"Rich kid" mở quán cơm tấm cạnh phố đi bộ Nguyễn Huệ lên Shark Tank gọi vốn, chỉ bán 40-50 suất/ngày

27/08/2024 13:31
27-08-2024 13:31:28+07:00

"Rich kid" mở quán cơm tấm cạnh phố đi bộ Nguyễn Huệ lên Shark Tank gọi vốn, chỉ bán 40-50 suất/ngày

"Các startup 'con nhà giàu' cần cẩn thận hơn rất nhiều vì hầu hết đều gặp khó khăn trong vấn đề quản lý P&L", Shark Bình góp ý với Võ Kim Vĩnh, nhà sáng lập 18 tuổi với thương hiệu cơm tấm Double C, đã mở chi nhánh đầu tiên ở cạnh phố đi bộ Nguyễn Huệ nhưng chỉ bán 40-50 suất cơm/ngày.

Xuất hiện tại Shark Tank Việt Nam mùa 7 tập 5, Võ Kim Vĩnh, du học sinh Mỹ 18 tuổi kêu gọi 5 tỷ đồng đổi lấy 12.5% cổ phần của Double C, định vị là một chuỗi nhà hàng cơm tấm fast casual - hiện đại hóa ẩm thực Việt, tiện nghi hơn mô hình fast food (đồ ăn nhanh) truyền thống.

Võ Kim Vĩnh giới thiệu mô hình kinh doanh, với món cơm tấm và bánh mì

Double C phục vụ cơm tấm và bánh mì với giá khởi điểm lần lượt là 20,000 đồng và 15,000 đồng/suất. Khách hàng sẽ chọn thêm món ăn kèm như sườn, bì, chả… với gói 60,000 đồng/5 topping và 70,000 đồng/8 topping. Nguyên liệu đều là nông sản sạch, có khả năng truy xuất nguồn gốc, đóng gói bằng các vật dụng thân thiện với môi trường như hộp đựng cơm làm từ bã mía, nắp nhôm giữ nhiệt, thìa đũa làm bằng gỗ, tre…

Hiện tại, Double C đã mở chi nhánh đầu tiên ở cạnh phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TPHCM), xung quanh là các tòa nhà văn phòng. Kế hoạch đến 2026, mở được 10 cửa hàng, gồm 8 chi nhánh ở Việt Nam và 2 chi nhánh ở nước ngoài.

Từ kim nghiệm với chi nhánh đầu tiên, nhà sáng lập 18 tuổi cho biết chi phí đầu tư một cửa hàng sẽ là 1 tỷ đồng, có 3 nhân viên phục vụ. Riêng chi nhánh hiện tại có năng lực cung cấp 40-50 suất cơm/ngày trong vòng 3 tiếng buổi trưa với chi phí dao động từ 30,000-120,000 đồng/suất. Khách hàng mục tiêu là giới trẻ, nhân viên văn phòng và khách du lịch, khách nước ngoài.

Double C phục vụ cơm tấm và bánh mì với giá khởi điểm lần lượt là 20,000 đồng và 15,000 đồng/suất

Shark Bình góp ý với Võ Kim Vĩnh rằng startup định vị là "cơm tấm sang chảnh" thì giá phải đắt hơn cơm tấm bình dân. Trong khi cơm tấm bình dân hiện tại đã khoảng 50,000 đồng/suất. Cùng quan điểm, shark Hưng phân tích, riêng những vật dụng như hộp thân thiện môi trường, đũa dùng một lần, hộp giấy đã đắt hơn rất nhiều so với hộp nhựa.

Chia sẻ về bức tranh tài chính, Võ Kim Vĩnh cho biết doanh thu hiện tại của Double C là 150 triệu đồng/tháng, lãi ròng 20%. Về cơ cấu giá vốn, Double C chi 40-44 triệu đồng tiền nguyên liệu, 50 triệu đồng tiền mặt bằng, 3 nhân viên có mức lương 9 triệu đồng/tháng.

Số tiền lãi được startup dùng để tái đầu tư nên hiện tại chưa dùng hết số tiền vốn 1 tỷ đồng thực góp ban đầu. Ngoài ra, nhà sáng lập 18 tuổi cũng chia sẻ, ba mẹ là dân kinh doanh thành công nhưng rất "gắt" về tiền bạc và muốn cậu tự đi trên con đường riêng của mình.

Shark Bình bày tỏ quan điểm "startup con nhà giàu", tức là gia đình hoặc hệ sinh thái có điều kiện. "Tôi có một lời khuyên là các bạn càng phải cẩn thận hơn. Bởi vì hầu hết các startup mà tôi đầu tư theo kiểu này đều sớm gặp nhiều khó khăn trong quản lý P&L, chưa kể rất nhiều cạm bẫy: bỏ qua cái nọ, bỏ qua cái kia, không tỉ mẩn cái nọ, không tối ưu cái kia. Đó mới chính là nguyên nhân khiến cho một doanh nghiệp sụp đổ", Shark nói.

Với thương vụ của Double C, Shark Bình từ chối vì startup chưa đáp ứng được tiêu chí có khả năng nhân rộng gấp nhiều lần. Sau đó, lần lượt Shark Thái và Shark Nga cũng từ chối ra "deal".

