Rủi ro nào gây áp lực lên lạm phát trong nửa cuối năm 2024?

09/08/2024 11:22
09-08-2024 11:22:36+07:00

Rủi ro nào gây áp lực lên lạm phát trong nửa cuối năm 2024?

Chuyên gia CTCK MB (MBS) cho biết mặc dù tiêu dùng nội địa còn ảm đạm, lạm phát trong nửa cuối năm 2024 sẽ chịu rủi ro bởi nhiều yếu tố nhưng vẫn trong tầm kiểm soát.

Theo MBS, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng nhẹ 0.5% so với tháng trước và tăng 4.4% so với cùng kỳ dưới tác động của mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới có hiệu lực vào đầu tháng và giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới do căng thẳng địa chính trị neo thang.

Trong tháng 7, nhóm thực phẩm và dịch vụ ăn uống (tăng 4.3% so với cùng kỳ) đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng của chỉ số CPI, chủ yếu do nhóm lương thực tăng mạnh với mức tăng 14.4% so với cùng kỳ. Ngoài ra, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng cũng tăng nhẹ 5.6%, do giá điện sinh hoạt tăng trong cao điểm mùa hè. Đặc biệt, nhóm giao thông tăng 4.4% khi giá xăng dầu trong nước tăng 5.9% so với cùng kỳ, theo đà tăng của giá dầu toàn cầu. Thêm vào đó, việc tăng học phí ở một số địa phương đã đẩy chỉ số nhóm giáo dục tăng 8%. Cuối cùng, nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 8.13% do điều chỉnh giá dịch vụ y tế cũng góp phần vào đà tăng của CPI.

Giá xi măng và cát tăng theo giá nguyên liệu đầu vào, chi phí thuê nhà tăng cao cùng với giá điện sinh hoạt tăng 8.6% so với cùng kỳ do EVN điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân kể từ cuối năm ngoái đã đẩy chỉ số giá nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 5.5%. Thêm vào đó, chỉ số nhóm giáo dục tiếp tục tăng (tăng 8.5% so với cùng kỳ) do một số địa phương tăng học phí cũng góp phần làm CPI bình quân chung tăng. Ngược lại, chỉ số giá của nhóm bưu chính và viễn thông giảm 1.36% do giá của các loại điện thoại thế hệ cũ giảm, là yếu tố hạn chế tốc độ tăng của CPI bình quân.

Trung bình 7 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 4.12% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lạm phát cơ bản tăng 2.73%. Mối lo ngại về lạm phát đang dần gia tăng kể từ đầu năm 2024 khi tỷ lệ tăng CPI liên tục leo thang qua các tháng, tiệm cận mục tiêu của Chính phủ là 4.5%.

MBS ước tính CPI có thể tăng trong nửa cuối năm, đưa CPI trung bình cả năm 2024 lên 4.3%, tiệm cận mức mục tiêu của Chính phủ đề ra là 4.5%.

Mặc dù tiêu dùng nội địa còn ảm đạm, lạm phát trong nửa cuối năm 2024 sẽ chịu rủi ro bởi các yếu tố: Thứ nhất, giá thép và vật liệu xây dựng nội địa dự kiến phục hồi lên mức 15 triệu đồng/tấn (tăng 8% so với cùng kỳ) trong năm 2024, nhờ đà tăng của giá thép thế giới và nhu cầu ấm lên ở thị trường Việt Nam. Thứ hai, tỷ giá hối đoái vẫn ở mức cao sẽ có những áp lực nhất định lên chi phí hàng hóa nhập khẩu. Thứ ba, việc tăng lương cơ bản được thực hiện từ ngày 01/07 có thể tác động đến lạm phát trong nước. Ngoài ra, chúng tôi duy trì dự báo giá dầu trong năm 2024 sẽ dao động với biên độ hẹp quanh mức 85 USD/thùng khi OPEC+ đã quyết định duy trì cắt giảm sản lượng đến hết quý 3/2024, cao hơn so với giá dầu trung bình nửa cuối năm 2023”, chuyên gia MBS nêu.

Nguồn: MBS

Khang Di

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chuyên gia VPBankS: Fed hạ lãi suất giúp dòng vốn quay lại Việt Nam cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025

Fed hạ lãi suất dẫn đến dòng tiền di chuyển từ những thị trường đã tăng trưởng nóng sang các thị trường có kỳ vọng tăng trưởng cao hơn như Đông Nam Á, từ đó tạo...

Góc nhìn 17/09: Chỉ mở mua ở vùng hỗ trợ 1,220 và 1,240 điểm?

CTCK Tiên Phong (TPS) khuyến nghị chỉ mở mua ở những vùng hỗ trợ 1,220 và 1,240 điểm. Đối với nhà đầu tư có mức độ chịu đựng rủi ro thấp nên đợi phiên tăng có thanh...

Giúp nhà đầu tư tránh ‘bẫy’ thao túng chứng khoán thế nào?

Các chuyên gia kỳ vọng các chính sách mới, theo hướng yêu cầu công ty kiểm toán kiểm soát chặt báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết, công ty chứng khoán kiểm...

Kỳ vọng gì ở PLX, DHC và SAB?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị nâng giá mục tiêu PLX do kỳ vọng tăng sản lượng tiêu thụ xăng dầu vào năm 2025; DHC khả quan do kỳ vọng biên lãi gộp sẽ...

Bên mua (Buy side) đặt ra tiêu chí thế nào khi tìm hiểu doanh nghiệp?

Các thông tin về pháp lý, tài chính, thương mại… cần được cung cấp chính xác và đầy đủ là một trong những tiêu chí mà bên mua (Buy side) đặt ra tìm hiểu doanh...

Góc nhìn tuần 16 - 20/09: Giao dịch ở vùng 1,240 - 1,250?

TVS duy trì quan điểm thị trường giao dịch quanh vùng hỗ trợ 1,240 - 1,250 trong ngắn hạn do hiện chưa có các thông tin hỗ trợ trong ngắn hạn và mặt bằng thanh...

Chuyên gia DNSE: Lộ trình nâng hạng rõ ràng hơn sẽ là điểm sáng hút vốn ngoại trở lại

Tại talkshow "Cơ hội nào cho chứng khoán cuối năm?" ngày 13/09, nhiều nhà đầu tư gửi câu hỏi bày tỏ băn khoăn, vì sao kinh tế vĩ mô trong nước ngày càng tích cực...

ABS Research: Siêu bão Yagi và hành động của Fed là trọng tâm của vĩ mô tháng 9

Theo báo cáo phân tích của CTCP Chứng khoán An Bình (ABS), tình hình vĩ mô tháng 9 của Việt Nam sẽ xoay quanh hai vấn đề nóng là siêu bão Yagi và hành động của Fed...

VDSC: VN-Index sẽ giao dịch trong biên độ 1,250 - 1,325

Báo cáo chiến lược tháng 9/2024 của Trung tâm phân tích Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) chỉ ra tháng 9 sẽ là thời điểm đánh dấu Fed đảo chiều chính sách tiền tệ. VDSC...

Thị trường IB Việt Nam dưới góc nhìn của chuyên gia Chứng khoán Stanley Brothers

Dịch vụ ngân hàng đầu tư (Investment Banking – IB) đang trở thành mắt xích quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của thị trường chứng khoán (TTCK) và thị...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98