Thủ tướng: Cơ chế đặc thù phát triển TPHCM đã có, cờ đến tay phải hành động

10/08/2024 14:30
10-08-2024 14:30:00+07:00

Thủ tướng: Cơ chế đặc thù phát triển TPHCM đã có, cờ đến tay phải hành động

"Chính sách đặc thù phát triển TPHCM đã có, cờ đã đến tay, phải quyết tâm, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt hơn và chỉ bàn làm, không bàn lùi", nội dung được Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tại buổi làm việc với TP HCM về kết quả kinh tế, xã hội và thực hiện Nghị quyết 98, sáng 10/08.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc sáng 10/08. Ảnh: VGP

Thủ tướng nhấn mạnh TPHCM là đầu tàu kinh tế, là trung tâm lớn ở nhiều lĩnh vực nên Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng luôn lãnh đạo, chỉ đạo khơi thông mọi nguồn lực để thành phố phát triển.

Các bộ ngành, TPHCM quán triệt thực hiện tối đa theo thẩm quyền, phối hợp chặt chẽ những việc quá thẩm quyền, có lộ trình thực hiện nghiêm túc. "Phải ứng xử đúng với một đầu tàu trung tâm", Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng đề nghị nghị TPHCM cần tập trung phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế vốn có; ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục; cố gắng giải ngân hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, địa phương cần tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là lĩnh vực bất động sản.

Đối với vướng mắc về thể chế, Thủ tướng nhìn nhận đây là khó khăn chung của cả nước, đồng thời gợi mở TPHCM từ thực tiễn sinh động đóng góp cho Chính phủ hoàn thiện hơn. Riêng luật Đầu tư công, Thủ tướng cho biết hiện còn nhiều vướng mắc, Bộ KH-ĐT thống kê có 52 nhiệm vụ cần tháo gỡ, Chính phủ đang tập trung để trình Quốc hội sửa đổi vào kỳ họp cuối năm.

Chia sẻ bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nhấn mạnh khi đã xác định mục tiêu rồi thì chỉ bàn làm không bàn lùi, chỉ tiến chứ không lùi, đồng thời chấn chỉnh kỷ luật kỷ cương hành chính, không đùn đẩy, phát huy tinh thần dám nghĩ dám làm.

TPHCM cần phát huy "6 tiên phong"

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu TPHCM quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt hơn, phát huy các cơ chế, chính sách đặc thù hiệu quả hơn với tinh thần “6 tiên phong", gồm:

Tiên phong trong đổi mới tư duy, phát triển đồng bộ, toàn diện, bao trùm, tổng thể, hiệu quả bền vững, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể. Tiên phong trong chuyển đổi số và phát triển đô thị thông minh, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm.

Tiên phong trong phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, lập nghiệp. Tiên phong trong phát triển các ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao. Tiên phong trong phát triển nhân lực chất lượng cao, chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực trọng tâm. Tiên phong trong thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội, công bằng tiến bộ xã hội, không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thủ tướng chỉ đạo TPHCM quán triệt, cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội về phát triển vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM, hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra năm 2024, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả năm đạt 7.5-8%.

Đồng thời, thành lập Tổ chuyên trách nhằm tháo gỡ ngay những vấn đề, vướng mắc phát sinh. Phát huy mạnh mẽ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Triển khai đồng bộ các giải pháp kích thích kinh tế, kích cầu đầu tư, tiêu dùng; kiểm soát giá cả, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Cùng với đó, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tập trung cho các dự án lớn, trọng điểm. Kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi tối đa cho người dân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh; quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp, phân quyền trong xử lý công việc; nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh. Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia, xây dựng đô thị thông minh, Đề án 06 và tăng cường triển khai dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Thủ tướng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và bảo vệ môi trường. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; tập trung hình thành các trung tâm giáo dục, đào tạo hàng đầu trong nước, khu vực và quốc tế.

Tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ phẩm chất, năng lực, nhất là người đứng đầu, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, TP HCM phải phát huy vai trò quan trọng là "hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng", là "thành phố văn minh, hiện đại, năng động sáng tạo", là "trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của cả nước".

Tùng Phong

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tăng cường công tác điều tiết hồ chứa thủy điện để giảm thiểu lũ về hạ lưu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 94/CĐ-TTg ngày 12/9/2024 về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các...

Thủ tướng: Nghiên cứu mở rộng cơ chế huy động nguồn lực cho phát triển

Chiều 11/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về một số nội dung. Cùng tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, lãnh đạo các bộ...

Vốn đầu tư công chậm và câu chuyện tiền thừa chưa tiêu

Bất chấp những nỗ lực của Chính phủ trong việc duy trì chính sách tài khóa mở rộng, lượng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước vẫn tăng trưởng chậm chạp và chưa đạt...

Xuất siêu tăng vọt trong tháng 8 – Thời gian tới sẽ ra sao?

Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 có thể đạt mức kỷ lục mới, nhưng liệu thành tích xuất siêu trong tháng 8 vừa qua sẽ lặp lại trong những tháng kế tiếp? Và yếu tố nào có...

Kinh tế Mỹ đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024, bầu cử Tổng thống Mỹ có thay đổi điều đó? 

Nền kinh tế Mỹ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam trong năm 2024. Mặc dù vậy, sự thúc đẩy mà kinh tế Việt Nam đang nhận được từ nền kinh tế...

Thủ tướng: Đề xuất mục tiêu đưa nước ta thuộc nhóm 30-35 nền kinh tế lớn trên thế giới

Sáng 9/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng (Tiểu ban Kinh tế - Xã hội) chủ trì...

Kinh tế số không thể thiếu tài sản số

Tài sản số đang dần trở thành một phần không thể thiếu của nền kinh tế số, không chỉ tại Việt Nam mà còn trên toàn cầu. Việt Nam đang trên đường xây dựng một khung...

Thủ tướng chỉ đạo các địa phương xuất cấp gạo dự trữ sau bão số 3

Sáng 08/09, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina...

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại 3 năm trước

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024 diễn ra trong ngày 07/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98