Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

11/09/2024 08:14
11-09-2024 08:14:00+07:00

Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Lạm phát ở Mỹ và các nước Eurozone gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2%; trong khi các nước đang phát triển cũng ghi nhận lạm phát giảm mạnh.

Người tiêu dùng chọn mua hàng tại siêu thị ở California, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Hai năm sau khi vọt lên ở mức 8-9%, lạm phát ở Mỹ và các nước Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2% trong khi các nước đang phát triển cũng ghi nhận lạm phát giảm mạnh.

Theo dữ liệu từ JPMorgan, tỷ lệ lạm phát trung bình ở các thị trường mới nổi, được tính theo quy mô nền kinh tế, đã giảm từ 7,6% xuống 3,8%. Dù vậy, vẫn có những lý do khiến giới chuyên gia chưa thể khẳng định thế giới đã chiến thắng lạm phát.

Bài phân tích mới đăng trên tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) đã chỉ ra 4 lý do chính.

Đầu tiên, mặc dù tỷ lệ lạm phát toàn phần đã giảm mạnh, lạm phát dịch vụ vốn có xu hướng dai dẳng hơn, gần đây đã giảm tốc độ "hạ nhiệt." Nếu tách riêng các nhóm chỉ số lạm phát, theo nhóm hàng dễ dao động (gồm một loạt các mặt hàng có giá thay đổi thường xuyên) và nhóm mặt hàng có giá thay đổi tương đối chậm, xu hướng giảm lạm phát không giống nhau. Điều này cho thấy lạm phát đã giảm nhưng chưa hết.

Thứ hai, các nhà đầu tư đang đánh giá thấp mức độ lạm phát của thế giới trong những năm gần đây.

Thời kỳ ổn định lớn (tức là giai đoạn lạm phát thấp và ổn định kinh tế tương đối sau những năm 1980) đã qua từ lâu. Hiện nay, các cú sốc địa chính trị dễ xảy ra hơn và chắc chắn sẽ gây ra nhiều gián đoạn nguồn cung hơn. Bên cạnh đó, các chính sách bảo hộ và xung đột quân sự, tiếp tục là rủi ro lớn đối với lạm phát.

Thứ ba, nợ công toàn cầu - vốn đã cao trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, tăng mạnh, khiến các ngân hàng trung ương khó kiểm soát lạm phát hơn.

Tại Mỹ, các chính trị gia từ cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ dường như đều có niềm tin vào sự ổn định của thị trường nợ lớn nhất và an toàn nhất thế giới này nhưng sự lãng phí tài chính dai dẳng có nguy cơ làm bùng phát lại lạm phát và đến một lúc nào đó, sẽ khiến thị trường trái phiếu trở nên hỗn loạn.

Thứ tư, lạm phát không phải là yếu tố duy nhất quyết định việc thực hiện chính sách tiền tệ. Sự ổn định tài chính là một cân nhắc quan trọng khác, đặc biệt trong bối cảnh bong bóng bất động sản gây ra mối đe dọa cho nền kinh tế.

Hiện nay, khi lạm phát giảm, một số ngân hàng trung ương lớn, như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Anh, đã bắt đầu giảm lãi suất. Ngày 23/8, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cũng cho biết "đã đến lúc điều chỉnh chính sách," không chỉ vì sắp đạt được mục tiêu về lạm phát mà còn vì sự phục hồi thị trường lao động Mỹ.

Ngân hàng Deutsche Bank lưu ý: "Với chính sách hiện đang trở nên lỏng lẻo hơn, về nhiều mặt, đây chính xác là thời điểm cần thận trọng."

Theo tác giả bài phân tích, may mắn đóng một vai trò trong quá trình giảm lạm phát, việc một số nền kinh tế có được kịch bản hạ cánh mềm không hoàn toàn do "công" của các ngân hàng trung ương nên càng phải thận trọng trong việc nới lỏng chính sách, đặc biệt là khi xét đến rủi ro của các cú sốc về nguồn cung tiếp theo vào thời điểm vẫn còn một số loại lạm phát.

Hơn nữa, nhiều ngân hàng trung ương cần duy trì chính sách tương đối chặt chẽ để duy trì sự ổn định tài chính, đặc biệt là ở các nền kinh tế đang trải qua cơn sốt bất động sản. Cú sốc lạm phát toàn cầu tồi tệ nhất đã qua nhưng nguy cơ lạm phát tăng trở lại, thậm chí tăng mạnh, là rất lớn.

Các ngân hàng trung ương có thể đã giữ lãi suất ở mức quá cao trong thời gian quá dài. Dù vậy, việc cắt giảm lãi suất quá nhanh có thể gây tốn kém hơn./.

Lê Ánh

Vietnamplus





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tín hiệu mới về gói kích thích từ Trung Quốc

Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lan Fo'an nói với các phóng viên vào thứ Bảy trong một cuộc họp báo rằng Chính phủ trung ương có dư địa để tăng nợ và thâm hụt.

Giới đầu tư Trung Quốc mong chờ gói kích thích mới 283 tỷ USD

Các nhà đầu tư và phân tích kỳ vọng Trung Quốc sẽ triển khai gói kích thích tài khóa mới lên tới 2,000 tỷ Nhân dân tệ (283 tỷ USD) khi Bắc Kinh tìm cách củng cố nền...

PBOC khởi động công cụ 71 tỷ USD để vực dậy thị trường chứng khoán

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa công bố một công cụ thanh khoản mới trị giá 500 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 70.6 tỷ USD). Đây là một phần trong gói kích...

Hàn Quốc hạ lãi suất lần đầu sau gần 2 năm

Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã cắt giảm lãi suất cơ bản 25 điểm cơ bản xuống 3.25%, đánh dấu lần đầu tiên xứ sở kim chi hạ lãi suất kể từ khi Fed bắt đầu...

Tin buồn của Fed: CPI Mỹ tăng nóng hơn dự báo trong tháng 9

Lạm phát tiêu dùng của Mỹ bất ngờ tăng mạnh hơn dự báo khi các quan chức Fed đang cân nhắc bước đi kế tiếp, theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ.

Fed bất đồng về chính sách tại cuộc họp tháng 9

Chủ tịch Fed Jerome Powell khó có thể thuyết phục được ủy ban chính sách của mình thực hiện một đợt cắt giảm lãi suất lớn khác chừng nào thị trường lao động còn...

Nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới TSMC đạt doanh thu vượt xa dự báo

Theo ước tính của hãng tin Reuters, doanh thu của TSMC - nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, trong giai đoạn từ tháng 7-9 ước đạt 759,69 tỷ đôla Đài...

Mỹ cân nhắc chia tách Google

Bộ Tư pháp Mỹ đã nói với một thẩm phán liên bang rằng họ đang cân nhắc khuyến nghị buộc Google phải bán một phần hoạt động để giảm bớt tác hại do việc độc quyền thị...

New Zealand giảm lãi suất 50 điểm cơ bản

Trong một động thái được nhiều nhà phân tích dự đoán trước, Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) đã quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 50 điểm cơ bản, đưa mức...

Nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn “nguy hiểm”?

Nền kinh tế toàn cầu đang bước vào "giai đoạn nguy hiểm" chưa từng có khi căng thẳng ở Trung Đông vẫn còn ở mức cao, theo nhận định của Phó Chủ tịch S&P Global...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98