Maersk: Nhu cầu vận tải biển chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

08/08/2024 09:56
08-08-2024 09:56:37+07:00

Maersk: Nhu cầu vận tải biển chưa có dấu hiệu hạ nhiệt

Trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế Mỹ gia tăng, gã khổng lồ vận tải biển Maersk cho biết công ty không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu suy thoái nào ở Mỹ, khi nhu cầu vận tải vẫn mạnh mẽ.

"Trong vài năm qua, thị trường container vận tải đã thể hiện sự kiên cường đáng ngạc nhiên trước mọi lo ngại về suy thoái”, Vincent Clerc, CEO của Maersk, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với CNBC. Ông nhấn mạnh rằng nhu cầu container thường là một chỉ báo đáng tin cậy về sức mạnh kinh tế vĩ mô.

Vị CEO của Maersk cũng đưa ra những nhận định về tình hình hàng tồn kho ở Mỹ. Mặc dù lượng hàng tồn kho hiện cao hơn so với đầu năm, nhưng theo ông, mức độ này chưa đến mức đáng lo ngại hay báo hiệu một sự suy giảm đáng kể sắp xảy ra. Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận có một số biến động khó đoán trong số liệu của các công ty đang bổ sung hàng tồn kho.

Một điểm sáng khác mà Clerc chỉ ra là đơn đặt hàng từ các nhà bán lẻ và thương hiệu tiêu dùng nhập khẩu vào Mỹ cho tháng tới vẫn duy trì ở mức khá cao. Theo ông, điều này phản ánh niềm tin rằng mức tiêu dùng hiện tại ở Mỹ sẽ tiếp tục được duy trì.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với quan điểm lạc quan này. Tuần trước, lo ngại về suy thoái ở Mỹ đã tăng vọt sau khi một loạt dữ liệu việc làm yếu hơn dự kiến được công bố, gây chia rẽ trong giới chuyên gia kinh tế và các nhà đầu tư.

Theo số liệu mới nhất từ Cục Thống kê Dân số Mỹ, vào tháng 5, hàng tồn kho bán lẻ của Mỹ đã tăng 5.33% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 793.86 tỷ USD. Đồng thời, một báo cáo từ nền tảng cho thuê Container xChange cũng cảnh báo rằng hàng tồn kho đang cao hơn nhu cầu, dự báo môi trường sẽ khó khăn hơn trong thời gian tới đối với các công ty thương mại container, thị trường logistics và các nhà bán lẻ đã tích trữ hàng hóa.

Mặc cho những dự báo trái chiều, ông Clerc vẫn giữ vững quan điểm lạc quan. Ông cho biết Maersk đã ngạc nhiên về khả năng phục hồi của khối lượng container trong những năm gần đây và kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục trong các quý tới. Theo ông, hiện không có dấu hiệu nào cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang hướng tới suy thoái.

Một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng này, theo Clerc, là xuất khẩu của Trung Quốc. Ông cho biết tỷ trọng toàn cầu của container xuất phát từ hoặc hướng tới Trung Quốc đã tăng lên đáng kể.

Tuy nhiên, vị CEO của Maersk cũng cảnh báo rằng tình hình căng thẳng ở Biển Đỏ có thể gây ra thêm áp lực lạm phát. Ông dự đoán việc chuyển hướng các tuyến vận tải quanh Biển Đỏ sẽ tiếp tục ít nhất đến cuối năm nay, dẫn đến nhu cầu tăng về công suất và số lượng tàu để duy trì thương mại toàn cầu.

"Điều này có nghĩa là trong ngắn hạn chi phí sẽ cao hơn”, ông Clerc nhấn mạnh. Ông tiết lộ rằng Maersk đã phải gánh chịu chi phí đáng kể do phải tăng số lượng tàu và container để đáp ứng nhu cầu. Nếu tình hình kéo dài, công ty có thể phải đối mặt với "lạm phát đáng kể" trong cơ cấu chi phí, buộc họ phải chuyển gánh nặng này cho khách hàng. Cụ thể, chi phí cho các tuyến đường từ châu Á đến châu Âu hoặc bờ Đông nước Mỹ có thể tăng từ 20% đến 30%.

