, một số hàng hóa khác bị tăng thuế gấp đôi và cũng có hàng hóa bị áp thuế lần đầu tiên.

Theo tuyên bố từ Nhà Trắng, ông Biden sẽ chính thức công bố về biện pháp thuế mới tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng trong ngày 14/05. Các quan chức giấu tên cho biết họ đang đẩy mạnh đầu tư nội địa thông qua Đạo luật cơ sở hạ tầng và Đạo luật Khoa học và Chip kết hợp với áp thuế để tạo sân chơi bình đẳng với Trung Quốc.

Trong một số trường hợp, Mỹ áp thuế lên lĩnh vực mà Trung Quốc chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ ở thị trường Mỹ, mục tiêu là để ngăn chặn khả năng nhập khẩu hàng hóa này tăng mạnh.

Hàng rào thuế quan mới của Mỹ

Trong đó, thuế suất đối với chất bán dẫn sẽ tăng gấp đôi từ 25% lên 50% vào năm 2025. Đây là ngành công nghiệp mà Tổng thống Biden đã đặt làm trọng tâm và đang trợ cấp hàng tỷ USD để tăng cường sản xuất tại Mỹ.

Hàng rào thuế quan này nhằm đối phó với sự bùng nổ của Trung Quốc trong sản xuất các chip thế hệ cũ, vốn vẫn còn đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Với một số khoáng sản quan trọng, mức thuế sẽ là 25% và có hiệu lực trong năm nay, trong khi han chì tự nhiên và nam châm vĩnh cửu sẽ bị đánh thuế ở mức này vào năm 2026. Các cần cẩu chuyển hàng từ tàu xuống bờ cũng sẽ bị áp thuế mới 25% trong năm nay.

Mỹ cũng sẽ áp thuế 102.5% với xe điện trong năm nay, tăng từ mức 27.5% hiện nay. Thuế đối với một số loại thép và nhôm từ Trung Quốc - hiện đang chịu mức thuế 0% hoặc 7.5% - sẽ tăng lên 25% trong năm nay.

Thuế đối với pin lithium-ion cho xe điện, cũng như các linh kiện sản xuất pin, sẽ tăng lên 25%, từ mức 7.5% trong năm nay. Trong khi đó, pin lithium-ion không dành cho xe điện sẽ bị áp thuế ở mức 25% vào năm 2026. Thuế đối với pin mặt trời sẽ tăng từ 25% lên 50% trong năm nay.

Mỹ cũng sẽ áp thuế 50% đối với ống tiêm và kim tiêm của Trung Quốc trong năm nay, trong khi mức thuế với thiết bị bảo hộ cá nhân (chẳng hạn như máy thở và khẩu trang) sẽ tăng lên 25%, từ mức 0% hoặc 7.5% hiện nay. Thuế đối với găng tay y tế và phẫu thuật bằng cao su sẽ tăng từ mức 7.5% lên 25% vào năm 2026.

Vẫn chưa rõ liệu động thái mạnh bạo này của Mỹ có khiến Trung Quốc áp thuế đáp trả hay không.

“Hy vọng chúng ta sẽ không thấy động thái đáp trả mạnh mẽ từ Trung Quốc, nhưng luôn có khả năng đó”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg trong ngày 13/05.

Trong một tuyên bố khác, bà Yellen chia sẻ: “Tổng thống Biden và tôi đã tận mắt chứng kiến ​​tác động từ việc gia tăng nhập khẩu một số hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đối với cộng đồng người Mỹ trong quá khứ và chúng tôi sẽ không dung túng cho điều đó một lần nữa”.

Yellen nói thêm: “Những vấn đề này tích tụ theo thời gian và sẽ không thể giải quyết được trong một sớm một chiều”.

Vũ Hạo

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P Global: Nguy cơ vỡ nợ quốc gia tăng cao trong thập kỷ tới

S&P cảnh báo tình trạng vỡ nợ thường xuyên hơn trong thập kỷ tới trong bối cảnh các nước gặp khó khăn hơn trong việc trả nợ ngoại tệ - do nợ công tăng và lãi suất...

Giải Nobel Kinh tế 2024 có giá trị như thế nào?

Bằng cách xem xét những hệ thống kinh tế - chính trị khác nhau, Daron Acemoglu , Simon Johnson và James A. Robinson đã chứng minh mối quan hệ giữa các thể chế xã...

IMF: Nợ công toàn cầu sẽ đạt 100,000 tỷ USD vào cuối năm 2024

Theo phân tích mới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nợ công toàn cầu dự kiến sẽ đạt 100,000 tỷ USD, tương đương 93% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, vào cuối...

Mỹ cân nhắc siết chặt xuất khẩu chip AI của Nvidia và AMD

Trong một động thái mới nhất của cuộc chiến công nghệ toàn cầu, chính quyền Biden đang cân nhắc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu chip AI tiên tiến của Nvidia và các công...

Goldman Sachs nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Theo báo cáo ngày 13/10, Ngân hàng Goldman Sachs dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ tăng trưởng 4,9% trong năm nay, cao hơn so với mức 4,7% trước...

Trung Quốc tính huy động 846 tỷ USD để giải cứu kinh tế?

Trung Quốc đang cân nhắc một kế hoạch huy động 6,000 tỷ nhân dân tệ (tương đương 846 tỷ USD) thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ siêu dài hạn trong 3 năm...

Bộ ba đoạt Nobel Kinh tế 2024: Acemoglu, Johnson và Robinson

Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vừa công bố quyết định trao tặng Giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2024 cho ba nhà kinh tế học xuất sắc: Daron Acemoglu, Simon...

Trung Quốc nhận thêm tin đáng ngại về xuất khẩu

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng yếu hơn dự báo trong tháng 9, từ đó kìm hãm đà phục hồi thương mại vốn là điểm sáng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong nhiều...

Tính đột phá và giá trị khoa học là những yếu tố quyết định giải Nobel Kinh tế

Theo chuyên gia Magnus Henrekson từ Viện Nghiên cứu Kinh tế Công nghiệp ở Stockholm (Thụy Điển), có thể dự đoán người thắng giải Nobel Kinh tế dựa trên mối quan tâm...

Trung Quốc đối mặt áp lực giảm phát ngày càng lớn

Áp lực giảm phát của Trung Quốc ngày càng tăng trong tháng 9, với giá tiêu dùng vẫn yếu và giá sản xuất tiếp tục giảm.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98