Bộ Tài chính muốn quản lợi nhuận doanh nghiệp?

05/09/2024 10:36
05-09-2024 10:36:23+07:00

Bộ Tài chính muốn quản lợi nhuận doanh nghiệp?

Sau khi lắng nghe ý kiến doanh nghiệp và các bộ, ngành, Bộ Tài chính thay đổi nhiều quy định trong quản lý vốn đầu tư nhà nước như: Không quản lý doanh nghiệp (DN) cấp 2, giảm đầu mối DN phải xin ý kiến Thủ tướng khi bổ nhiệm lãnh đạo. Tuy nhiên, việc phân phối lợi nhuận của DN nhà nước ra sao khi Nhà nước không nắm giữ nhiều vốn tại doanh nghiệp là vấn đề còn tranh luận.

Bộ Tài chính vừa công bố dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại DN mới nhất. Tại dự thảo này, về tỷ lệ trích lập Quỹ Đầu tư phát triển tại DN từ lợi nhuận sau thuế, Bộ Tài chính đề xuất 3 phương án: trích tối đa 50%, 80% và để lại 100%.

Đối với phương án trích tối đa 50% lợi nhuận sau thuế, Bộ Tài chính ước tính, số nộp ngân sách từ nguồn lợi nhuận, cổ tức được chia giảm 19.847 tỷ đồng (căn cứ quyết toán thu ngân sách nhà nước năm 2021 từ cổ tức, lợi nhuận, lợi nhuận sau thuế). Phương án trích tối đa 80% lợi nhuận sẽ khiến ngân sách giảm khoảng 49.616 tỷ đồng. Phương án để lại 100% lợi nhuận sau thuế tại doanh nghiệp khiến ngân sách giảm 69.463 tỷ đồng. Bộ Tài chính nghiêng về phương án trích tối đa 80%.

Bộ Tài chính đề xuất điều chuyển Quỹ Đầu tư phát triển DN trong khi nhiều doanh nghiệp mong được giữ lại. (Ảnh minh họa)

“Phương án trích tối đa 80% lợi nhuận DN vào Quỹ Đầu tư phát triển tại DN làm giảm số nộp ngân sách nhà nước nhưng không mất đi. Số tiền này được để lại đầu tư vốn vào DN, trong trường hợp cần thiết cơ quan có thẩm quyền vẫn quyết định nộp về ngân sách”, Bộ Tài chính cho biết.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đề xuất thêm quy định nhằm “quản” Quỹ Đầu tư phát triển tại DN. Theo điểm c, Khoản 3, Điều 10 dự thảo luật, Bộ Tài chính có nhiệm vụ, quyền hạn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định nộp về ngân sách nhà nước từ nguồn Quỹ Đầu tư phát triển tại DN; điều chuyển Quỹ Đầu tư phát triển tại DN có vốn nhà nước đầu tư giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn.

Quy định này vấp phải sự phản đối từ đơn vị. Góp ý cho dự thảo, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đề nghị ban soạn thảo làm rõ các trường hợp điều chuyển Quỹ Đầu tư phát triển tại DN giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn và kiến nghị lược bỏ quy định việc điều chuyển quỹ này.

“DN làm ăn có lãi, có nguồn để trích lập Quỹ Đầu tư phát triển tại DN nhưng lại bị điều chuyển sẽ gây tác dụng ngược, không khuyến khích, không tạo động lực cho DN. Khi bị điều chuyển quỹ, DN sẽ thiếu hụt nguồn thực hiện dự án đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, tăng cường năng lực quản trị, nguồn lực, ảnh hưởng lớn tới hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp”, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương phân tích.

Bên cạnh đó, các ý kiến cũng cho rằng, Quỹ Đầu tư phát triển DN thuộc vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, Quỹ Đầu tư phát triển DN thuộc sở hữu của các cổ đông, bên tham gia góp vốn. Nhà nước chỉ là một trong số các cổ đông, thành viên góp vốn. Nếu điều chuyển Quỹ Đầu tư phát triển DN gây thiệt hại đến quyền và lợi ích của cổ đông, bên tham gia góp vốn khác.

“Trong tình hình biến động, nguồn vốn chủ sở hữu (trong đó có Quỹ Đầu tư phát triển DN được trích hằng năm) giúp đảm bảo “sức đề kháng” của DN trước rủi ro, biến động khó lường. Việc điều chuyển trực tiếp quỹ này giữa các doanh nghiệp100% vốn nhà nước không phù hợp, có thể ảnh hưởng quyền, lợi ích hợp pháp của các cổ đông/thành viên góp vốn khác”, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương cho biết.

Giải trình kiến nghị, Bộ Tài chính cho biết, Quỹ Đầu tư phát triển DN được hình thành từ vốn chủ sở hữu tại DN, sau khi có quyết định tăng vốn điều lệ từ Quỹ đầu tư phát triển DN thì quỹ này mới được gọi là vốn của DN. Do đó, chủ sở hữu có quyền thu về ngân sách nhà nước, điều chuyển hoặc để lại tăng vốn điều lệ tương ứng với tỷ lệ phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

Làm rõ việc phân cấp quản lý, giám sát, nhân sự

Một trong những thay đổi của Bộ Tài chính tại dự thảo đưa doanh nghiệp cấp 2 (DN F2) không phải là đối tượng điều chỉnh của luật. Bộ Tài chính đã hoàn chỉnh dự thảo luật trong đó bỏ đối tượng DN có vốn nhà nước đầu tư khác. DN có vốn nhà nước đầu tư là DN, tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các luật chuyên ngành khác có vốn đầu tư của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn tại doanh nghiệp.

