Cán cân xuất-nhập khẩu của Trung Quốc ngày càng mất cân bằng

10/06/2024 08:16
10-06-2024 08:16:00+07:00

Cán cân xuất-nhập khẩu của Trung Quốc ngày càng mất cân bằng

Trong khi xuất khẩu tiếp tục được hưởng lợi từ sự phục hồi của thương mại toàn cầu thì lĩnh vực nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục ghi nhận sự yếu kém kéo dài do nhu cầu nội địa suy giảm.

Cảng hàng hóa ở Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo báo cáo của Tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU) thuộc tập đoàn truyền thông The Economist (Anh), dữ liệu hải quan công bố ngày 7/6 cho thấy trong tháng Năm, xuất khẩu của Trung Quốc tính theo năm đã tăng mạnh 7,6% so với tháng trước đó.

Con số này vượt xa mức tăng trưởng nhập khẩu chỉ đạt 1,8%, so với mức 8,4% trong cùng kỳ.

EIU nhận định sự mất cân bằng trong nền kinh tế Trung Quốc ngày càng lớn.

Trong khi xuất khẩu tiếp tục được hưởng lợi từ sự phục hồi của thương mại toàn cầu, đặc biệt khi tình trạng dư thừa công suất công nghiệp của Trung Quốc đã khuyến khích các công ty tìm kiếm thị trường ở nước ngoài, thì sự yếu kém kéo dài trong lĩnh vực nhập khẩu tiếp tục bộc lộ các vấn đề liên quan đến nhu cầu nội địa suy giảm của Trung Quốc.

Dữ liệu này phù hợp với các xu hướng thương mại khu vực gần đây và cho thấy triển vọng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ được cải thiện vào năm 2024, nhờ sự gia tăng nhu cầu toàn cầu.

Cán cân thương mại quốc tế của Trung Quốc đóng góp tích cực vào tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế trong năm nay, đảo ngược lực cản được ghi nhận vào năm 2023, khi xuất khẩu hàng hóa trải qua sự điều chỉnh nghiêm trọng do đại dịch COVID-19.

Tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu được thúc đẩy nhờ xuất khẩu sang Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (22,5%) và Mỹ Latinh (18,9%), làm lu mờ đáng kể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu yếu sang Mỹ (3,6%) và Liên minh châu Âu (-1%).

Mặc dù hai thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn là điểm đến ưu tiên của các doanh nghiệp Trung Quốc, chiếm lần lượt 14% và 14,6% giá trị hàng xuất khẩu tính bằng đồng USD trong 5 tháng đầu năm 2024, nhưng ASEAN (16,9%) hiện là thị trường nước ngoài lớn nhất của nước này, cùng với khu vực Mỹ Latinh (7,6%) đang bắt kịp dần dần.

Những động lực này phần lớn phản ánh các hoạt động trung chuyển và tái cấu trúc chuỗi cung ứng, vì trong những năm gần đây các nhà đầu tư Trung Quốc đã chuyển đến các khu vực này để tránh thuế quan nhưng vẫn đảm bảo tiếp cận thị trường Mỹ.

Xuất khẩu từ Trung Quốc sang Nga giảm 2% trong tháng Năm, tiếp tục đà giảm kéo dài từ tháng Ba. Tuy nhiên, tốc độ sụt giảm đã thu hẹp cho thấy quan hệ thương mại Trung Quốc-Nga sẽ tiếp tục phát triển trong giai đoạn năm 2024-2028.

Dây chuyền lắp ráp xe ôtô năng lượng mới ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 3/7/2023. (Ảnh: THX/TTXVN)

Mặc dù vậy, vẫn có một số dấu hiệu cho thấy mô hình thương mại gần đây của Trung Quốc đang xấu đi. Tăng trưởng xuất khẩu ôtô, động lực chính cho tăng trưởng thương mại của nước này trong những quý gần đây, đã giảm còn 16,6% vào tháng Năm so với cùng kỳ năm trước, phản ánh tình trạng tắc nghẽn ngày càng trầm trọng tại các cảng châu Âu và sức chứa container toàn cầu giảm.

Theo danh mục xuất khẩu, luồng hàng hóa tăng trưởng mạnh ghi nhận trong lĩnh vực bán dẫn (28,5%), phản ánh sự đi lên của chu kỳ điện tử toàn cầu.

