Hàng dệt may phải công bố hợp quy về formaldehyt

24/10/2017 06:16
24-10-2017 06:16:03+07:00

Hàng dệt may phải công bố hợp quy về formaldehyt

Theo quy định mới nhất vừa được Bộ Công Thương ban hành hôm nay, 23-10 thì các sản phẩm hàng hóa dệt may trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường phải công bố hợp quy quy chuẩn về formaldehyt và amin thơm.

Liệu doanh nghiệp đã hết "mệt" khi đã có quy chuẩn về formaldehyt? Ảnh minh họa: Phan Lợi

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, gọi tắt là QCVN 01 2017 nằm trong Thông tư 21/2017/TT-BCT vừa được Bộ Công Thương ban hành hôm nay.

Quy chuẩn này quy định, mức giới hạn hàm lượng formaldehyt của sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam không được vượt quá 30mg/kg (đối với sản phẩm dành cho trẻ em dưới 3 tuổi); 75mg/kg (đối với sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da) và 300mg/kg (đối với sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da).

Trong khi đó, giới hạn về hàm lượng amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo không vượt quá 30mg/kg.

Với quy chuẩn này, cơ quan chức năng quy định, các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trước khi bán hàng hóa ra thị trường phải công bố hợp quy, gắn dấu hợp quy (CR) theo các quy định hiện hành.

Cơ quan chức năng cho phép doanh nghiệp được công bố hợp quy dưới hai hình thức là tự công bố hoặc dựa trên kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức được chỉ định.

Hồ sơ công bố hợp quy sẽ được gửi đến sở công thương các tỉnh, thành phố để cơ quan này báo cáo Bộ Công Thương số lượng sản phẩm công bố hợp quy 2 quí 1 lần. Sau khi gửi hồ sơ là đã được phép đưa hàng hóa ra thị trường.

Cũng theo thông tư kể trên, có nhiều sản phẩm không phải thực hiện công bố hợp quy. Đó là hành lý của người nhập cảnh, tài sản di chuyển, hàng hóa của tổ chức, cá nhân ngoại giao trong định mức miễn thuế; hàng mẫu để quảng cáo không có giá trị sử dụng; để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản uất; hàng tạm nhập tái xuất để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm; hàng tạm nhập tái xuất; hàng quá cảnh, chuyển khẩu; hàng đưa vào kho ngoại quan; hàng là quà biếu, tặng trong định mức miễn thuế; hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới trong định mức và vải, các sản phẩm dệt may chưa được tẩy trắng hoặc nhuộm màu.

Trao đổi với TBKTSG Online, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, đây là lần đầu tiên Việt Nam có QCVN về giới hạn hàm lượng formaldehyt và amin thơm.

Trước đây, khi chưa có QCVN này, Bộ Công Thương đã ban hành các thông tư như Thông tư 32/2009/TT-BCT, rồi sau này là Thông tư 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Đẻ thực hiện theo các thông tư này, doanh nghiệp dệt may đã gặp rất nhiều khó khăn khi phải tuân thủ các thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tốn rất nhiều thời gian và chi phí. Vấn đề là, số lượng hàng hóa bị phát hiện vượt ngưỡng cho phép không bao nhiêu.

Với sự phản ánh của truyền thông, sự vào cuộc của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hồi đầu tháng 10-2016, Bộ Công Thương chính thức bãi bỏ các quy định kể trên.

Minh Tâm

Thời báo Kinh tế Sài Gòn





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tập đoàn Hyosung của Hàn Quốc cam kết đầu tư thêm 4 tỷ USD tại Việt Nam

Chiều 14/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp ông Cho Hyun-joon, Chủ tịch Tập đoàn Hyosung (Hàn Quốc) đang thăm và làm việc tại Việt Nam. Đây là lần thứ 2...

Khách quốc tế tới Việt Nam sắp vượt đỉnh

Khách quốc tế tới Việt Nam năm 2024 có thể vượt đỉnh lịch sử trước COVID-19 với khoảng 19 triệu lượt khách.

Luật Dữ liệu phục vụ chuyển đổi số, Chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số

Chiều ngày 14/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Dữ liệu. Tại phiên họp, việc ban hành Luật Dữ liệu được đánh giá góp phần phục vụ công cuộc...

Sửa Luật Đầu tư công: Gỡ một phần bài toán 'có tiền mà không tiêu được'

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT cho biết, luật mới đã tháo gỡ được một phần "nút thắt" vốn nhức nhối bao lâu nay, đó là vốn chờ dự án, có tiền mà không giải ngân được.

Lãnh đạo Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc mong muốn tham gia xây dựng hạ tầng đường sắt Việt Nam

Sáng 14/10, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp ông Chen Yun, Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC).

Kinh tế tuần hoàn: Câu chuyện từ phụ phẩm ngành thủy sản

Sản xuất, chế biến sản phẩm giá trị cao từ phụ phẩm ngành thủy sản – một trong những vấn đề nổi bật tại hội nghị do Aquaculture Vietnam phối hợp tổ chức cùng với...

4 dự án với tổng vốn hơn 2,000 tỷ sắp thực hiện ở Lai Châu

Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Lai Châu năm 2024 tổ chức ngày 13/10, UBND tỉnh đã trao Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 4 nhà đầu tư với tổng nguồn...

"Hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc có những thế mạnh đặc biệt mà nhiều nước không có"

Đánh giá Việt Nam - Trung Quốc có những thế mạnh hợp tác đặc biệt mà rất nhiều nước khác không có, Thủ tướng Lý Cường khẳng định niềm tin vào tương lai hợp tác kinh...

Chủ tịch Bắc Ninh: Chính quyền và doanh nghiệp phải là những người bạn thực sự

Lãnh đạo Bắc Ninh cam kết tạo mọi điều kiện, môi trường thuận lợi nhất để địa phương và doanh nghiệp cùng thắng lợi. Mục tiêu là chính quyền các cấp với doanh...

Triệt xóa ổ nhóm cho vay lãi nặng đến 365%/năm

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An vừa triệt xóa một ổ nhóm cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có quy mô trên phạm vi toàn quốc với lãi suất lên đến...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98