Những lưu ý khi ký hợp đồng thuê văn phòng
Dịch vụ
Những lưu ý khi ký hợp đồng thuê văn phòng
Cảnh giác với những rủi ro khi thuê văn phòng là điều mà mọi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp cần biết. Thời gian qua, đã có không ít trường hợp “tiền mất, tật mang” khi lơ là trong việc ký kết hợp đồng thuê văn phòng.
Tại các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng hầu hết các tòa tháp trung tâm hạng A đều là “địa bàn” của nhiều tập đoàn lớn. Riêng tại TPHCM, giá cho thuê văn phòng tại các quận trung tâm khá “đắt đỏ” như giá cho thuê văn phòng quận 1 dao động từ 12 - 252 triệu/tháng, hướng đến các doanh nghiệp lớn. Với các tổ chức, doanh nghiệp có quy mô trung bình - nhỏ, có thể chọn thuê văn phòng tại các quận lân cận trung tâm, chẳng hạn như Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình. Hiện nay, giá cho thuê văn phòng Bình Thạnh nằm trong khoảng từ 10 - 140 triệu/tháng, được đánh giá là khá “dễ chịu”. Bên cạnh đó, Tân Bình cũng là địa điểm thuê văn phòng phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô tầm trung. Giá cho thuê văn phòng Tân Bình không có sự chênh lệch quá lớn so với Bình Thạnh.
Ngoài mức giá thì sự phù hợp về vị trí, diện tích và cơ sở vật chất của văn phòng cho thuê cũng rất quan trọng. Việc tìm kiếm văn phòng cho thuê qua các kênh tin rao uy tín về bất động sản sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp có được cái nhìn tổng quan về thị trường, so sánh đánh giá và từ đó đưa ra lựa chọn. Một phần đáng lưu ý và giúp người thuê tránh được rủi ro khi thuê văn phòng chính là hợp đồng cho thuê văn phòng.
Hiện nay có nhiều đối tượng sử dụng các mánh khóe để trục lợi từ sự “nhẹ dạ cả tin” của khách thuê. Có trường hợp mất cả tiền cọc, có trường hợp phải giải quyết nhiều vấn đề rắc rối liên quan đến chi phí phát sinh trong suốt thời gian thuê văn phòng. Sau đây là một số yếu tố cần kiểm tra kỹ lưỡng trong hợp đồng:
Đối tượng của hợp đồng cho thuê chính là văn phòng cần thuê. Vì vậy trong hợp đồng cần có thông tin mô tả chi tiết về đối tượng này, bao gồm chiều dài, chiều rộng, diện tích sử dụng chung, diện tích sử dụng riêng, vị trí tọa lạc và các trang thiết bị khác nếu có. Đồng thời, đơn vị đi thuê và đơn vị cho thuê văn phòng sẽ là hai đơn vị pháp nhân. Cho nên các thoả thuận về quyền và nghĩa vụ của hai bên phải được soạn thảo thành hai văn bản có giá trị pháp lý như nhau.
Bên cạnh hợp đồng thuê thì các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của tòa nhà cũng cần được xác minh làm rõ. Qua đó sẽ giúp người đi thuê không gặp phải các rủi ro bị lừa tiền đặt cọc từ các đối tượng môi giới giả danh.
Đồng thời, chi phí bảo trì, sửa chữa cũng là khoản phí đáng quan tâm khi chọn thuê văn phòng. Hiện nay, pháp luật Việt Nam có quy định về nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê tại Điều 479 của Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, bên đi thuê phải có trách nhiệm bảo quản tài sản trong văn phòng thuê. Còn trường hợp cơ sở hạ tầng bị hỏng không phải do lỗi của công ty thì sẽ do chủ toà nhà sửa chữa. Việc nắm rõ các quy định hiện hành của pháp luật sẽ giúp bên đi thuê bảo vệ được quyền lợi của mình khi xảy ra tranh chấp.
Ngoài ra, còn một số chi tiết cũng cần được thảo luận để đưa vào hợp đồng ví dụ như có những tòa văn phòng chấp nhận trả tiền điện cũng như tiền bảo dưỡng cho những khu vực công cộng nhưng có nơi lại không. Hoặc một số tòa nhà sẽ quy định không cho tăng ca, làm ngoài giờ…, và tính thêm chi phí này. Những điều khoản này có thể sẽ không thích hợp với doanh nghiệp thường có nhu cầu làm việc ngoài giờ.
Nhìn chung, việc đưa vào hợp đồng càng nhiều điều khoản chi tiết và rõ ràng sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp thuê văn phòng tránh được nhiều phiền toái và rủi ro khi thuê văn phòng.