BCM - Còn nhiều dư địa tăng trưởng (Kỳ 1)

29/07/2024 10:02
29-07-2024 10:02:00+07:00

BCM - Còn nhiều dư địa tăng trưởng (Kỳ 1)

Với lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là phát triển bất động sản khu công nghiệp, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (HOSE: BCM) là một trong những công ty sở hữu mạng lưới KCN rộng khắp, trải dài từ Bắc vào Nam với diện tích đất lớn nhất hiện nay. Bên cạnh đó, tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang rất tích cực sẽ giúp cho BCM tận dụng tốt các cơ hội mà thị trường này mang lại.

Thu hút vốn FDI đạt mức kỷ lục

Theo Tổng Cục thống kê, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20/6/2024 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 15.2 tỷ USD, tăng 13.1% so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, vốn đăng ký cấp mới có 1,538 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 9.54 tỷ USD, tăng 18.9% so với cùng kỳ năm trước về số dự án và tăng 46.9% về số vốn đăng ký.

Đáng chú ý, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 10.8 tỷ USD, tăng 8.2% so với cùng kỳ năm trước.

FDI đăng ký vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm trong giai đoạn 2020-2024

(Đvt: Tỷ USD)

Nguồn: Tổng cục Thống kê và Báo Chính phủ

GDP và IIP lấy lại nhịp tăng và đang cho thấy tín hiệu khả quan sau khi ghi nhận mức giảm mạnh kể từ giai đoạn 2020-2021. Tính đến 6 tháng đầu năm 2024, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 6.42% và chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 7.7% so với cùng kỳ năm 2023.

Cơ cấu FDI theo vùng lãnh thổ

Nguồn: Tổng Cục thống kê

Bình Dương hiện vẫn là địa phương đứng thứ ba cả nước (sau TP HCM và Hà Nội) về thu hút FDI, với 4,322 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 41 tỷ USD, chiếm hơn 10,6% tổng số dự án và 8,5% tổng vốn thu hút FDI của cả nước. BCM sẽ được hưởng lợi từ điều này.

Cơ cấu FDI theo địa phương

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

“Đòn bẩy” từ các dự án đầu tư công

Theo CBRE Việt Nam, dự án đường Vành đai 4 Hà Nội, đường Vành đai 3 TPHCM và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (dự kiến hoàn thành 2025); sân bay quốc tế Long Thành (dự kiến hoàn thành 2026); cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (dự kiến hoàn thành 2027)… là những cơ sở hạ tầng quan trọng dự kiến sẽ thúc đẩy thị trường bất động sản KCN trong thời gian tới.

Thị trường đất công nghiệp cấp 1 miền Bắc (gồm Bắc Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương) có giá thuê trung bình là 132 USD/m2. Trong khi đó, thị trường đất công nghiệp cấp 1 miền Nam (gồm Bình Dương, Đồng Nai, Long An) có giá thuê trung bình là 189 USD/m2.

Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển khi Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Theo Viện Kinh tế xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp trong quý II/2024 có thể tăng nhẹ so với quý I/2024. Giá cho thuê bất động sản công nghiệp trong quý II/2024 dự báo tiếp tục ổn định so với quý trước.

Thống kê thị trường đất công nghiệp Việt Nam

(Đvt: USD/m2)

Nguồn: CBRE

Quỹ đất và “điểm tựa” lớn

BCM hiện là doanh nghiệp sở hữu quỹ đất khu công nghiệp (KCN) lớn nhất ngành với hơn 10,000ha, chiếm ưu thế vượt trội so với các đối thủ cùng ngành như KBC, SNZ, VGC,… Ngoài ra, khi nhìn vào cơ cấu cổ đông của BCM, cổ đông lớn nhất đang nắm tới 95.44% cổ phần của BCM là Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương. Đây có thể xem là ưu điểm vượt trội khi so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành và sẽ giúp cho BCM có thể dễ huy động được vốn cho các dự án của mình cũng như có thể triển khai các dự án một cách nhanh chóng hơn.

Nguồn: VietstockFinance và BCTN của các doanh nghiệp

Đón đọc:

BCM - Còn nhiều dư địa tăng trưởng (Kỳ 2)

Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

VRE - Tiềm năng tăng trưởng vẫn còn

CTCP Vincom Retail (HOSE: VRE) là doanh nghiệp tiêu biểu nhất trong lĩnh vực bất động sản bán lẻ Việt Nam. Triển vọng tăng trưởng của ngành khá...

MPC - Thách thức kéo dài

CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) là doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm hàng đầu Việt Nam. Trong nửa cuối năm 2024, doanh nghiệp này sẽ phải đối...

DHG - Sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới (Kỳ 2)

Với việc đầu tư thêm nhà máy mới và nâng cấp các nhà máy đang sở hữu, CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp các dòng...

DHG - Sẵn sàng cho chu kỳ tăng trưởng mới (Kỳ 1)

Ngành dược Việt Nam dự kiến sẽ có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. CTCP Dược Hậu Giang (HOSE: DHG) là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu...

VHC - Các tín hiệu tích cực đã xuất hiện (Kỳ 2)

Những tín hiệu khả quan ở các thị trường tiêu thụ đang mở ra kỳ vọng phục hồi kết quả kinh doanh cho VHC. Cùng với các kế hoạch mở rộng dự án đầu tư và nền tảng...

VHC - Các tín hiệu tích cực đã xuất hiện (Kỳ 1)

CTCP Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) là doanh nghiệp dẫn đầu ngành cá tra về nuôi trồng, sản xuất và xuất khẩu. Sau một năm 2023 đầy biến động và thử thách, ngành xuất khẩu...

QNS - Tăng trưởng bền vững, bất chấp khó khăn (Kỳ 2)

CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) là doanh nghiệp có cấu trúc tài chính lành mạnh và duy trì chính sách trả cổ tức tiền mặt đều đặn, QNS là cổ phiếu đáng chú ý...

BCM - Còn nhiều dư địa tăng trưởng (Kỳ 2)

Với làn sóng FDI đổ vào Việt Nam kể từ đầu năm 2024, BCM liên tục phát triển mở rộng các dự án khu công nghiệp (KCN) để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của nhà...

QNS - Tăng trưởng bền vững, bất chấp khó khăn (Kỳ 1)

CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) là doanh nghiệp đứng đầu thị trường sữa đậu nành Việt Nam và là nhà sản xuất đường lớn thứ hai cả nước với mức tăng trưởng...

GDT - Sóng gió đã trôi qua (Kỳ 2)

CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (HOSE: GDT) có rủi ro tài chính ở mức thấp và giá cổ phiếu đang khá hấp dẫn so với kết quả từ mô hình định giá.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98