Châu Âu muốn tạo một phiên bản IMF của riêng mình?

31/10/2017 06:02
31-10-2017 06:02:03+07:00

Châu Âu muốn tạo một phiên bản IMF của riêng mình?

Sau nhiều chương trình cứu trợ, mối quan hệ giữa châu Âu và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) có thể sắp thay đổi đáng kể.

Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đang tìm hiểu các cách thức để tăng cường quyền lực của Cơ chế Bình ổn châu Âu (ESM) – một quỹ hỗ trợ các quốc gia thuộc Eurozone đang cần vay mượn tiền, và cuối cùng là để Cơ quan trên thay thế sự hiện diện của IMF trong các đợt cứu trợ.

Theo dự kiến, kế hoạch chi tiết từ Ủy ban châu Âu (EC) sẽ được công bố trước thời điểm kết thúc năm 2017, nhưng ý tưởng chung ở đây là nhằm nâng cao trách nhiệm cho ESM để giám sát và thúc ép sự tuân thủ trong suốt chương trình cứu trợ – về cơ bản thì đây là các nhiệm vụ của IMF.

“Eurozone giờ đã phục hồi mạnh hơn so với vài năm về trước. Tôi tin rằng ESM hiện nay sẽ dần phát triển thành Quỹ Tiền tệ châu Âu (EMF) – nhưng vẫn phải tuân theo các luật lệ và thẩm quyền của Liên minh châu Âu (EU)”, Jean-Claude Juncker, Chủ tịch của EC, cho biết hồi tháng 9/2017.

Tại sao Eurozone lại cần phát triển một phiên bản IMF của riêng mình?

Theo quan điểm của các quan chức và nhà lãnh đạo châu Âu, bao gồm cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, ý tưởng ở đây là nhằm củng cố mối liên kết trong nội bộ Eurozone, và từ đó nâng cao khả năng chống chịu của khu vực này trước các cú sốc tài chính.

Tuy nhiên, đáng chú ý nhất là việc xây dựng EMS sẽ giúp châu Âu không còn lệ thuộc vào IMF mỗi khi có một quốc gia thuộc Eurozone cần sự cứu trợ về tài chính.

Theo quan điểm của Carsten Brzeski, Chuyên gia kinh tế trưởng tại ING, Eurozone muốn xây dựng một cơ quan để chuẩn bị các cuộc khủng hoảng tiềm ẩn trong tương lai.

Trong một lá thư điện tử, ông Brzeski cho hay: “Việc tạo dựng EMF sẽ giúp Eurozone tự mình giải quyết được các vấn đề nội bộ mà không cần nhờ đến cơ quan bên ngoài”.

Sự xuất hiện của EMF có thể được nước Đức đặc biệt hoan nghênh. Nền kinh tế lớn nhất ở khu vực Eurozone là một trong những quốc gia quan trọng nhất của EC. Cụ thể, Đức chịu trách nhiệm theo dõi mức độ tuân thủ của các quốc gia đối với các quy định về thâm hụt và nợ. Tuy nhiên, mặc dù đã có một số quốc gia ở Eurozone chưa làm đúng theo quy định, nhưng EC vẫn chưa bao giờ áp đặt lệnh phạt.

Với việc ESM là một cơ quan liên Chính phủ và được xem là không chịu sự chi phối về mặt chính trị, một số chuyên gia phân tích cho rằng Cơ quan này có thể là câu trả lời cho lời kêu gọi của Đức để áp dụng các quy định tài chính châu Âu một cách hiệu quả.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Fed giảm lãi suất sẽ thúc đẩy dòng vốn chảy vào khu vực Đông Nam Á?

Quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong tháng 9 đang mở ra một chương mới đầy hứa hẹn cho các nền kinh tế mới nổi tại Đông Nam Á. Với...

UBS vẫn “đẻ trứng vàng” sau thương vụ mua lại Credit Suisse

Trong thông báo ngày 30/10, UBS - "gã khổng lồ" trong lĩnh vực ngân hàng của Thụy Sĩ - ghi nhận doanh thu đạt 12,3 tỷ USD trong quý 3 năm nay, tăng 5% so với cùng...

Doanh số toàn cầu của McDonald’s giảm mạnh hơn dự kiến

Theo dữ liệu của LSEG, doanh số toàn cầu của McDonald’s giảm 1,5% trong quý 3, giảm mạnh hơn so với mức ước tính trung bình 0,72% của giới phân tích và là mức giảm...

Đồng USD tăng lên mức cao nhất trong ba tháng so với đồng yen

Đồng yen đã mất gần 10% giá trị so với đồng USD sau khi đạt mức cao nhất trong 14 tháng hồi tháng Chín; trong khi đồng USD đã tăng 0,1% lên 153,375 yen/USD.

Apple bị cấm bán iPhone 16 tại đất nước đông dân thứ 4 thế giới

Indonesia đã cấm Apple bán những mẫu iPhone mới nhất tại nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, với lý do công ty này chưa đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa 40%...

Trung Quốc siết chặt kiểm soát vốn vay sau cơn sốt đầu tư chứng khoán

Người vay có thể phải đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng từ trả nợ ngay lập tức đến bị buộc tội gian lận nếu bị phát hiện sử dụng vốn vay sai mục đích.

Làn sóng bán tháo trái phiếu trên toàn cầu

Làn sóng bán tháo đang lan rộng trên thị trường trái phiếu toàn cầu khi các nhà đầu tư buộc phải đánh giá lại kỳ vọng về tốc độ cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ...

Fed thận trọng về giảm lãi suất, USD tăng mạnh, chứng khoán châu Á áp lực

Thị trường tài chính toàn cầu đang trải qua những biến động mới khi các tín hiệu từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy khả năng cắt giảm lãi suất sẽ diễn ra...

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10%

Nếu Mỹ áp thuế 10% với tất cả hàng nhập khẩu, riêng hàng Trung Quốc là 20%, và giảm thuế trong nước, đồng USD sẽ tăng mạnh, còn đồng euro sẽ giảm 8-10%.

Các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ lượng trái phiếu nhân dân tệ cao kỷ lục

Tính đến thời điểm hiện tại, tổng số trái phiếu nhân dân tệ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đã vượt quá 640 tỷ USD, ở mức cao lịch sử.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98