Trong khi đó, Shark Hưng đề nghị đầu tư 1 tỷ đồng đổi lấy 45% cổ phần, 4 tỷ đồng còn lại sẽ xem xét giải ngân cho chi nhánh tiếp theo tùy vào hiệu quả kinh doanh của chi nhánh hiện tại. Ngoài đầu tư về vốn, shark Hưng sẽ tư vấn thêm cho startup về mô hình kinh doanh, cách thức tối ưu hóa mô hình này để có thể đi xa hơn nữa.

Đánh giá cao việc Double C đi theo xu hướng nâng cấp những món ăn truyền thống, shark Minh Beta đề nghị đầu tư 1.5 tỷ đồng cho 49% cổ phần, 3.5 tỷ đồng còn lại giải ngân dựa trên kết quả kinh doanh thực tế.

Cuối cùng, startup Võ Kim Vĩnh chấp nhận lời đề nghị hợp tác của shark Minh Beta, khép lại thương vụ gọi vốn thành công.

Võ Kim Vĩnh chấp nhận lời đề nghị hợp tác của shark Minh Beta

Tập 5 Shark Tank Việt Nam mùa 7 còn có 2 startup giới thiệu mô hình kinh doanh mới lạ, gồm startup Yeast Era cung cấp sản phẩm protein 100% từ men vi sinh, có thể sản xuất ở bất cứ đâu với quy trình sản xuất không phát thải; website Ranus giúp người dùng dễ dàng mua sản phẩm cá nhân hóa như: áo thun, bình nước, túi tote, ốp lưng điện thoại, sticker cũng như rất nhiều sản phẩm khác.

Kết quả, Yeast Era chọn deal của shark Thái 15 tỷ đồng cho 15% cổ phần kèm điều kiện độc quyền mảng kinh doanh online tại thị trường Việt Nam trong 1 năm. Còn website Ranus đồng ý đề nghị đầu tư của Shark Minh là 2 tỷ đồng đổi lấy 5% cổ phần.

Thế Mạnh

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vượt qua 2 cú sốc, ông chủ Facebook vọt lên giàu thứ 2 thế giới

Hai cú sốc hồi 2018 và 2021 đẩy Facebook lâm vào thế khó. Nhưng sự hồi sinh bất ngờ của Meta Platforms - công ty mẹ của Facebook, đã giúp tài sản ròng của Mark...

Tài sản của các tỷ phú Trung Quốc tăng 130 tỷ USD trong tuần cuối tháng 9/2024

Ông Pony Ma, người đồng sáng lập Tencent Holdings, là một trong những tỷ phú hưởng lợi lớn nhất từ đà phục hồi của thị trường, khi giá trị tài sản của ông tăng gần...

Startup chocolate khiến Shark Phi Vân và Shark Nga quyết không "chung deal", một bên ngỏ ý làm Co-Founder

LadolVita - thương hiệu chocolate của CTCP Sweet Life Việt Nam, startup mở đầu tập 10 Shark Tank Việt Nam mùa 7, được các "cá mập" tấm tắc khen ngon nhưng mô hình...

Ai sẽ thừa kế gia sản Murdoch?

Ông trùm truyền thông Rupert Murdoch, năm nay đã 93 tuổi, nắm trong tay một đế chế truyền thông gồm nhiều tờ báo và đài truyền hình lớn như tờ Wall Street Journal...

Tân Tổng Giám đốc SRF và kế hoạch để dẫn dắt SRF vượt qua thách thức cũ

Được bổ nhiệm vị trí đứng đầu ban điều hành, ông Nguyễn Khoa Đăng, tân Tổng Giám đốc SRF cho biết, đây vừa là thách thức lẫn cơ hội khi Tập đoàn cần giải quyết...

Tỷ phú Mỹ gây chú ý khi tăng cường mua vào cổ phiếu Trung Quốc

Ông Tepper, người sáng lập quỹ đầu tư Appaloosa Management, cho biết quyết định đầu tư vào các tài sản Trung Quốc xuất phát từ sự thay đổi chính sách mới đây của...

Shark người Đức kinh ngạc với startup chế phẩm sinh học 

Bacte - startup chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật xuất hiện trong tập 9 Shark Tank Việt Nam mùa 7 đã khiến "cá mập" người Đức Shark Tillman Schulz phải thốt lên...

5 nguyên tắc đầu tư của tỷ phú sáng lập công ty quản lý vốn lớn nhất thế giới

Từng được tạp chí Forbes mệnh danh là ông vua không ngai của ngành quản lý vốn, tỷ phú Stephen Schwarzman đã đưa Blackstone trở thành công ty quản lý vốn lớn nhất...

4 nguyên tắc hành động giúp Judy Faulkner trở thành tỷ phú từ số vốn 70.000 USD

Người sáng lập và là giám đốc điều hành công ty cung cấp phần mềm hồ sơ y tế Epic Systems, Judy Faulkner, đã gây dựng giá trị tài sản ròng 7,2 tỷ USD gần như từ con...

3 thói quen giúp tỷ phú Jeff Bezos tạo ra khối tài sản hơn 200 tỷ USD

Dù có thể không bao giờ lọt vào danh sách tỷ phú, nhưng bạn vẫn có thể phát triển tài sản bằng cách học tập các chiến lược của một số người giàu nhất thế giới — bao...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98