Cần Thơ: Đẩy mạnh công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

09/09/2024 16:02
09-09-2024 16:02:00+07:00

Cần Thơ: Đẩy mạnh công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thời gian qua, việc triển khai thực hiện công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) theo Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã đạt những kết quả tích cực, thúc đẩy doanh nghiệp khởi sự, góp phần quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội.

Từ khi Luật Hỗ trợ DNNVV năm 2017 và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP có hiệu lực đến nay, các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện trên địa bàn TP. Cần Thơ đã có nhiều nỗ lực trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp, thu hút đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh; đặc biệt việc triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ DNNVV ngày càng được các cấp, các ngành thành phố quan tâm hơn, nhận được sự hưởng ứng, ghi nhận tích cực của cộng đồng doanh nghiệp.

Nhờ đó, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trên địa bàn TP. Cần Thơ trong thời gian qua có nhiều khởi sắc, bình quân có trên 1,500 doanh nghiệp thành lập mới mỗi năm (riêng trong năm 2023 có đến 1,704 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký kinh doanh 12,930 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, tỷ lệ doanh nghiệp quay trở lại tham gia vào nền kinh tế cũng đạt trên 36.3%/năm. Đến nay, tỷ lệ doanh nghiệp bình quân của Cần Thơ đạt 8.39 doanh nghiệp/1,000 dân, cao hơn mức trung bình cả nước. Điều này cho thấy, việc đẩy mạnh công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy khởi sự doanh nghiệp của chính quyền TP. Cần Thơ đã phát huy hiệu quả. Theo đó, cộng đồng doanh nghiệp ngày càng lạc quan hơn vào việc sản xuất kinh doanh trên địa bàn thông qua việc thành phố kích hoạt nhiều cơ chế khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp như tiếp cận nguồn vốn, đất đai, thị trường, công nghệ,… tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các DNNVV phát triển.

Mặc dù đạt được những kết quả khả quan, nhưng thực tiễn cho thấy, việc triển khai công tác hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNVV còn một số hạn chế nhất định. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, đóng của còn ở mức cao, trong tháng 8/2024 tổng số doanh nghiệp giải thể tự nguyện và đăng ký tạm ngưng hoạt động là 68, bằng 44% số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trở lại cũng chỉ đạt 34 , giảm 10.5% so với tháng trước. Đồng thời, doanh nghiệp còn chưa nắm bắt, tiếp cận kịp thời đối với nhiều nội dung hỗ trợ, ví dụ như hỗ trợ bảo chứng cho sản phẩm doanh nghiệp hướng đến môi trường và sức khỏe, hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh doanh bao trùm, thương mại điện tử.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị định số 80/2021/NĐ-CP, khắc phục những khó khăn, hạn chế, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP. Cần Thơ và Chủ tịch UBND các quận, huyện trong những tháng còn lại năm 2024 tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp hỗ trợ DNNVV như sau:

Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu tư vấn viên cho các bộ, ngành trung ương để công nhận tư vấn viên thuộc ngành, lĩnh vực quản lý để mở rộng mạng lưới tư vấn viên hỗ trợ DNNVV; chia sẻ cơ sở dữ liệu tư vấn viên đã được Bộ, ngành trung ương công nhận cho các Sở, ban, ngành chuyên ngành, tạo thuận lợi trong công tác hỗ trợ DNNVV trên địa bàn thành phố.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác hỗ trợ DNNVV có trọng tâm, trọng điểm, sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước. Hỗ trợ DNNVV phục hồi sản xuất kinh doanh thông qua ứng dụng các nền tảng công nghệ số để chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, hỗ trợ bán hàng trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; hỗ trợ tư vấn đổi mới công nghệ; phát triển nguồn nhân lực cho DNNVV; hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị, đặc biệt trong các ngành xuất khẩu chủ lực của TP. Cần Thơ, các ngành có tiềm năng, lợi thế.

Tham mưu UBND thành phố đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng cứng (mặt bằng sản xuất, điện, nước, vốn, công nghệ,…) và hạ tầng mềm (cơ chế chính sách ưu đãi, đào tạo nguồn lực, chương trình, kế hoạch, đề án hỗ trợ DNNVV) tạo tiền đề thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược trong hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn và năng lực mới.

Đổi mới công tác truyền thông các chính sách hỗ trợ DNNVV để thu hút sự tham gia của các DNNVV có nhu cầu tiếp cận, thụ hưởng chính sách. Tăng cường nâng cao nhận thức, đào tạo tư vấn cho doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, năng lực để đáp ứng các yêu cầu của thị trường và quy định pháp lý trong nước và quốc tế về kinh doanh bền vững.

Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 66/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.

Chủ động triển khai các đạo luật quan trọng vừa được Quốc hội thông qua như: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng đến cộng đồng DNNVV; kịp thời cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho doanh nghiệp trong áp dụng, thực thi pháp luật, chú trọng đẩy mạnh truyền thông, phổ biến để các đối tượng có liên quan tiếp cận, nghiên cứu và thực thi có hiệu quả.

Kịp thời tổng hợp các kiến nghị, khó khăn và vướng mắc của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý để xử lý hoặc chuyển tới cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Đinh Tấn Phong

FILI



TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ GTVT: 10 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đoạn từ tỉnh Hà Tĩnh đến Khánh Hòa cần gần 20 triệu m3 đá

Thông tin về tình hình cung ứng vật liệu thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (giai đoạn 2), Bộ GTVT cho biết, đối với 10 dự án...

TPHCM giải ngân 63.000 tỷ đồng trong trong 3 tháng cuối năm thế nào?

Chủ tịch TPHCM cho biết, thành phố đã có kế hoạch giải ngân 63 nghìn tỷ đồng trong thời gian còn lại của năm với việc phân loại vốn, dự án để hoàn thành mục tiêu đề...

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tham gia sản xuất, tiêu thụ và tham gia vào thị trường điện

Thủ tướng yêu cầu tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân tham gia sản xuất, tiêu thụ và tham gia vào thị trường điện.

134 doanh nghiệp Nhà nước lỗ hơn 115.000 tỷ đồng

Tính đến cuối 2023, 134 doanh nghiệp có vốn Nhà nước lỗ lũy kế 115.270 tỷ đồng (khoảng 4,6 tỷ USD), theo báo cáo của Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 8/10/2024 đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Chỉ số niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam gia tăng

Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý 3 tăng lên 52 so với cùng kỳ năm 2023 là 45,1 và đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ trong một năm đầy biến động trước các yếu tố...

Cuộc đua nước rút để đảm bảo mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công 95%

Sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, việc tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, sự nỗ lực của các bộ, ngành và địa phương là những yếu tố then chốt trong cuộc đua nước...

Chấm dứt xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc từ năm 2030

Từ ngày 1-1-2030, hàng hoá chỉ được làm thủ tục xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu quốc tế; cửa khẩu chính.

Làm thế nào thu hút dòng vốn chip bán dẫn vào Việt Nam?

Việt Nam có tiềm năng lớn để thu hút dòng vốn FDI, đặc biệt trong lĩnh vực chip bán dẫn, nếu biết tận dụng cơ hội thông qua cải thiện hạ tầng, chính sách thu hút...

Hủy thầu 13 trạm dừng nghỉ trên cao tốc do quy định mới

Do các yếu tố khách quan, trong quá trình tổ chức phải thực hiện gia hạn hồ sơ mời thầu 13 trạm dừng nghỉ để cập nhật vốn đầu tư dự án theo suất vốn đầu tư mới được...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98