Mặc dù vậy, tình hình này không hoàn toàn bất lợi đối với Maersk. Clerc cho biết hạn chế công suất trong ngắn hạn đã tác động tích cực đến biên lợi nhuận của công ty, dẫn đến việc nâng dự báo lợi nhuận lên gấp 3 lần trong những tháng gần đây.

Trong quý 2/2024, Maersk ghi nhận lợi nhuận hoạt động giảm từ 1.346 tỷ USD (cùng kỳ ) xuống còn 623 triệu USD, và doanh thu giảm nhẹ xuống 12/77 tỷ USD. Tuy nhiên, công ty vẫn ghi nhận sự cải thiện đáng kể trong biên lợi nhuận vận tải biển so với hai quý trước đó. Cụ thể, biên lợi nhuận trước lãi vay và thuế đạt 5.6%, một sự phục hồi ấn tượng so với mức -2% và -12,8% của 2 quý liền trước.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đồng Yên mạnh lên, cơn ác mộng carry trade liệu có tái diễn?

Mới đây, một chuyên gia tại BK Asset Management cảnh báo kịch bản hỗn loạn xuất phát từ carry trade đồng Yên hồi tháng 8 có thể tái diễn trong bối cảnh đồng Yên...

Black Myth: Wukong - canh bạc tất tay của nhà đầu tư Daniel Wu

Trong làng game toàn cầu, Black Myth: Wukong đã tạo nên cơn sốt với 18 triệu bản bán ra chỉ trong hai tuần đầu phát hành. Đằng sau thành công vang dội này là câu...

Các gia tộc siêu giàu sẽ kiểm soát 9.5 ngàn tỷ USD vào năm 2030

Theo ước tính của công ty tư vấn Deloitte, tài sản của các gia đình siêu giàu có thể đạt 9.5 ngàn tỷ USD vào năm 2030, tăng 73% so với mức 5.5 ngàn tỷ USD hiện tại...

Khối tài sản của các gia đình siêu giàu ước đạt 9.500 tỷ USD vào năm 2030

Báo cáo của Deloitte dự kiến tổng khối tài sản của các gia đình siêu giàu sẽ tăng 73% đạt 9.500 tỷ USD vào năm 2030 so với mức 5.500 tỷ USD hiện tại.

Fed rục rịch hạ lãi suất, kỷ nguyên nới lỏng tiền tệ đang đến gần

Nếu Fed nới lỏng chính sách tiền tệ tại cuộc họp tiếp theo như dự kiến, quyết định đó sẽ chính thức đánh dấu sự kết thúc của chiến dịch chống lạm phát quyết liệt...

Tổng tài sản của các ETF chủ động sắp cán mốc 1 ngàn tỷ USD

Các ETF chủ động đang tiến tới cột mốc 1 ngàn tỷ USD về tài sản và trở thành một động lực chính thúc đẩy toàn ngành này - một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi lớn...

Thương vụ thâu tóm 14 tỷ USD của Nippon Steel có nguy cơ đổ bể

Trong một diễn biến đầy kịch tính, Tổng thống Joe Biden đang chuẩn bị can thiệp vào một trong những thương vụ sáp nhập gây tranh cãi nhất năm 2024.

“Ông lớn” thương mại điện tử Trung Quốc Alibaba “mở cửa” với WeChat Pay

Các nền tảng Taobao và Tmall của "ông lớn" thương mại điện tử Alibaba sẽ bắt đầu chấp nhận thanh toán bằng WeChat Pay của Tencent.

Mỹ: 6 hãng xếp hạng tín nhiệm bị phạt gần 50 triệu USD vì sai sót nghiêm trọng

Moody's và S&P Global Ratings bị phạt nặng nhất với khoản tiền 20 triệu USD cho mỗi công ty, trong khi Fitch Ratings đã chấp nhận mức phạt 8 triệu USD.

Grab hợp tác BYD đưa 1,000 xe điện vào thị trường Indonesia

Grab - gã khổng lồ gọi xe có trụ sở tại Singapore - vừa công bố kế hoạch bổ sung hơn 1,000 xe điện vào đội xe của mình tại Indonesia. Đáng chú ý, phần lớn số xe này...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98