Đối với nhân sự, dự thảo cũng đề xuất giảm 21 đầu mối doanh nghiệp thuộc diện Thủ tướng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, kỷ luật lãnh đạo (với chức danh chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị). Dự kiến chỉ có 7 tập đoàn, tổng công ty lớn sẽ do Chính phủ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo (gồm: Công nghiệp viễn thông quân đội; Bưu chính viễn thông; Công nghiệp than khoáng sản; Dầu khí; Điện lực; Hóa chất, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam).

Dự thảo luật cũng đẩy mạnh phân cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án của DN. Theo đó, dự án có tổng mức đầu tư từ 20.000 tỷ đồng trở lên do Quốc hội quyết định; Thủ tướng quyết định dự án từ 5.000 tỷ đồng đến dưới 20.000 tỷ đồng. Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn quyết định chủ trương dự án đầu tư 1.000 tỷ đồng đến dưới 5.000 tỷ đồng hoặc có tổng mức đầu tư bằng 50% vốn điều lệ. Các dự án đầu tư ngoài thẩm quyền của các cơ quan nêu trên không phải lập và đề nghị phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.

Trao đổi với phóng viên, ông Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cho biết, các phương án về tỷ lệ để lại lợi nhuận sau thuế, Bộ Tài chính cân nhắc phù hợp với nguồn thu ngân sách nhà nước. Đối với đề xuất điều chuyển Quỹ đầu tư phát triển DN giữa giữa các DN, ông Lực cho rằng, chỉ nên tập trung điều chuyển trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty.

“Việc này tương tự cơ cấu lại nội bộ trong tập đoàn, tổng công ty. Đề xuất điều chuyển Quỹ đầu tư phát triển DN từ tập đoàn, tổng công ty này sang đơn vị khác cần nghiên cứu cẩn trọng, tránh ảnh hưởng tới hoạt động của DN”, ông Lực cho biết.

Đối với quy định phân cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án, ông Lực đề xuất, cần đẩy mạnh hơn nữa phân cấp quyết định chủ trương đầu tư...

Ngọc Linh

Tiền phong





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3 được gia hạn nộp thuế

Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế vừa có văn bản gửi các Cục Thuế hướng dẫn các giải pháp hỗ trợ tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (DN) bị tổn thất do bão số 3 và mưa lũ...

HoREA đề xuất áp thuế TNDN 18% đối với doanh nghiệp quy mô vừa

Trong khuôn khổ góp ý dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng cần có sự ưu đãi về thuế thu nhập doanh...

Newtecons bị gọi nhầm tên trong danh sách nợ thuế của Hải Phòng

Cục thuế thành phố Hải Phòng công khai danh sách 893 đơn vị nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước với tổng số tiền nợ tại thời điểm 31/07/2024...

Đề xuất bỏ quy định miễn thuế giá trị gia tăng với hàng hóa có trị giá nhỏ

Tổng cục Hải quan sẽ báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương...

Tám tháng đầu năm 2024, NSNN bội thu hơn 231 ngàn tỷ

Theo Tổng cục Thống kê, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tám tháng năm 2024 ước tăng 17.8% so với cùng kỳ năm trước. Chi ngân sách Nhà nước ước tăng 1.9% so với cùng...

Vẫn khó quản lý thuế từ hoạt động livestream bán hàng

Từ đầu năm đến nay, doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử là 1,98 triệu tỷ đồng, số thuế đã nộp gần 55.000 tỷ...

Thủ tướng yêu cầu phấn đấu tăng thu, tiết kiệm chi, bảo đảm giữ vững cân đối NSNN

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85/CĐ-TTg ngày 2/9/2024 về điều hành dự toán ngân sách nhà nước, gửi Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang...

VAMA đề xuất giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe hybrid

Tại hội thảo “Giảm phát thải ngành ô tô: Nhiều lối đi - Một đích đến” ngày 29/08 ở Hà Nội, chuyên gia VAMA chỉ ra lý do tại sao nên giảm thuế tiêu thụ đặc biệt...

Nhiều ĐBQH đề xuất không đưa mặt hàng phân bón vào diện chịu thuế suất 5%

Nhiều đại biểu Quốc hội chuyên trách cho rằng lập luận "áp thuế VAT 5% với phân bón sẽ giúp doanh nghiệp được khấu trừ, hoàn thuế, có dư địa giảm giá bán" là không...

Sau đại án SCB, Bộ Tài chính muốn tăng mức phạt gấp 30 lần với kiểm toán độc lập

Bộ Tài chính đề xuất nâng mức phạt tối đa từ 100 triệu đồng lên 3 tỷ đồng, tăng gấp 30 lần đối với vi phạm về kiểm toán độc lập để đủ sức răn đe. Thời hiệu xử phạt...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98