Nhập khẩu chất bán dẫn (17,3%) và thiết bị xử lý dữ liệu tự động (64,5%) cũng cao hơn trong tháng này, phản ánh cả nhu cầu gắn liền với thiết kế tự cung cấp của Trung Quốc trong chế tạo chất bán dẫn (chip) và sự ổn định trong nhu cầu điện tử tiêu dùng nội địa.

Các danh mục nhập khẩu khác cho thấy bức tranh đáng lo ngại hơn về nhu cầu nội địa của cường quốc lớn nhất châu Á.

So với cùng kỳ năm 2023, khối lượng nhập khẩu các mặt hàng chủ chốt như quặng sắt (6,1%) và than đá (10,7%) vượt xa dầu thô (-8,7%) và đồng (-11,5%).

Những khác biệt này làm nổi bật hiệu suất hỗn hợp trong lĩnh vực công nghiệp, cũng như triển vọng bi quan đối với cuộc khủng hoảng nhà ở đang diễn ra ở Trung Quốc.

Triển vọng tăng thuế xe điện Trung Quốc của EU, dự kiến được công bố vào ngày 4/7, có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tăng nhẹ trong tháng Sáu.

Những cân nhắc tương tự cũng có thể củng cố các chuyến hàng xuất khẩu đến Mỹ trước thời điểm áp dụng nước này áp dụng quy định thuế quan mới vào ngày 1/8.

Tuy nhiên, việc tái cơ cấu các mô hình thương mại của Trung Quốc cũng cho thấy rằng tác động trước mắt của cạnh tranh giữa nước này với các nước phương Tây sẽ sẽ không rõ rệt như những gì đã từng xảy ra trong thời kỳ đỉnh điểm của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc giai đoạn 2018‑2019./.

Hữu Tiến

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu có thể gây tổn thất nặng nề cho các nền kinh tế châu Á

Theo cảnh báo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), biến đổi khí hậu có thể gây thiệt hại lớn đối với khu vực kinh tế châu Á- Thái Bình Dương và nếu không hành...

Mỹ chỉ tạo thêm 12,000 việc làm, quá thấp so với dự báo​

Thị trường việc làm Mỹ vừa chứng kiến một tháng 10 đầy biến động khi số việc làm mới tạo ra giảm xuống mức thấp nhất trong gần ba năm qua.

Thị trường và giới quan sát "trông ngóng" đợt giảm lãi suất mới của Fed

Áp lực giá cơ bản đang gia tăng, báo cáo thị trường lao động tháng 10 có thể gây nhiễu loạn thị trường cùng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang khiến lộ trình giảm lãi...

Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo

Theo các nhà phân tích, lạm phát chung đã tăng nhanh hơn dự báo, nhưng lạm phát lõi (không tính giá năng lượng, thực phẩm, rượu và thuốc lá) vẫn ổn định ở mức 2,7%...

Reuters: Kinh tế toàn cầu sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh trong năm 2025

Sự phục hồi bất ngờ, khiến các nhà kinh tế nâng đáng kể dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2024 kể từ đầu năm, phần lớn là nhờ hiệu suất của nền kinh tế Mỹ.

Thước đo lạm phát yêu thích của Fed tăng 2.1%, khớp kỳ vọng

Sau gần 3 năm chiến đấu chống lạm phát, mục tiêu 2% của Fed cuối cùng cũng đang trong tầm tay.

Kinh tế Trung Quốc đón tin tích cực trước thềm bầu cử Mỹ

Nền kinh tế Trung Quốc đang cho thấy những dấu hiệu ổn định sau khi Bắc Kinh tung ra gói kích thích táo bạo nhất kể từ đại dịch. Tuy vậy, cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ...

Fed chuẩn bị cho đợt hạ lãi suất tiếp theo khi kinh tế Mỹ tăng trưởng khả quan

Kể từ khi Fed bắt đầu chu kỳ nới lỏng lãi suất vào tháng trước đưa lãi suất quỹ liên bang về mức 4,75-5%, các số liệu về kinh tế bao gồm chi tiêu tiêu dùng và số...

Kinh tế Đức có thể thiệt hại hàng tỷ euro nếu xung đột thương mại Mỹ-EU gia tăng

Fitch Ratings cảnh báo rằng thuế quan của Mỹ sẽ làm trầm trọng thêm những thách thức tăng trưởng hiện tại ở châu Âu, đặc biệt là đối với nền kinh tế định hướng xuất...

Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2.8% trong quý 3, yếu hơn dự báo

Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 3 bất chấp môi trường lãi suất cao. Điều này là nhờ chi tiêu tiêu dùng vẫn tăng trưởng mạnh.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98